Ai cũng là Sales nhưng không dám nhận?
Nghề Sales (đại diện bán hàng) là một trong những nghề theo mình là có nhiều định kiến nhất.
Định kiến về học thức thấp thậm chí không có bằng cấp, ai cũng có thể làm hay những người thảo mai,... và rất nhiều định kiến khác. Liệu bạn có đang cùng suy nghĩ?
Nguồn: The Balance
Hôm trước, khi mình nhận được một cuộc gọi từ nhà tuyển dụng cho vị trí Business Development Executive (Nhân viên phát triển kinh doanh) hay viết tắt là BD; sau một vài câu hỏi thì mình có chia sẻ là mình đã làm Sales và BD ở các công ty thì HR (Phòng nhân sự) chỉnh lại ngay là Công ty anh không tuyển Sales! Có thể mỗi một công ty sẽ có một phòng ban và cách gọi khác nhau cho những người đại diện bán hàng hay phát triển kinh doanh nhưng có những điều mà chúng ta không thể từ chối là ai cũng là Sales trong một số ngữ cảnh!
1. HR cũng là Sales.
Một ứng viên được tiếp xúc lần đầu qua bộ phận nhân sự, HR “bán” những giá trị tốt đẹp của công ty để ứng viên thấy hứng thú cho việc chấp nhận tìm hiểu kỹ hơn về công việc và tiến hành phỏng vấn. Đối với những ứng viên nhạy cảm thì HR cư xử thiếu chuyên nghiệp hoặc không thể hiện rõ những điểm mạnh của công ty/ vị trí cần tuyển thì khả năng từ chối của ứng viên sẽ càng cao.
2. Người phỏng vấn cũng là Sales.
Trong một số trường hợp, nggười phỏng vấn có thể được coi là một loại Sales, nhất là khi họ đại diện cho công ty và cần thu hút và giữ chân ứng viên tốt nhất cho vị trí công việc. Dưới đây là một số cách mà người phỏng vấn có thể được coi là một loại Sales:
-
Bán bản thân và công ty: Người phỏng vấn thường cần thuyết phục ứng viên rằng họ là lựa chọn tốt nhất cho vị trí công việc và công ty là nơi lý tưởng để phát triển sự nghiệp của họ. Họ cần phải tạo ra ấn tượng tích cực và thu hút ứng viên.
-
Xây dựng mối quan hệ: Người phỏng vấn cần xây dựng một mối quan hệ tích cực với ứng viên, giống như một nhân viên bán hàng cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Họ cần tạo ra một môi trường thoải mái và tin cậy để ứng viên cảm thấy thoải mái chia sẻ thông tin và quan điểm của họ.
-
Giải quyết các thắc mắc và phản đối: Như một người bán hàng, người phỏng vấn cũng phải xử lý các thắc mắc và phản đối từ ứng viên một cách hiệu quả. Họ cần cung cấp thông tin và giải thích mọi điều một cách rõ ràng và thú vị để thuyết phục ứng viên.
-
Đánh giá kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm: Người phỏng vấn thường phải đánh giá kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm và khả năng làm việc nhóm của ứng viên. Họ cần tìm hiểu xem ứng viên có phù hợp với vị trí và môi trường làm việc của công ty không.
Nguồn: Forbes
3. Ứng viên ở vị trí nào cũng là Sales.
Có thể sẽ có những bạn hoàn toàn không ứng tuyển vào làm Sales nhưng một khi đã là ứng viên thì bạn phải trở thành Sales. Và khi là Sales bạn phải có những kỹ năng thực chiến!
-
Bạn cần bán bản thân và trình bày những kinh nghiệm đã gặt hái được suốt quá trình đi làm: những bạn nào có khả năng diễn đạt tốt sẽ làm cho nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn và hiểu rõ khả năng của bạn cho vị trí đang tuyển.
-
Ứng viên cũng phải chốt deal và follow up (theo dõi sau buổi phỏng vấn): nói một cách dễ hiểu là bạn phải thể hiện tính unique (độc nhất) của bạn so với các ứng viên khác và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc mà công ty đang tuyển; đồng thời bạn cũng phải cho công ty deadline phản hồi - tránh trường hợp chờ đợi trong vô vọng. Việc bạn cho công ty một thời gian cụ thể để phản hồi cũng đồng thời phản ánh được việc bạn thật sự quan tâm đến vị trí tuyển dụng và sẵn sàng bắt đầu.
Tóm lại là: nghề Sales có thể là một trong những nghề “dễ làm" nhưng lại “khó thành công", một người Sales giỏi là người phải luôn trao dồi kiến thức chuyên ngành, sản phẩm, kỹ năng và luôn biết cân bằng cảm xúc. Ai cũng có lúc cần biến mình trở thành một người “Sales giỏi" vì bất kỳ lúc nào cần thiết ta đều có thể “bán" một thứ gì đó, kể cả bản thân ta để đổi lấy những cơ hội mới.