Muốn thăng tiến thành leader trong 2024, bạn cần luyện tập nhóm kỹ năng này
Khi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và làn sóng lay-off vẫn đang tiếp diễn, những gì mà nhân sự ở khắp các công ty bàn tán với nhau đều là nỗi sợ “Liệu bản thân có đủ năng lực để tiếp tục trụ lại làm việc?”. Thực chất, đây chính là động lực để bạn biến thời điểm này thành cơ hội trau dồi các kỹ năng giúp bạn “sống còn” trong 2024 và thậm chí trở thành nhân lực nòng cốt khi mọi doanh nghiệp đều muốn tinh giảm nguồn lực.
Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn biết nhóm kỹ năng thiết yếu nào giúp bạn vượt qua nỗi sợ trên và mở rộng con đường thăng tiến sự nghiệp.
Bạn đang thiếu nhóm kỹ năng nào để trở nên thiết yếu hơn trong team?
Tỷ lệ thành công của các chiến dịch hay dự án ngày nay đã được cải thiện đáng kể nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ cũng như hệ thống quy trình được thiết kế bài bản ngay từ đầu, nhưng nhiều team vẫn phải đối mặt với các thách thức phức tạp trong việc triển khai để đạt được mục tiêu. Thách thức lớn này đến từ việc người dẫn đầu thiếu khả năng “lãnh đạo” đội nhóm. Bởi một dự án thành công cần một người quản lý thực hành tốt cả kỹ năng quản lý vững vàng và kỹ năng lãnh đạo hiệu quả.
Vậy ngoài các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm nói chung mà bạn vẫn miệt mài trau dồi, đừng quên rằng doanh nghiệp luôn cần bạn thể hiện xuất sắc nhóm kỹ năng leadership.
Bồi dưỡng các tố chất leadership là cần luyện tập những gì?
1. Kết hợp kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý để đưa team về đích:
Đôi khi, quản lý một team giỏi không có nghĩa là lãnh đạo giỏi. Ngược lại, một lãnh đạo tốt trong đội nhóm cũng có thể không có danh xưng là người quản lý. Nhưng nếu muốn dẫn dắt một team tốt, bạn cần có cả hai kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Các tố chất lãnh đạo được xây dựng chắc chắn sẽ thúc đẩy người quản lý ở các khía cạnh như cảm xúc, truyền cảm hứng, đồng cảm, hay xây dựng mối quan hệ… trong một team.
2. Góp phần xây dựng đội ngũ chất lượng ngay từ giai đoạn đầu tiên:
Thiết lập rõ mục tiêu và nhu cầu cụ thể của team ban đầu giúp xác định bộ kỹ năng và các vai trò nhân sự cần có mặt trong team của bạn. Điều này là nền tảng cho việc tuyển dụng đúng người đúng việc. Khi đội nhóm đã được hình thành sơ bộ, leader cũng cần chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn dài hạn giúp nâng cao hiệu quả và hiệu suất công việc. Xây dựng được đội nhóm chất lượng ở giai đoạn đầu là cơ sở cho các hoạt động ủy quyền, triển khai công việc tiếp theo.
3. Giao việc cho các thành viên khác hiệu quả:
Ranh giới giữa hoạt động giao việc trong team với việc phó mặc công việc cho người khác thường rất mong manh. Khi thực hiện giao việc khéo léo, bạn không những thể hiện được niềm tin của mình cho thành viên ở các đầu việc quan trọng, mà còn nâng cao hiệu suất cho team hơn so với khi để một thành viên ôm nhiều việc và kiệt sức. Nếu còn vướng bận các lo lắng như sợ chất lượng công việc được giao không cao, sợ mất nhiều thời gian bàn giao công việc hay do thiếu sự tin tưởng…, hãy tham khảo các mẹo giao việc đúng người, đúng việc thúc đẩy tối đa hiệu suất của đội nhóm.
4. Tạo động lực và truyền cảm hứng cho người khác:
Động lực là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu suất và năng suất công việc mà các member khác đảm nhận. Nhưng đây cũng là yếu tố khó nắm bắt để phân tích và thúc đẩy. Làm sao để hiểu được nhu cầu và kỳ vọng của đội nhóm để duy trì động lực, thậm chí tạo ra động lực trong những khoảng thời gian đội nhóm bị đình trệ là thách thức chung của người vị trí leader.
5. Giải quyết xung đột giữa các thành viên:
Mỗi người trong team đều có tính cách, quan điểm và phong cách làm việc khác nhau. Việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn nội bộ là điều không thể tránh khỏi. Tình trạng này không đơn thuần như sự bất đồng quan điểm hay mất kết nối nơi làm việc. Xung đột trong team có thể dẫn đến nhiều sắc thái như cam chịu, né tránh, cạnh tranh, thỏa hiệp… Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng cách tiếp cận điển hình cho mọi loại xung đột trên, đi từ việc hiểu rõ gốc rễ của xung đột, đưa ra một giải pháp phù hợp, cho đến thống nhất giải pháp này giữa các bên.
6. Đánh giá và quản lý các rủi ro trong công việc:
Nhu cầu quản lý và giảm thiểu rủi ro trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với mức độ biến động và cạnh tranh của thị trường như hiện nay. Người leader thường xuyên bắt gặp các loại rủi ro có thể phòng ngừa, rủi ro bên ngoài, hay rủi ro liên quan đến kế hoạch chiến lược. Nhưng các rủi ro phổ biến nhất thường liên quan đến phạm vi của dự án, nguồn lực, ngân sách dự án hay hiệu suất làm việc của team. Các bước trong quy trình xác định, đánh giá và tìm giải pháp cho rủi ro sẽ giúp bạn tự tin hơn trước các phát sinh bất ngờ, từ đó đưa quản lý rủi ro vào quy trình của dự án.
7. Bồi dưỡng chuyên môn để trở thành leader tốt hơn:
Trên lý thuyết, một người quản lý chỉ cần nắm chắc kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Nhưng thực chất, để lãnh đạo tốt, leader cần phải xuất sắc trong chuyên môn của mình, nghĩa là có quyền lực chuyên môn (expert power). Việc nắm chắc chuyên môn giúp bạn thiết kế tốt các quy trình, luồng thông tin, luồng công việc, hướng dẫn mọi người thực thi dễ dàng và tự tin hơn, tìm hiểu năng lực và khơi gợi thế mạnh ở thành viên đội nhóm tốt hơn. Hãy xây dựng và chia sẻ kiến thức chuyên môn của bạn để hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo của một nhà quản lý.
Cleeksy là nền tảng vận hành doanh nghiệp toàn diện, tập trung vào hiệu suất cao. Đồng bộ dữ liệu trên hai nền tảng desktop và di động, Cleeksy giúp các doanh nghiệp đổi mới phương thức làm việc và cộng tác trong thời kỳ số.
Kết nối với Cleeksy tại:
- Website: https://cleeksy.com/
- Điện thoại: 0901 960 959
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Số 27 đường Chế Viết Tấn, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Nội dung trên được tổng hợp bởi Cleeksy, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết này.
*Nguồn: Cleeksy