Phí sàn TMĐT tăng cao - Giải pháp nào cho doanh nghiệp bản lẻ?
Thương mại điện tử (TMĐT) đóng vai trò nòng cốt, thậm chí là kênh bán hàng “sống còn" trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều sàn TMĐT đã mở ra cơ hội cho thương hiệu, bất kể quy mô lớn nhỏ, có thể dễ dàng gia nhập thị trường béo bở này. Tuy nhiên, việc quá lệ thuộc vào việc kinh doanh trên một kênh bán hàng duy nhất như sàn TMĐT có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn.
1. Doanh nghiệp than phiền vì phí sàn thay đổi liên tục
Doanh nghiệp khi muốn bán sản phẩm trên gian hàng TMĐT sẽ phải trích một phần doanh thu và chia lại cho sàn TMĐT đó, tạm gọi là phí sàn, thường sẽ bao gồm hai loại phí cần phải chi trả gồm: Phí thanh toán và Phí cố định/Phí dịch vụ (các sàn TMĐT khác nhau sẽ có các loại phí sàn khác nhau).
Phí thanh toán là khoản phí giao dịch trên mỗi đơn hàng thành công. Còn Phí dịch vụ là loại phí mà người bán phải trả cho các gói đăng ký sử dụng dịch vụ của sàn, nếu không sử dụng dịch vụ thì người bán phải trả Phí cố định thay thế vào đó.
Phí sàn TMĐT tăng cao khiến doanh nghiệp phải bỏ quả nhiều chi phí hơn cho mỗi đơn hàng
Trước đây, các khoản phí này được nhiều người đánh giá là ở mức hợp lý và sẵn lòng chi trả. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang than phiền vì các sàn TMĐT liên tục điều chỉnh và tăng các khoản phí sàn. Một số sàn tăng phí 1-2 lần năm thì doanh nghiệp còn gồng được, nhưng có sàn tăng đến 3-4 lần/năm gây ra nhiều khó khăn cho người bán. Phí sàn tăng trong khi chất lượng dịch vụ không được cải thiện, người bán không được hưởng thêm lợi ích.
Điển hình là một sàn TMĐT lớn tại thị trường Việt Nam trong năm 2023 vừa qua đã thực hiện điều chỉnh Phí thanh toán 2 lần, cụ thể mức tăng lần 1 từ 2,5% lên 3% áp dụng ngày 2/1/2023 và lần 2 tăng lên 4% áp dụng từ ngày 1/9/2023.
Một doanh nghiệp bán hàng trên sàn TMĐT chia sẻ: “Con số này không lớn nhưng để một doanh nghiệp bán được trên sàn TMĐT thì chúng tôi chi trả thêm phí cố định, mua thêm các gói khuyến mãi, phí ship, phí thầu cho dịch vụ hiển thị... các phí này 22-23% doanh thu của một đơn hàng. Như vậy, tính hết các chi phí thì đây là tỷ lệ khá cao” - Trích dẫn từ báo Công An Nhân Dân (29/9/2023).
Trước những khó khăn liên quan đến việc các sàn thương mại điện tử tăng phí sàn, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến rằng, đây là “sân chơi” của các sàn TMĐT, doanh nghiệp mua dịch vụ của họ thì phải chấp nhận, phí sàn tăng cao thì cũng phải “đu” theo. Tuy nhiên, kinh doanh online không có nghĩa là chỉ bán sản phẩm trên các sàn TMĐT mà doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh, để không lệ thuộc vào một kênh bán duy nhất.
Trong bối cảnh như vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chuyển dịch sang giải pháp xây dựng các website TMĐT để bán hàng và biến website trở thành kênh kinh doanh và tiếp thị cốt lõi cho chiến lược phát triển của thương hiệu.
2. Xây dựng website thương mại điện tử đang là xu hướng thịnh hành
Dù đầu tư ban đầu có thể đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể, nhưng việc sở hữu một website TMĐT riêng sẽ mang lại lợi ích dài hạn bằng cách giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn các loại phí sàn từ các sàn TMĐT. Đối với các doanh nghiệp có quy mô và doanh thu hàng năm lớn, chi phí để bỏ ra để phát triển một website bán hàng có thể chỉ ngang ngửa với số phí sàn TMĐT doanh nghiệp phải trả trong 2-3 tháng và chi phí duy trì cũng không quá cao, nhưng hạn sử dụng lên đến vài chục năm và có thể nâng cấp tùy chỉnh phù hợp theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp theo từng giai đoạn.
Việc phát triển một website TMĐT còn giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn nhờ việc đa dạng hoá các kênh bán hàng, không chỉ dựa vào một sàn TMĐT duy nhất. Điều này giúp tăng cường sự linh hoạt trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng và giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một nền tảng.
Bên cạnh đó, website cũng là kênh tiếp thị hiệu quả cho thương hiệu. Thông qua việc quảng bá sản phẩm, triển khai các chiến dịch digital marketing và tương tác với khách hàng qua website, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Cuối cùng, vì là kênh bán hàng sở hữu độc quyền nên doanh nghiệp có khả năng tạo ra trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa tối ưu nhất cho khách hàng. Bằng cách tùy chỉnh giao diện, cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết và cung cấp các tính năng tương tác phù hợp với thương hiệu, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội chuyển đổi và nâng cao đáng kể trải nghiệm của khách hàng.
Để triển khai chiến lược phát triển một website TMĐT, các doanh nghiệp cần có một đối tác đủ thấu hiểu, đồng hành sâu sát để tư vấn và thực thi giải pháp đạt một cách hiệu quả. JAMstack Vietnam là đối tác tăng trưởng kinh doanh đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam với 3 nhóm giải pháp chính, bao gồm: Giải pháp Website (Website Branding và Website TMĐT), Giải pháp Marketing và Digital Product.
Single Page App - Xu hướng phát triển website được hầu hết các doanh nghiệp tin chọn hiện nay
JAMstack Vietnam cung cấp dịch vụ tư vấn và phát triển website TMĐT tùy chỉnh, hiệu suất cao bằng phương pháp ứng dụng kiến trúc công nghệ Single Page Application, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp dựa trên bốn năng lực cốt lõi Công nghệ - Tư duy đổi mới - Lấy người dùng làm trung tâm - Đồng hành gắn kết.