Nhà báo Ngự Miêu nói về khủng hoảng truyền thông của BKAV và ông Nguyễn Tử Quảng trên báo chí?
Thật không thể tin nổi, có một ngày người ta phải thắc mắc rằng có phải báo Lao động và BKAV của ông Nguyễn Tử Quảng đang “đại chiến” hay không? bài học gì từ khủng hoảng truyền thông của BKAV lần này?
Ngay thời điểm này, khi dư luận đang khá quan tâm đến các vấn đề của BKAV – tập đoàn công nghệ BKAV được liên tiếp đăng tải trên báo Lao động và trở thành một đề tài quan tâm vô cùng nóng của cộng đồng mạng. Thì rất nhiều người đang thắc mắc rằng, liệu BKAV có đang gặp vấn đề gì không mà bị báo chí chính thống tấn công mạnh thế? Hoặc các câu hỏi về việc liệu có bàn tay truyền thông nào đang đứng sau tạo lên kịch bản này hay không? Tại sao BKAV lại để tình trạng này xảy ra, tại sao họ không xử lý khủng hoảng truyền thông lần này?
Trong video này, tôi sẽ có câu trả lời cho những điều mà bạn đăng thắc mắc, hãy foloww tôi để không bỏ lỡ những video tiếp theo. Và tôi là Nhà báo Ngự Miêu…
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng điểm qua một chút về những thông tin bất lợi trên truyền thông tại thời điểm này của BKAV, cụ thể là những thông tin đang được đăng tải trên báo Lao động. Đó là các vấn đề sau:
- Công ty Cổ phần Điện tử BHS - công ty con của Công ty Cổ phần Bkav bị tố liên tục thất hứa trả nợ lương cho người lao động => Đây là vấn đề nhạy cảm của doanh nghiệp khi nợ lương người lao động đến nỗi bị tố.
- 2. Cả Công ty BHS lẫn công ty mẹ BKAV đều trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội => Nợ bảo hiểm xã hội đồng nghĩa với việc đang vô tình đánh mất quyền lợi tạm thời của người lao động.
- BKAV Pro - công ty con của BKAV đang gánh khoản nợ khó đòi hàng chục tỉ đồng. => Liên quan đến khái niệm về khoản nợ khó đòi đồng nghĩa với việc thể hiện doanh nghiệp đang có nhiều khó khăn.
- Cả 3 công ty trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Tử Quảng đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại như nợ lương người lao động, chậm đóng bảo hiểm xã hội, lợi nhuận tụt dốc… => Lợi nhuận tụt dốc cho thấy hiệu quả kinh doanh không tích cực, và nó trở thành mối đe dọa về quyền lợi cho chính doanh nghiệp và người lao động cũng như khách hàng và đối tác.
- Nợ lương nhân viên còn phê bình phóng viên, ông Nguyễn Tử Quảng quá oách => Một cách giật title cảm thán nhưng bao hàm sự chế giễu đến hài hước.
- Ông Nguyễn Tử Quảng nên trả nợ lương cho nhân viên trước khi nói chuyện to tát => Một lời cảnh báo, một lời nhắc nhở và cũng có thể đây là một lời tuyên bố.
Từ 6 điều đó, chúng ta có thể thấy, trong góc độ về truyền thông và khủng hoảng truyền thông, thì BKAV dường như đang đối đầu với một trận bão thực sự. Và điều quan trọng là các vấn đề đang được nhắc đến từ truyền thông đối với BKAV dường như đều là thật hoặc đều có cơ sở của vấn đề chứ không phải là những lời đồn đoán hay kết luận một phía từ cơ quan báo chí.
Tiếp theo, các vấn đề về mà BLAV đang được nhắc tới đều là nợ lương, nợ bảo hiểm, nợ khó đòi, kinh doanh tụt dốc… đây đều là những yếu tố nhạy cảm vì liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người lao động, khách hàng, đối tác, thậm chí là chính doanh nghiệp đó. Nếu phạm bởi những điều này mà bị truyền thông báo chí tấn công trực diện thì việc gặp songs gió truyền thông là điều không khó hiểu.
Còn về câu hỏi, có phải là Báo Lao động và BKAV đang đại chiến hay không? Lý do có câu hỏi này là một số người đã bình luận rằng ông Quảng đã lên tiếng phê bình và nói rằng sẽ kiện phóng viên của báo nên bị báo quyết tâm tấn công phản pháo lại. Thế nhưng, đây chỉ là phân tích vui, bình luận vui của mọi người thôi. Báo Lao động là một cơ quan báo chí chính thống, và việc mà họ phản ánh các vấn đề như này hoàn toàn là phù hợp và không có gì khó hiểu cả. Đặc biệt, báo Lao động chính là cơ quan ngôn luận của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, vì thế họ có các loạt bài phản biện với doanh nghiệp về các quyền lợi của người lao động thì lại phải nói là “quá đúng người đúng thời điểm” luôn.
Vậy câu hỏi cuối cùng, tại sao BKAV không thể xử lý được khủng hoảng truyền thông lần này hay sao mà để cho báo Lao động và một số tờ báo, chuyên trang khác “tấn công sóng gió” như vậy.
Xin trả lời bạn luôn, trong nguyên tắc xử lý về khủng hoảng truyền thông, có một điều mang yếu tố quyết định để giải quyết mọi vấn đề, đó là “thời điểm”.
“Thời điểm” ở đây được hiểu ở 3 góc nhìn khác nhau; thứ nhất là “thời điểm” để một doanh nghiệp đang bị khủng hoảng truyền thông đưa ra quyết định và phương thức xử lý có đúng và thích hợp hay không; chỉ cần đúng thời điểm và phương thức thì có thể hóa giải nhiều vấn đề; còn nếu sai “thời điểm” thì có thể mọi thứ sẽ trở lên quá muộn.
Góc nhìn thứ 2, đó chính là “thời điểm” của cuộc khủng hoảng xảy ra. Nghĩa là, khủng hoảng đó xảy ra ngẫu nhiên hay có sự toan tính sắp xếp thời điểm diễn biến các khủng hoảng từ cá nhân hay tổ chức nào đó? Không thể loại trừ lý do mọi thứ về truyền thông đều có liên quan đến một kịch bản ngầm nào đó, điều này đều có thể xảy ra với tất cả các doanh nghiệp hay các khủng hoảng truyền thông khác nhau.
Cái góc nhìn cuối cùng của khái niệm về “thời điểm” đó chính là việc chu kỳ tồn tại của một đế chế nào đó. Trên thực tế, có rất nhiều “đế chế” đã đi đúng quy luật của sự ra đời, phát triển, thịnh vượng và suy vong. Sự suy vong đó là yếu tố của sự sinh tồn trên thương trường, cũng có thể nó được chính chủ nhân của mình chọn cách suy vong để cái mới được thay thế. Cũng có thể các vấn đề ngoại lực khác tác động như chính trị, kinh tế, xã hội, sự thay đổi trong tư duy, tư tưởng của khách hàng, xã hội…
Chính vì thế, khủng hoảng truyền thông lần này của BKAV trở nên nóng rực là vì thế. Tất nhiên, ván cờ chưa kết thúc thì vẫn chưa thể biết câu kết thế nào, chúng ta buộc phải chờ đợi xem các bên họ sẽ có động thái gì, thái độ ra sao thì mới có thể đưa ra được đáp án về cái kết của câu chuyện này.
Nhà báo Xuân Thời
Nhà báo NGỰ MIÊU – Người chia sẻ các câu chuyện & kiến thức về khủng hoảng truyền thông