Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

Người Việt ngày càng quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Sự nở rộ của các trung tâm Fitness trong những năm qua đã chứng minh điều đó. 

Không chỉ thể dục, thể thao nói chung mà những bộ môn như gym, yoga hay pilates đều đã trở nên dần quen thuộc với người Việt. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành Fitness nắm bắt xu hướng tiêu dùng và thấu hiểu khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược hiệu quả. 

Cốc Cốc đã thực hiện báo cáo thị trường Fitness Việt Nam thông qua khảo sát trực tuyến với 1.206 đáp viên từ 18 tuổi trở lên, kết hợp nghiên cứu cơ sở dữ liệu của hơn 30 triệu người dùng. Báo cáo mang đến những thông tin hữu ích về nhu cầu, khả năng chi tiêu và những động lực, trở ngại thực tế của người tập. Mùa hè đã đến, đây là thời điểm mà nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Cùng Cốc Cốc thấu hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để chinh phục thị trường đầy triển vọng này.  

Thấu hiểu nhu cầu của người tập 

Một xu hướng quan trọng trong thời gian gần đây là cộng đồng ngày càng nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe và cải thiện thể chất thông qua việc tham gia các hoạt động thể thao, fitness. Việc tìm kiếm các bộ môn như bóng chuyền, cầu lông, marathon, yoga và gym trên Internet đã chỉ ra sự quan tâm của người dùng đến các hoạt động này. 

Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt về lượt tìm kiếm các từ khóa liên quan đến Fitness, cụ thể các từ khóa như bóng chuyền, cầu lông (tăng trưởng trên 75%), marathon (tăng trưởng 33%), yoga (tăng trưởng 22%)... Cụ thể, Thể thao – Bóng đá – Thiết bị Gym Yoga là Top 3 từ khóa có lượng truy cập nhiều nhất. Trong khi đó, Bóng đá – Chạy – Golf lại có lượng tìm kiếm nhiều nhất. Có thể thấy, tại Việt Nam, fitness nói chung và gym nói riêng thu hút sự quan tâm của người Việt chỉ sau môn thể thao vua – bóng đá. 

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

Khi được hỏi, có 50,8% đáp viên cho biết họ đã từng tập luyện các môn fitness nói chung (bao gồm các môn Yoga, Gym, đạp xe, chạy…); 47,3% tham gia các môn thể thao (như đá bóng, cầu lông…) và 14,1% từng chơi các bộ môn Võ thuật. Theo đó, có 22% người dùng tập kết hợp giữa thể thao và fitness, và 30% lựa chọn võ thuật đồng thời chọn fitness.

Số liệu khảo sát cũng chỉ ra những xu hướng khác biệt theo giới tính, độ tuổi và khu vực sinh sống:

  • Nam giới lựa chọn thể thao nhiều hơn trong khi Nữ giới lại thiên về fitness.
  • Độ tuổi dưới 25 tỏ ra yêu thích các môn thể thao nhiều hơntrong khi độ tuổi 25+ lại ưa chuộng các môn fitness
  • Nội đô và nội thị chuộng fitness, trong khi thể thao phổ biến hơn ở ngoại ô và nông thôn.

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

Khi được hỏi về động lựchơn 1/2 người dùng cho biết bảo vệ và cải thiện sức khỏe là lý do lớn nhất thúc đẩy họ tập luyện thể dục, thể thao. Tiếp theo đó là mục đích thư giãn, giải tỏa stress. Số liệu một lần nữa cho thấy xu hướng khác nhau của hai giới ở Top 3 động lực tập luyện. Trong khi nam giới tập phần nhiều vì sở thích và đam mê thì nữ giới lại quan tâm đến việc cải thiện vóc dáng và có hình thể đẹp. 

Tuy nhiên, vẫn còn đó những trở ngại với người tập khiến họ lựa chọn các địa điểm linh hoạt hơn như ở nhà, ở khu vực công cộng (Trường học, Nhà văn hóa, Công viên...) thay vì các trung tâm tập luyện chuyên nghiệp. Theo đó, yếu tố thời gian, không gian và chi phí được xem là những rào cản chính, với tỷ lệ lần lượt là 32,7%, 27,4% và 26,2%.

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

Khảo sát cũng đã chỉ ra những con số tiêu biểu về thói quen và thời gian tập luyện của phần lớn người dùng.

  • Có 42,4% đáp viên duy trì tập luyện từ 2 năm trở lên.
  • 29,3% có thói quen tập luyện thường xuyên trong tuần, đa số còn lại cũng sẽ duy trì tập luyện đều đặn. 
  • Từ 30 phút đến 2 giờ là thời gian lý tưởng cho một buổi tập. 
  • Nam giới có xu hướng tập luyện lâu hơn, với 53,2% tập từ 1 giờ trở lên, tỉ lệ này ở nữ giới chỉ là 47,4%.
  • Độ tuổi 18-24 cũng dành thời gian dài cho mỗi buổi tập khi có 54,8% người tập từ 1 giờ trở lên, trong khi ở độ tuổi 25+ chỉ là 48,9%.

Địa điểm và cơ sở vật chất là các yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn phòng tập của người dùng. Trong đó, 50,7% sẽ lựa chọn nếu địa điểm tập luyện nằm ở gần nhà/công ty46,5% sẽ chọn dựa trên chất lượng của trang thiết bị. Chi phí rẻ không nằm trong Top những tiêu chí lựa chọn của phần lớn người dùng. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với nhóm người tập không thường xuyên (chỉ khoảng 1 tuần/lần). 

Sức chi tiêu và tiềm năng của sản phẩm – dịch vụ mở rộng

Khi nắm bắt được sức chi tiêu của người dùng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi xây dựng các gói dịch vụ hoặc các chương trình khuyến mãi, kích cầu hiệu quả. 

Tính trên tổng thể thì ngân sách tập luyện hàng tháng có thể dao động từ 300.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ, tuy nhiên có đến hơn 50% giới trẻ lứa tuổi 18-24 sẵn sàng chi trả từ 500.000 VNĐ trở lên. Nữ giới cũng thể hiện rằng họ “chịu chi” nhiều hơn so với nam giới. 

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người ViệtCốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

Một trong những dịch vụ mở rộng quen thuộc nhất của các trung tâm thể dục thể thao là Huấn luyện viên cá nhân (PT). Theo khảo sát, hiện có hơn 42% người dùng đang sử dụng dịch vụ này, 11,5% chưa nhưng sẽ có ý định sử dụng và 46,1% không có nhu cầu. 

Phần lớn người dùng không sử dụng dịch vụ bởi họ cảm thấy không cần thiết hoặc bởi chi phí đắt đỏ của dịch vụ này. Với nhóm người tập dưới 6 tháng, chi phí là rào cản lớn nhất, trong khi với nhóm tập trên 6 tháng, họ cảm thấy không cần thiết phải sử dụng dịch vụ này trong quá trình tập luyện. Để thay đổi quyết định của người dùng, điều quan trọng là cần giúp họ cảm thấy thoải mái và được tiếp cận đầy đủ thông tin khi lựa chọn dịch vụ này. 

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người ViệtCốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

Tìm kiếm và tiếp cận người dùng tiềm năng thông qua điểm chạm số 

  • Thông qua điểm chạm nội dung

Fitness không chỉ đơn thuần là một ngành hàng hẹp, nhãn hàng có thể tiếp cận được đến người dùng thông qua rất nhiều các dạng nội dung khác nhau như việc ăn uống, kiến thức bổ trợ, phong cách, lối sống cho đến quần áo, phụ kiện… mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu kết nối đến nhóm người tiêu dùng này.

Dựa theo kết quả khảo sát, có thể thấy sự quan tâm của người dùng với các nhóm nội dung khá đồng đều. Trong đó, Top 3 chủ đề được phần lớn người dùng thuộc nhóm ngành fitness quan tâm là Thực đơn, chế độ ăn – Kiến thức và bí quyết tập luyện – Các bài tập cho từng bộ phận trên cơ thể. 

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người ViệtCốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

  • Thông qua các ứng dụng bổ trợ tập luyện

Trong thời đại số hóa, nhãn hàng có thể tiếp cận người dùng thông qua các ứng dụng bổ trợ tập luyện như: Ứng dụng theo dõi sức khỏe (đo lường các chỉ số sức khỏe, vận động, giấc ngủ...); Ứng dụng tập luyện (cung cấp các bài tập, chương trình tập luyện và lịch trình) hay các Ứng dụng theo dõi cân nặng và tiến trình giảm cân. 

  • Thông qua các nguồn tham khảo

Bên cạnh đó, tiếp cận thông qua nguồn tham khảo cũng vô cùng quan trọng, Đây chính là những hình mẫu và nguồn cảm hứng gần gũi đối với người luyện tập. Việc đưa các thông tin hữu ích lên các phương tiện trực tuyến đang là một trong các nguồn hữu dụng để người dùng có thể tham khảo. Đặc biệt có thể thấy có đến hơn 40% người dùng tham gia khảo sát tham khảo và học tập qua các kênh video tập trực tuyến.

Cốc Cốc: Khám phá thị trường Fitness qua xu hướng tập luyện và khả năng chi tiêu của người Việt

  • Thông qua các điểm chạm truyền thông

Quảng cáo trực tuyến, cụ thể là mạng xã hội và công cụ tìm kiếm đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và thuyết phục người dùng. Có 47,5% người dùng biết đến các phòng tập thông qua kênh Quảng cáo trực tuyến (như Web, mạng xã hội, máy tìm kiếm…). Trong đó có 53% đưa ra quyết định chọn phòng tập thông qua các nội dung thảo luận trên mạng xã hội và 41,5% thông qua các thông tin trên công cụ tìm kiếm. 

Dựa trên nội dung khảo sát và góp ý từ kinh nghiệm của các chuyên gia truyền thông, Cốc Cốc đã đưa ra một số gợi ý giúp các doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng cường quan hệ khách hàng cũng như xây dựng thương hiệu thành công thông qua tiềm năng của môi trường số. Tải báo cáo đầy đủ tại đây để nhận thông tin!