8 dạng nội dung có thể biến “người đọc” thành “người theo dõi”

8 dạng nội dung có thể biến “người đọc” thành “người theo dõi”

Việc sáng tạo nội dung không có gì quá khó, thế nhưng để xây dựng được lượng đối tượng mục tiêu trung thành, cũng như mở rộng được phạm vi tiếp cận, có một số loại nội dung tạo được ảnh hưởng lớn hơn so với số còn lại.

Bài viết được lược dịch từ bài viết gốc How To Create Content That Turns Readers Into Followers (8 Types) đăng trên The Steal Club.

1. Teach

Loại nội dung mang tính giảng dạy (hướng dẫn cách làm, từng bước thực hiện…) có lẽ là loại nội dung trực tuyến phổ biến nhất.

Bởi vì nếu thực hiện tốt, dạng nội dung này giúp marketers xây dựng được sự tín nhiệm trong lĩnh vực chuyên môn của marketers.

Marketers cần loại nội dung này nếu muốn kiếm thêm nguồn thu từ đối tượng mục tiêu của marketers. Mục tiêu ở đây là phải làm sao để nội dung này có thể thực hiện được và dễ dàng làm theo. Ví dụ:

2. Giải trí

Có thể dạy cho người khác điều gì đó là rất tốt, thế nhưng cũng hãy để cho đối tượng mục tiêu thấy được những khía cạnh khác. Đó chính là lúc mà nội dung giải trí xuất hiện.

Hãy cẩn thận vì không phải ai cũng có thể tạo ra được nội dung hài hước. Nếu không thể chia sẻ một cách tự nhiên, việc đăng lên một “meme” chỉ vì marketers cần làm điều đó thì sẽ tạo cảm giác ép buộc và đối tượng mục tiêu sẽ dễ dàng bỏ qua nội dung đó.

Một ví dụ việc kết hợp “educate” với “entertain”:

3. Truyền cảm hứng

Tạo nội dung truyền cảm hứng có nghĩa là marketers tạo ra một kết nối cảm xúc sâu sắc với đối tượng mục tiêu. Vì mọi người thường chia sẻ nội dung mà họ cảm thấy “chạm” nên những nội dung này cũng có khả năng được lan truyền cao. Ví dụ:

Tuy nhiên, giống như những dạng nội dung khác, marketers cần sử dụng một cách vừa phải, nếu lạm dụng quá mức thì marketers sẽ trông giống như một… nhà hiền triết.

4. Tương tác

Loại nội dung dựa trên tương tác khá phổ biến đối với hầu hết những nhà sáng tạo nội dung. Chúng thường được sử dụng để tăng sự chú ý, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho marketers có thể tương tác nhiều hơn với đối tượng mục tiêu. Dưới đây là một vài gợi ý:

Câu hỏi

Việc đặt một câu hỏi cho đối tượng mục tiêu là một cách tuyệt vời để marketers thu thập insight từ họ và tạo ra sự tương tác để bài đăng của marketers được tiếp tục được chú ý.

Một số gợi ý: Đừng hỏi những câu hỏi mở. Hãy làm cho mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách yêu cầu độc giả phản hồi chỉ với một từ hoặc một câu rất cụ thể.

AMA’s (Ask me anythings – hỏi bất cứ điều gì)

Loại bài viết “hỏi bất cứ điều gì” rất phổ biến. Đây là cách tuyệt vời để thu thập được nhiều câu hỏi (còn được gọi là nghiên cứu đối tượng mục tiêu) và cũng là một cách để kết nối với đối tượng mục tiêu của marketers.

5. Tổng hợp

Ai nói rằng phải là người đầu tiên tạo ra được nội dung đó thì marketers mới có thể được chú ý?

Khi ngày càng nhiều nội dung được sản xuất mỗi ngày, nhu cầu về một người có khả năng tổng hợp cũng đang cao lên. Hãy tìm ra “điểm sáng” giữa nhiều thông điệp đó và chia sẻ nó với đối tượng mục tiêu.

6. Câu chuyện cá nhân

Kể một câu chuyện cá nhân là chìa khóa để giúp marketers nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Thị trường ngày nay đòi hỏi người làm nội dung phải có góc nhìn, trải nghiệm và cách truyền tải độc đáo. Một câu chuyện cá nhân cho phép marketers kết nối với đối tượng mục tiêu ở một cấp độ sâu sắc hơn so với khả năng của các công cụ AI.

7. Phân tích

Hãy thử chia nhỏ các chủ đề phức tạp và làm cho chúng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với mọi người, hoặc là cách mà ai đó đã thực hiện được một điều gì đó cụ thể.

Những loại bài viết này cũng sẽ giúp xây dựng độ tin cậy xung quanh một chủ đề để marketers có thể chứng minh kiến thức chuyên môn, nhằm phân tích những gì người khác đã làm và bổ sung quan điểm của marketers.

8. Xây dựng

Hãy thử chia sẻ về những hoạt động diễn ra bên trong doanh nghiệp và cuộc sống của marketers. Mang đến một góc nhìn “hậu trường” (behind-the-scenes) có thể giúp thương hiệu của marketers và những nội dung chia sẻ thân thiện và gần gũi hơn.

Và cách tốt nhất để thực hiện điều này đó là đừng che giấu, hãy chia sẻ cả những lần marketers thất bại, bên cạnh những thời điểm thành công.

Phối hợp tất cả lại với nhau

Marketers có cần phải viết tất cả những nội dung này không? Câu trả lời là: Tùy thuộc vào marketers.

Marketers có thể chọn ra 2-3 loại nội dung chính muốn chia sẻ. Sau đó, marketers có thể phân bổ thêm những loại khác vào danh mục nội dung nhưng với tần suất thấp hơn. Ví dụ:

  • 50% nội dung giáo dục
  • 20% nội dung truyền cảm hứng
  • 20% nội dung câu chuyện cá nhân
  • 5% nội dung tương tác
  • 5% nội dung được tạo ra bởi người dùng

Tóm lại, trước nhất, hãy chọn ra loại nội dung mà marketers có hiểu biết sâu sắc và bắt đầu thử nghiệm, sau đó thì tiếp tục xem xét và điều chỉnh để tối ưu.

* Nguồn: The Steal Club