Cốc Cốc: Gen Z và những điều “có thể bạn chưa biết”

Cốc Cốc: Gen Z và những điều “có thể bạn chưa biết”

Gen Z là một cụm từ quen thuộc và được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Tưởng chừng như bạn đã nghe hoài, nghe mãi nhưng chắc chắn có những thứ về thế hệ này “có thể bạn chưa biết” đấy! 

Gen Z (thế hệ Z) được sử dụng để mô tả nhóm nhân khẩu học sinh vào khoảng thời gian giữa năm 1997 và 2012. Họ là thế hệ lớn lên trong một thế giới nơi Internet, điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông là những phần phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống. Quen thuộc với sự phát triển của công nghệ thông tin, liệu hành vi trực tuyến và thói quen sử dụng các thiết bị thông minh của Gen Z có gì độc đáo và mới lạ?

Để khám phá thói quen sử dụng mạng Internet của Gen Z, Cốc Cốc đã thực hiện nghiên cứu cơ sở dữ liệu của hàng chục triệu người dùng Trình duyệt, đồng thời tiến hành khảo sát với 819 đáp viên ở độ tuổi từ 15 đến 24 bằng bảng khảo sát trực tuyến trên nền tảng. Báo cáo này đưa ra góc nhìn tổng thể về hành vi trực tuyến của Gen Z  tại Việt Nam hiện nay.

Gen Z – thế hệ quản lý tài chính chủ động và thông minh

Về thu nhập, theo kết quả khảo sát, có hơn 32% Gen Z đã tự làm ra thu nhập, con số này tăng 13,2% so với năm 2022 và gần 68% vẫn nhận trợ cấp từ phụ huynh. Có thể thấy, Gen Z ngày càng có xu hướng thích tự chăm lo cho đời sống tài chính của mình hơn là nhận sự trợ giúp từ gia đình

Về chi tiêu, có hơn một nửa các bạn trẻ trong độ tuổi 15 đến 17 lựa chọn chỉ chi dưới 500.000 VNĐ/tháng. Ngược lại, Gen Z trong độ tuổi sinh viên có xu hướng chi tiêu đa dạng hơn, đa phần nằm trong khoảng dưới 5.000.000 VNĐ.

Gen Z – thế hệ tiếp cận với đa dạng các phương tiện truyền thông 

Là thế hệ được sinh ra trong thời kì phát triển của công nghệ, Gen Z có khả năng tiếp cận với đa dạng các loại phương tiện truyền thông. Trong năm vừa qua, số lượng các bạn trẻ Gen Z thường xuyên truy cập vào các trang báo điện tử và đi tới rạp chiếu phim có sự tăng mạnh, với tỉ lệ tăng lần lượt là 11,4% và 6,5% so với năm ngoái. Cụ thể, mạng Internet – TV – Báo điện tử là Top 3 phương tiện được thế hệ này ưu tiên sử dụng nhiều nhất. 

Gen Z có sự tiếp cận đa dạng với các thiết bị truy cập Internet từ điện thoại di động, máy tính xách tay/để bàn, truyền hình có kết nối Internet, máy tính bảng cho đến đồng hồ thông minh. Thời lượng sử dụng các thiết bị di động trung bình từ 2h đến 5h mỗi ngày. Con số này đã tăng vọt lên ở nữ giới vào 2023, với 41,3% ứng viên trả lời rằng họ dành từ 5h đến 10h mỗi ngày cho việc sử dụng các thiết bị di động.

Với điện thoại: Ngoài việc sử dụng cho sở thích cá nhân, Gen Z còn đa phần dành thời gian cho việc nhắn tin kết nối với mọi người. Có sự khác biệt giữa sở thích cá nhân của 2 giới, trong khi Top 3 mục đích sử dụng điện thoại nam giới theo thứ tự là Chơi game – Nhắn tin – Xem video thì của nữ giới lại là Nhắn tin – Nghe nhạc – Xem video. 

Với máy tính: Xem video là hoạt động yêu thích nhất của Gen Z khi sử dụng máy tính. Ghi nhận so sánh giữa năm 2022 và 2023, số lượng đáp viên dành thời gian cho việc xem video trên máy tính có xu hướng tăng vọt, chiếm xấp xỉ từ 70-80% ở cả 2 giới.  

Ngoài ra, đối với nam giới, họ thể hiện một sự ưa chuộng rõ rệt với việc chơi game, khi mà tỷ lệ này của nam nhiều hơn nữ giới tới 24,5%. Trong khi đó, nữ giới thường sử dụng máy tính như công cụ để tìm kiếm thông tin.

Cuộc sống trực tuyến của Gen Z có gì thú vị?

“Kết nối online – Phương thức giao tiếp lên ngôi trong thời đại 4.0” khi có gần 52% Gen Z thành thị và 50% khu vực nông thôn đồng thuận. Xu hướng này tăng lần lượt là 12,8% và 10,8% đối với khu vực thành thị và nông thôn khi so sánh với năm 2022. Đối với từng nhóm tuổi riêng biệt, có 52,8% Gen Z ở nhóm tuổi từ 18 đến 24 và 48,4% Gen Z ở nhóm tuổi 15 đến 17 cho rằng họ thích “ngoại giao” bằng cách kết nối online hơn.

Căn cứ theo cơ sở dữ liệu trên Trình duyệt Cốc Cốc, Top 3 chủ đề được thế hệ này tìm kiếm nhiều nhất là Phim & Video – Thiết bị & kỹ thuật – Thương mại điện tử. 

Xét riêng về nhu cầu mua sắm của Gen Z, tỷ lệ này tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, nhóm tuổi từ 15-17 cho thấy xu hướng quan tâm mạnh mẽ hơn khi tăng 2,5 lần so với năm 2022. 

Khi lựa chọn mua sắm online, hai giới tính cũng thể hiện những tiêu chí khá khác biệt:

  • Đối với nam giới: Họ quan tâm nhiều đến việc “có video, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm” và “chương trình khuyến mãi”. Bên cạnh đó “uy tín của sàn” cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm online. 
  • Đối với nữ giới: Yếu tố “giá cả rẻ hơn so với mua trực tiếp” được đặt lên vị trí quan trọng nhất, bên cạnh đó là các “chương trình khuyến mãi”.

Gen Z nghĩ gì về quảng cáo?

Đối với các thương hiệu, quảng cáo chính là cây cầu bắt nối, khơi mở nhu cầu tiêu dùng đối với khách hàng. Các thương hiệu luôn trăn trở làm như thế nào để quảng cáo không bị bỏ qua và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng tiềm năng của họ. 

Trong năm 2022, phần đông cả nam và nữ giới Gen Z đều cho rằng họ không mấy quan tâm tới quảng cáo. Tuy nhiên điều này đã thay đổi trong kết quả khảo sát năm 2023, khá bất ngờ khi có tới 33,1% nữ giới và 27,2% nam giới cho rằng họ sẽ hứng thú hơn nếu quảng cáo phù hợp với nhu cầu của họ.

Vẫn là câu chuyện về quảng cáo nhưng lại lấy bối cảnh nông thôn và thành thị. Đa phần các bạn trẻ ở cả nông thôn và thành thị vào năm 2022 đều cho rằng họ hoàn toàn không để tâm tới quảng cáo. Tỷ lệ quan tâm ở khu vực nông thôn tuy có nhỉnh hơn nhưng không thật sự nổi bật. 

Năm 2023, có tới 31,5% Gen Z khu vực thành thị và 28,5% ở nông thôn cho rằng họ bắt đầu quan tâm hơn tới quảng cáo khớp với nhu cầu tiêu dùng của họ. Đối với khu vực thành thị, đây là tỷ lệ chiếm cao nhất trong thang đánh giá mức độ quan tâm!

Về loại hình quảng cáo, trong thời kì các nền tảng video ngắn cung cấp thông tin nhanh đang được yêu thích, sự ưa chuộng của thế hệ Gen Z đối với quảng cáo chỉ có video lại có xu thế giảm, từ vị trí #1 trong năm 2022 (28,5%) xuống #2 (26,4%) trong năm 2023. Thay vào đó, các quảng cáo có sự kết hợp giữa bài viết và hình ảnh/video lên ngôi chiếm vị trí #1 (28,9%) trong năm nay.

Với sự phủ sóng của mạng xã hội nói chung và các KOL/KOC/Influencers nói riêng, có đến hơn một nửa số lượng các bạn trẻ trong khảo sát năm 2022 và 2023 cho rằng họ sẽ tin tưởng quảng cáo hơn nếu trong đó có chứa hình ảnh về người nổi tiếng mà họ biết. Điều này cho thấy người nổi tiếng thực sự có sức ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của Gen Z.

Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi cũng là một cơ hội tuyệt vời mà các nhà bán hàng không nên bỏ qua khi tiếp cận với thế hệ này. Có đến gần 1/2 đáp viên thu nhập từ 10,5 triệu trở lên cho rằng chương trình khuyến mại là cơ hội tốt để họ “săn” được các sản phẩm với giá cả phải chăng. Con số này với mức thu nhập thấp hơn là 43,1%. Có thể thấy rõ phần đông Gen Z đều cảm thấy các chương trình khuyến mãi đem lại cho họ nhiều giá trị thực hơn, là cơ hội tốt để mua được hàng hóa với giá cả hợp lý.

Còn những Insight nào “có thể bạn chưa biết” về Gen Z? Đọc và tải ngay báo cáo đầy đủ tại đây.