3 gợi ý giúp bạn thấu hiểu nhu cầu khách hàng dễ dàng

Bạn dùng hoặc biết tới một sản phẩm. Bạn cực kì tâm đắc đắc khi sử dụng nó hoặc đọc về nó. Và bạn nghĩ người khác chắc cũng thích sản phẩm này giống mình lắm đây. Thế là bạn lên kế hoạch “kiếm người mua phù hợp” và làm truyền thông content để thu hút nhóm này. 

10 lần có lẽ sẽ ra 1 trường hợp thành công, nếu trường hợp đó đã có sẵn đối tượng followers/thị trường giống với đối tượng người mua sản phẩm. Còn lại, khả năng cao ý tưởng này toang. 

Tại sao? Vì bạn không bắt đầu với nhu cầu khách hàng. 

Vậy thì làm gì để thấu hiểu nhu cầu khách hàng? 

Mình không học chuyên ngành tâm lý nhưng mình học được rằng muốn hiểu người khác cần gì, mình đã thử và đang làm các thứ sau:

1. Viết lại chính các khó khăn hay thách thức bản thân gặp phải

Hãy bắt đầu với một thứ bạn dễ dàng bắt đầu và có nhiều lợi thế nhất: từ chính bạn. 

Lúc đó bạn muốn làm gì? Thực tế thì bạn đã làm gì? Bạn bị mắc kẹt chỗ nào? Và đã thử các cách nào?

Ví dụ thực tế từ mình nhé: mình có ý tưởng làm này làm nọ rất nhiều, nhưng tới lúc cần dùng một ý tưởng vừa ý thì bay biến đâu mất. Thế là ngồi ráng nhớ xem cái ý gì hay lắm mà đâu rồi. Nghĩ mãi không ưng ý thế là đành làm. Nhưng bản thân biết "mình có thể làm tốt hơn nữa".

Cảm giác biết rằng “mình đã có thể làm tốt hơn nếu mình lưu giữ ý tưởng và insight một cách cẩn thận, dễ dàng lấy ra dùng ngay” chính xác là lý do thuyết phục để mình tạo nên bộ toolkit. Vì nó xuất phát từ khó khăn của mình, có quá nhiều insight nhưng không hệ thống và sắp xếp cho từng thứ cụ thể.

 

Nhưng đây là khó khăn của riêng mình mà, làm sao mình áp dụng cho người khác được? 

2. Học cách lắng nghe người khác 

Nếu ý trên là học cách lắng nghe khó khăn của mình để dần tìm điểm chung mà đồng cảm với người khác, thì ý này là học cách lắng nghe người khác. Lắng lại để mà nghe, vì khi đối phương mở lòng chia sẻ là họ "bức xúc" dữ lắm rồi. Cứ nghe thôi, không cần cho lời khuyên gì hết. Và đa phần khi bạn thực tâm nghe, đối phương sẽ chia sẻ khó khăn của họ rất rõ ràng.

Lại một ví dụ khác từ mình: dưới đây là chia sẻ từ một vài bạn khi hỏi mình “Cách mình hệ thống thông tin như thế nào để làm phân tích?”

Một đoạn chat giữa mình và người bạn

Thực sự thì khi bạn có thể im lặng mà nghe, bạn đã là một giải pháp để người khác nhẹ nhàng hơn khi chia sẻ bức xúc. Nhưng nếu bạn nghe xong, và để ý, bạn sẽ dần nhận diện được các khó khăn của khách hàng. Khi đó, nếu đã có thể đưa lời giải giải pháp cho họ, thì quả thật tuyệt vời đúng không?

Đây là kết quả một bạn sử dụng template phân tích insight từ toolkit. Sản phẩm lần này mình đưa ra trị giá bán rất thấp, nhưng mình cực kì hạnh phúc, vì nó gỡ được nút thắt cực to của hầu hết mọi người khi bắt đầu phân tích insight. 

Đăng kí bộ Toolkit ở đây

3. Theo dõi và quan sát những vấn đề nhu cầu phát sinh và tìm giải pháp 

Hai cách trên mình sẽ xếp vào nhóm “khi nào cần, thì làm” nghĩa là bạn thực hiện nó với mục đích và có sự chủ động rõ ràng. Với người mới, việc bắt đầu với hai điều trên không thực sự dễ dàng nếu bạn chưa làm quen với kỹ năng quan sát. 

Quan sát hay theo dõi để nhìn nhận và phát hiện insight trong đời sống công việc hằng ngày sẽ là điểm bắt đầu. Hãy chậm lại, đọc nội dung, chậm lại khi giao tiếp và dành ra một ít thời gian để phản tư, nhớ lại những điều mình ghi nhận được từng ngày. 

Nhưng nhớ là: quan sát là thu nạp thông tin, vì vậy, bạn cần có thời gian tổng hợp hoặc xử lý chúng. Hãy dùng note. 

Một ví dụ khác cho bạn thấy tại sao ý tưởng tạo insight toolkit và template lại là giải pháp cho nhiều người nhé thông qua phương pháp này.

Trên chính hoạt động phân tích insight trên cộng đồng mấy ngày nay, dù mới sang ngày 5, lượng thông tin các bạn thu về ngày càng lớn hơn. Bạn gặp khó khăn để tổng hợp. 

TÓM LẠI THÌ 

Một đặc điểm của thông tin là: nếu bạn không lưu trữ tổng hợp có hệ thống, bạn sẽ khó nhìn ra hành động mình cần làm tiếp theo. Cuối cùng, có khả năng lắng nghe, có insight nhưng lại không giúp mình ra quyết định hiệu quả thì thật phí phạm. 

Chốt lại, thấu hiểu nhu cầu insight khách hàng là gì?

Cơ bản là hiểu KH muốn cái gì, đã làm những gì, và đang bị kẹt khó khăn chỗ nào, thì mình xuất hiện và đưa lời giải phù hợp thôi.

Cái khó của nhiều người là không chọn ra được đâu là khó khăn khách hàng của mình gặp và đâu là thứ giải pháp mình tạo ra được.

Tại sao? Vì chính chúng ta không hệ thống và nghiêm túc với việc tìm kiếm giải pháp cho mình và khách hàng của mình.

Ở trên là 3 bí kíp cực kì đơn giản nhưng nó ngốn của mình rất nhiều thời gian. Cuối cùng mình tự tạo giải pháp cho bản thân bằng Insight Toolkit. Để làm gì?

Để chúng ta tỉnh thức mà tìm và gỡ rối cho nhau. Đừng bơi trong bể thông tin và tiếng lao xao trong đầu mình hoài nữa.

*Lưu ý: Sau thời gian 10 ngày chơi game và gợi ý cho các game thủ khi phân tích insight trên cộng đồng, mình có một workshop mổ xẻ các trường hợp sai và câu chuyện khó khăn của chính mình khi phân tích insight để chọn ngách và khách hàng. Workshop diễn ra vào 09.03 (thứ 7, 19h30 - 21h30). Hạn đăng kí vẫn còn tới 08.03. 

Tất cả thông tin chắt lọc, câu hỏi của các bạn sẽ được mình cập nhật free vào bộ toolkit, để mọi người tiếp tục dùng nó như một công cụ lưu trữ & phân tích insight đắc lực trên hành trang của mình. 

Đăng kí bộ Toolkit ở đây

Bài viết trích từ bản tin Insights with Norah chuyên chia sẻ các nội dung về insight trong marketing và kinh doanh dành cho người viết, marketer và người làm chủ.

Norah VO
* Bài viết gốc: Insights with Norah

#insight  #kỹ năng marketing  #nghiên cứu thị trường