Thương mại điện tử ‘bùng nổ’: Mua trước trả sau có ‘lên ngôi’?
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh như vũ bão, “mua trước trả sau” nổi lên như một giải pháp thanh toán thông minh toàn diện, đang ngày càng phổ biến. Không chỉ bởi tính tiện lợi, mà “mua trước trả sau” còn được các tín đồ mua sắm online ưu ái khi có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm, đáp ứng linh hoạt nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng.
Liệu “mua trước trả sau” có thần thánh đến vậy, đặc biệt là khi thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay? Hãy cùng Home PayLater tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Thương mại điện tử ‘bùng nổ’: Mua trước trả sau có ‘lên ngôi’?
1. Mua trước trả sau là gì?
“Mua trước trả sau”, hay buy now pay layter, là một hình thức thanh toán cho phép khách hàng mua và sử dụng dịch vụ, sản phẩm trước nhưng chưa cần thanh toán ngay lập tức, thay vào đó là trả góp dần vào những kỳ thanh toán sau đó.
Về bản chất, “mua trước trả sau” là giải pháp cho vay ngắn hạn với lãi suất thấp để thanh toán tiêu dùng điện tử, không yêu cầu tài sản đảm bảo và chứng minh thu nhập, được cung cấp bởi các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng.
So với hình thức trả góp truyền thống, hình thức mua trước trả sau được đơn giản hóa hơn rất nhiều về quy trình xét duyệt, thủ tục giấy tờ. Bên cạnh đó, mua trước trả sau không phát sinh phí ẩn, phí chuyển đổi trả góp, đồng thời kỳ hạn thanh toán thường ngắn hơn các hình thức trả góp khác, dao động trong khoảng 1 - 12 tháng.
Mua trước trả sau - giải pháp thanh toán trả góp nhanh chóng, tối ưu vượt trội @fisdom.com
2. Mối liên kết giữa mua trước trả sau và thương mại điện tử
2.1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay e-commerce, ecom, EC là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thông qua hệ thống Internet.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ hiện đại, các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên sàn mua sắm trực tuyến và các kênh bán hàng online đã đưa thương mại điện tử trở thành một trong những trụ cột trọng yếu trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Các giải pháp thanh toán điện tử cũng theo đó phát triển để nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Và “mua trước trả sau” chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa “trả góp” và “thanh toán online”.
2.2. Mua trước trả sau - Thương mại điện tử: Mối liên kết không thể tách rời
Trong bối cảnh nền thương mại điện tử bùng nổ và phát triển vượt bậc, người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng cao hơn vào những trải nghiệm mua sắm trực tuyến và thanh toán online. Đó cũng là lúc cuộc chạy đua chiến lược của các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm trên kênh bán hàng online càng trở nên nóng hơn để bắt kịp xu hướng tiêu dùng. Và rồi “mua trước trả sau” ra đời như một giải pháp thanh toán toàn diện, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu thanh toán online, trả góp ngắn hạn mà không cần trả trước của khách hàng.
Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thay đổi phần lớn thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đưa “mua trước trả sau” trở thành một lựa chọn thanh toán ưu việt, giải quyết tối đa mọi vấn đề tài chính của khách hàng khi mua sắm online. Tối giản hóa quy trình trả góp, xét duyệt và thanh toán trả góp hoàn toàn online, cho phép khách hàng thoải mái “chốt đơn” mà không vướng bận tình hình tài chính.
Thương mại điện tử bùng nổ, tạo môi trường cho hình thức Mua trước trả sau phổ biến hơn @vnmedia
3. Tiềm năng phát triển của mô hình Mua trước trả sau trong bối cảnh thương mại điện tử ‘bùng nổ’ tại Việt Nam
3.1. Xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2023 (e-Conomy 2023) được công bố mới đây của Google, Temasek và Bain & Company cho biết trong hai năm liên tiếp 2022 và 2023, Việt Nam đều là nước có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt con số khá ấn tượng là 25 tỷ USD vào năm 2022 và 30 tỷ USD vào năm 2023. Cũng trong báo cáo, Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu trong năm 2025 với con số 45 tỷ USD cho tỷ lệ tăng trưởng kép là 20%.
Có thể thấy, nền thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà bùng nổ và tương lai nền kinh tế số sẽ định hình phần lớn hành vi và thói quen người tiêu dùng với “shopping online”, “săn sale”, “bỏ vào giỏ hàng”, “săn voucher”, “thanh toán online”, “ví điện tử”... Để đón đầu xu hướng, các nhà kinh doanh thương mại điện tử cần phải lắng nghe và "bắt đúng mạch" người dùng, nghiên cứu chiến lược thích hợp và không ngừng tìm kiếm giải pháp phục vụ khách hàng để giành vị trí nổi bật trên thị trường hiện nay.
Nền kinh tế số của Việt Nam đang trên đà đạt ~45 tỷ USD vào năm 2025, nhờ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ @Google
3.2 Lợi ích Mua trước trả sau cho kinh doanh thương mại điện tử
Được xem là một giải pháp thanh toán tối ưu, “mua trước trả sau” không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm online của người dùng, mà còn giúp nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm phát triển kinh doanh, thu hút khách hàng và nâng cao lợi nhuận.
3.2.1 Đối với người mua hàng
"Mua trước trả sau” cho phép khách hàng mua sắm thả ga, không lo về giá với những lợi thế vượt trội:
- Giảm áp lực tài chính: Hình thức mua trước trả sau cho phép khách hàng trả góp linh hoạt trong kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng, hoàn toàn không cần thanh toán trước bất cứ khoản tiền nào, mà vẫn có thể mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ngay cả khi chưa có sẵn tiền mặt hoặc điều kiện tài chính chưa cho phép, người dùng vẫn có thể “tậu” được món hàng yêu thích ngay mà chẳng phải lăn tăn gì.
- Không phát sinh phí ẩn: Trong suốt quá trình giao dịch, khách hàng không phải tốn thêm bất cứ chi phí nào như phí duy trì tài khoản, phí chuyển đổi trả góp hay tiền cọc sản phẩm.
- Thủ tục đơn giản: Với hình thức này, khách hàng không yêu cầu phải chứng minh thu nhập, không thủ tục hồ sơ rườm rà, không yêu cầu thẻ tín dụng. Tất cả những gì cần làm là đăng ký tài khoản, sau đó “chốt đơn” tại kênh mua sắm và chọn hình thức thanh toán mua trước trả sau. Vậy là khách hàng đã sở hữu món hàng yêu thích chỉ trong vài nốt nhạc mà chẳng cần trả tiền ngay.
Ngoài ra, khi mua trước trả sau, khách hàng còn được hỗ trợ ưu đãi lãi suất cực thấp, chỉ từ 0%, cùng rất nhiều khuyến mãi khác từ đơn vị tài chính và nhà cung cấp.
Mua trước trả sau - hình thức trả góp online ngày càng được lòng người tiêu dùng @rmit.edu.vn
3.2.2. Đối với người bán
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Lợi thế lớn nhất của phương thức thanh toán này là tạo điều kiện cho khách hàng mua sắm ngay cả khi chưa có tiền. Khuyến khích “chốt đơn” mà chẳng cần ngại về giá, thúc đẩy người mua đang còn do dự hoàn tất đơn hàng của mình.
- Tăng giá trị trung bình của một đơn hàng (AOV): Khi có thể trải đều thanh toán trong thời gian dài và chia nhỏ số tiền phải trả, khách hàng sẽ có khả năng đặt thêm nhiều đơn hàng khác và mua sắm thường xuyên hơn. Theo nghiên cứu của Affirm, các nhà bán lẻ có áp dụng dịch vụ mua trước trả sau cho biết tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng tăng 20% và tăng 87% cho giá trị trung bình của một đơn hàng (AOV).
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Mua trước trả sau cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn khi mua sắm, dễ tiếp cận món hàng ưa thích và mang lại cảm giác tốn ít tiền hơn khi “chốt đơn”. Hơn nữa, quy trình thanh toán cũng thân thiện với người dùng hơn khi được đơn giản hóa tối đa, nhanh gọn, không thủ tục rườm rà, đăng ký và mua hàng ngay trong vòng 3 phút.
- Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: Chính vì không phải trả toàn bộ số tiền phải thanh toán, khách hàng sẽ có nhiều khả năng cân nhắc mua hàng hơn, lượng khách hàng trung thành cũng theo đó tăng lên.
Tiki collab với Home Credit để triển khai hình thức mua trước trả sau, cho khách hàng chẳng cần đợi lâu khi thanh toán với Home PayLater @tiki.vn
Nhanh tay đăng ký tài khoản Home PayLater để có thể thỏa sức mua sắm, thanh toán trả góp nhiều lần với hạn mức lên đến 25 triệu đồng. Home PayLater có mặt ở đa dạng mặt hàng, dịch vụ từ đặt vé máy bay, tour du lịch cho đến mua sắm thiết bị điện tử: điện thoại, laptop, iPhone..., đầy đủ đồ gia dụng và cả mặt hàng thời trang, nước hoa, đồng hồ.
Nguồn Home PayLater