Mini App Zalo - Doanh nghiệp được lợi gì trong "cuộc chơi mới"?
Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có từ hệ sinh thái Zalo, việc tạo Mini App đóng vai trò là công cụ tổng hợp các tính năng hữu ích và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Với hơn 73 triệu người Việt sử dụng, Zalo được xem là 1 trong những mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam, và Mini App Zalo được Zalo phát triển và ra mắt vào giữa năm 2022, cho phép doanh nghiệp tạo “app bán hàng mini” và tận dụng tối đa các tính năng sẵn có từ nền tảng.
Mini App Zalo là gì?
Mini App Zalo là những ứng dụng nhỏ được phát triển trên các siêu ứng dụng (hay còn gọi Super App), người dùng không cần tải hay cập nhật thường xuyên như Native App (ứng dụng trên Android và iOS) hay Hybrid App (các ứng dụng đa nền tảng).
Mini app có thể được truy cập “bằng 1 chạm” bằng cách quét mã QR, tìm kiếm. Đồng thời, với dung lượng rất thấp – trung bình 10MB, nhờ vậy mà các ứng dụng này có thể mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
Lợi ích Mini App với doanh nghiệp
Triển khai nhanh chóng, dễ dàng
Thời gian triển khai một ứng dụng di động truyền thống thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, thời gian triển khai chỉ bằng một phần nhỏ so với ứng dụng di động truyền thống. Điều này là do Mini App được phát triển dựa trên các công cụ và khung lập trình sẵn có, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Bộ UI Component được thiết kế sẵn, chuẩn giao diện Mobile
- Phát triển và tùy biến Zalo Mini App dễ dàng hơn với Zalo Mini App Studio
- Hệ thống Quản trị App giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và thiết lập các thông tin liên quan tới ứng dụng của mình
- Ngoài ra, Zalo còn cung cấp bộ tài liệu và công cụ hỗ trợ xây dựng và triển khai đơn giản, nhanh chóng hơn
Tiếp cận hàng triệu người dùng
Tận dụng hệ sinh thái và lượng người dùng lớn từ Zalo với hơn 70 triệu người dùng thường xuyên (Chiếm hơn 70% dân số Việt Nam) và con số này vẫn còn tiếp tục tăng. Chính vì vậy, so với việc tự tạo ứng dụng và quảng bá, tạo app trên Zalo sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá nền tảng kinh doanh qua việc “đứng trên vai người khổng lồ”.
Không chỉ vậy, Zalo vốn có sẵn hệ sinh thái các tính năng hỗ trợ CSKH, truyền thông và kinh doanh mạnh mẽ. Khi tạo App trên Zalo, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các tính năng có sẵn sau:
- Zalo Broadcast: Gửi tin nhắn về thông tin tới toàn bộ các chương trình chăm sóc khách hàng có quan tâm tới doanh nghiệp trên Zalo OA.
- Zalo Store: Cửa hàng trực tuyến, nơi doanh nghiệp có thể quản lý đơn hàng, quảng cáo sản phẩm, cho phép khách “chốt đơn”, thanh toán tiện lợi, nhanh chóng y hệt các sàn thương mại điện tử.
- Zalo Post: Đăng tải các nội dung thu hút khách hàng như trên các trang Mạng xã hội.
- Zalo Menu: Tạo các nút đường dẫn về link mua hàng, về website, các add-on liên hệ với shop hoặc xem gian hàng,… ngay trong khung chat.
- Zalo Ads: Tạo chiến dịch chạy quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng.
Để xây dựng và phát triển một ứng dụng riêng cho doanh nghiệp, chi phí trung bình dao động từ 60 – 200 triệu. Đó chưa kể đến chi phí vận hành, chi phí cập nhật và xử lý các vấn đề, chi phí marketing và chi phí nhân lực trong quá trình vận hành ứng dụng. Điểm đặc biệt là Zalo không thu phí đăng ký, phát hành và bảo trì. Doanh nghiệp chỉ cần trả một khoản phí cho dịch vụ lập trình bên ngoài. Vì vậy, chi phí triển khai Zalo App có thể giảm 50% – 70% so với một ứng dụng bình thường tùy thuộc vào đơn vị phát triển app mà doanh nghiệp chọn.
Tối ưu trải nghiệm khách hàng trên Mini App
Mini App thường có dung lượng nhỏ, chỉ vài megabyte. Điều này giúp ứng dụng có thể tải và chạy nhanh chóng, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
Được phát triển trên nền tảng sẵn có của Zalo, do đó doanh nghiệp không cần lo lắng về việc quản lý chất lượng và hiệu suất của ứng dụng. Zalo sẽ hỗ trợ và chủ quản trong việc quản lý chất lượng, đảm bảo ứng dụng hoạt động ổn định và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Nguyên tắc thiết kế giao diện Mini App chuyên nghiệp
Cấu trúc (The Structure Principle): Thiết kế giao diện miniapp nên tổ chức giao diện người dùng một cách có mục đích, có ý nghĩa và hữu ích, dựa trên các mẫu rõ ràng, nhất quán, dễ nhìn và dễ nhận biết đối với người dùng.
Đơn giản (The Simplicity Principle): Thiết kế giao diện miniapp phải đơn giản, giúp các thao tác thông thường dễ thực hiện, giao tiếp rõ ràng và sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu cho người dùng.
Hiển thị (The Visibility Principle): Thiết kế giao diện miniapp phải hiển thị tất cả các tùy chọn, thành phần và thông tin cần thiết cho một nhiệm vụ nhất định mà không làm người dùng mất tập trung với những thông tin không liên quan hoặc dư thừa.
Nhất quán (The Consistency Principle): Thiết kế giao diện mini app dành cho thiết bị di động nên sử dụng lại các thành phần và cấu trúc giống nhau cho tất cả các trang nội dung ứng dụng.
Phản hồi (The Feedback Principle): Thiết kế giao diện mini app phải thông báo cho người dùng về các hành động hoặc chứa các giải thích, giải thích về các hành động, những thay đổi về trạng thái ứng dụng và các lỗi có liên quan và thú vị đối với người dùng.
Vai trò của Mini App trong tăng doanh thu bền vững
Như một sàn thương mại điện tử, Mini App hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và lưu trữ dữ liệu với tính năng đa nhiệm giúp phát triển kinh doanh lâu dài
-
Tự động hoá hành trình chăm sóc khách hàng, kết nối xây dựng tệp khách hàng trung thành.
-
Hệ thống iWIN Data Hub cho phép xây dựng chiến lược Marketing tự động, bám đuổi khách hàng đa nền tảng
- 1 chạm đặt lịch trước, gọi món ăn giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm thời gian và dễ dàng hơn trong hoạt động quản lí và kiểm soát thông tin dữ liệu.
- Tăng trải nghiệm mua sắm, giao diện thân thiện và dễ dùng.
Trong quá trình tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ trải qua nhiều giai đoạn:
Kinh doanh trên Social Networkl (Facebook, Zalo) → Kinh doanh qua Ecommerce (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo) → Website → Mini App Zalo → Chăm sóc khách hàng đa nền tảng tự động.
Tăng doanh thu cho các doanh nghiệp:
Các ứng dụng mini giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng khả năng chuyển đổi, và giảm tỷ lệ thoát. Các Zalo App cũng giúp các doanh nghiệp tăng khả năng giữ chân khách hàng, tăng tần suất mua hàng.
Nguồn bài viết: iwinagency