“Mắt xích” freelancer đằng sau thành công của dự án

Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế thế giới trong năm 2024 sẽ trải qua một quá trình "hạ cánh mềm", tức là tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại so với năm 2023, mặc dù tiềm năng bứt phá trong tăng trưởng vẫn tồn tại. Trong bối cảnh đó, Việt Nam, với độ mở cao của nền kinh tế, được minh chứng qua tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đạt 190%, chắc chắn sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình này.

Tuy có thể sẽ gặp phải vài khó khăn, nhưng nhờ vào khả năng phục hồi cao và đạt được mức tăng trưởng kinh tế 5,05% trong năm 2023, Việt Nam vẫn là một trong những điểm sáng về tăng trưởng ở khu vực và trên toàn cầu. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu đang có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến thời điểm 20/12/2023, vốn FDI của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Trong đó có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 56,6%.

Trong môi trường kinh tế đầy sôi động như vậy, cùng với sự phức tạp ngày càng tăng của các dự án kinh tế về cả cơ cấu lẫn quy mô, và việc mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra toàn cầu, các tổ chức cần chú trọng hơn vào việc nâng cao khả năng của mình, bảo đảm quản lý và thực hiện dự án một cách hiệu quả. Để thực hiện điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức phải chú  trọng hơn vào vấn đề quản lý nguồn nhân lực, khiến vấn đề xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nguồn nhân lực trong nước và quốc tế, cũng như với các freelancer, trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Nguồn nhân lực - nền tảng thành công của dự án

Thành công của một dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lập kế hoạch chi tiết, quá trình quản lý rủi ro, đánh giá điều chỉnh, tối ưu được nguồn tài chính… nhưng trong đó, nguồn nhân lực được cho là trung tâm, tác động lên toàn bộ các yếu tố kể trên. Do đó, để dự án được tiến hành hiệu quả và suôn sẻ, đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân sự có kỹ năng tốt và gắn kết để vượt qua các thách thức, thúc đẩy dự án hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Hiện nay việc sử dụng nhân sự phối hợp linh hoạt giữa các nhân viên cố định toàn thời gian, các nhân viên làm việc từ xa hay các freelancer ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng là phương thức giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả, đặc biệt là tận dụng được nguồn nhân lực trên phạm vi toàn cầu.

“Mắt xích” freelancer đằng sau thành công của dự án

Một số chuyên gia chỉ ra rằng, các dự án sử dụng kết hợp nhân sự cố định với freelancer một cách nhịp nhàng có khả năng đảm bảo đạt được tiến độ các mốc thời gian quan trọng của dự án và tiết kiệm hơn khoảng 25% về ngân sách. Chẳng hạn, trong một dự án, nếu doanh nghiệp sử dụng cùng lúc nhân sự tại Việt Nam và các freelancer làm việc tại các nước với múi giờ khác, các hạng mục sẽ được vận hành và thực hiện xuyên suốt 24h mà không bị ngắt ở bất kì khoảng thời gian nào. Như vậy, sử dụng kết hợp nguồn nhân lực đa dạng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao hiệu suất, giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy dự án đạt kết quả phù hợp với môi trường kinh doanh địa phương.

Tuy nhiên, để đạt được tất cả những lợi ích trên của việc sử dụng freelancer trong các dự án, các doanh nghiệp sẽ cần một hệ thống quản lý đa nhiệm để giải quyết các vấn đề từ hành chính đến chuyên môn. Khi ký hợp đồng với một freelance quốc tế, hợp đồng cần được điều chỉnh cho đúng với yêu cầu của quốc gia họ đang ở, lương cũng cần được chuyển đổi đúng loại tiền tệ, cũng như các chế độ đãi ngộ phải phù hợp và đúng quy định. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần quản lý hiệu suất công việc của nhân viên để đảm bảo tiến trình dự án. Những điều này sẽ là một bài toán lớn nếu số lượng nhân viên freelancer của doanh nghiệp gia tăng theo quy mô dự án. Và đó là khi doanh nghiệp sẽ cần đến công nghệ. Sử dụng công nghệ trong những phần việc liên quan đến hành chính và quản lý sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức, cũng như đảm bảo sự chính xác, thông suốt trong quản lý nhân sự.

Tối ưu hoá quản lý freelancer - bắt đầu từ đâu?

Một nền tảng quản lý freelancer tối ưu và toàn diện sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong quá trình làm việc cùng các nhân sự tự do. Khi có một nền tảng kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động, dòng thông tin giữa các bên sẽ được liền mạch mà không bị các tác nhân khác ảnh hưởng, và hiệu suất làm việc của nhân viên cũng sẽ được ghi nhận lại cho việc đánh giá. Hơn nữa, những thủ tục hồ sơ và thanh toán sẽ được đơn giản hóa và dễ dàng kiểm tra cho cả doanh nghiệp và nhân viên, tạo sự thuận tiện và xây dựng niềm tin lẫn nhau. Nếu nhân sự freelancer là người nước ngoài, một nền tảng có khả năng tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định pháp lý liên quan trong quá trình sử dụng lao động tự do ở từng quốc gia sẽ là một điểm cộng rất lớn.

Tuy nhiên, quản lý freelancer trong các dự án quốc tế không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhất là trong bối cảnh kinh doanh ngày nay. Remote - một nền tảng hỗ trợ quản lý nhân sự toàn cầu - đáp ứng được nhu cầu này bằng cách cung cấp một loạt các tính năng quản lý nhân sự như: Hệ thống thông tin nguồn nhân lực (HR Information System) giúp quá trình quản trị nhân sự xuyên suốt và đồng bộ từ đầu tới cuối, Dịch vụ tuyển dụng trung gian (Employer of Record) giúp tuyển dụng ở các quốc gia nơi doanh nghiệp không có pháp nhân, hay tính năng Quản lý nhân sự làm việc từ xa (Contractor Management) hỗ trợ thuê và thanh toán cho các lao động quốc tế và Remote API để tích hợp nền tảng Remote với các công cụ ưa thích của doanh nghiệp. Đặc biệt, với đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên môn sâu rộng về quy định của từng quốc gia, Remote sẽ hỗ trợ toàn diện hơn cho doanh nghiệp và freelancer, đồng thời cải thiện môi trường làm việc và tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh cho người Việt.

Theo số liệu từ một khảo sát gần đây, có đến 66% những người lao động ký hợp đồng chính thức đã trả lời rằng họ sẵn sàng làm việc freelance nếu có cơ hội. Vì vậy, thị trường hiện nay đang rất sôi động và giàu tiềm năng ở nhiều quốc gia. Ông Job van der Voort, Giám đốc điều hành và Đồng sáng lập của Remote, cho biết, “Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ngày càng thần tốc; cùng với đó, nhu cầu tuyển dụng tài năng của doanh nghiệp và tìm kiếm việc làm từ người lao động không ngừng tăng lên. Chúng tôi rất mừng vì đã sớm nhận ra những thế mạnh độc đáo mà Việt Nam nắm giữ và chúng tôi rất vui khi có thể giúp các công ty Việt Nam dễ dàng tuyển dụng và quản lý tài năng từ mọi nơi trên thế giới thông qua nền tảng của Remote.”

Việc áp dụng các nền tảng nhân sự như Remote có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi thế để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với freelancer và là chiến lược quan trọng cho các công ty muốn đạt được thành công trong các dự án cạnh tranh. Bằng cách tập trung vào quản lý freelancer một cách hiệu quả và phát triển mối quan hệ đối tác, doanh nghiệp có thể cải thiện kết quả dự án, khuyến khích đổi mới và giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường đầy biến động.