Google panda là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị google panda phạt

Google Panda là một thuật toán do Google tạo ra. Đây là một thuật toán ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tìm kiếm nội dung chất lượng cũng như khả năng lên top của các website. Vậy Google Panda là gì? Vì sao web lại bị Google Panda phạt và cách xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

I. Google Panda là gì?

Google Panda là gì? Google Panda là thuật toán của Google nhằm xem xét nội dung website, qua đó phát hiển ra các vấn đề về copy nội dung và loại bỏ các nội dung rác. Thuật toán này đã tác động mạnh mẽ đến các trang thông tin trên Google. Panda đánh giá chất lượng của nội dung web một cách công bằng hơn. Từ đó loại bỏ những nội dung kém chất lượng, đồng thời xếp hạng lại thứ tự các trang web trên bảng kết quả tìm kiếm
 

google-panda

 

Các thông tin không hữu ích và ở đầu bảng tìm kiếm sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng nghiêm trọng. Từ khi có sự xuất hiện của thuật toán Google Panda, số lượng các bài đăng kém chất lượng ngày càng giảm. 

 

II. Google Panda đánh giá dựa trên tiêu chí nào?

Từ thời điểm ra đời đến nay, Thuât toán Google Panda liên tục cập nhật các phiên bản để có thể đánh giá nội dung trên Google một cách tốt nhất. Một số tiêu chí cơ bản để thuật toán này đánh giá nội dung là:

  • Độ độc quyền (unique) của nội dung.

  • Mức độ hữu ích của nội dung.

  • Độ sâu của nội dung trong bài đăng.

  • Mức độ thân thiện với người dùng.

  • Độ an toàn, tin cậy của website.

google-panda

 

III. Nguyên nhân web bị Google Panda phạt

Dưới đây là những nguyên nhân khiến Google Panda cho rằng website của bạn không phù hợp và gửi án phạt cho quản trị viên.

1. Thông tin trùng lặp hoặc nội dung mỏng

Khi đăng tải lên Internet, Google yêu cầu nội dung của bạn không được trùng lặp quá nhiều so với các bài đăng đã được index. Khi bạn khai thác một từ khóa để viết bài, không tránh khỏi việc sẽ trùng lặp các thông tin. Tuy nhiên, độ trùng lặp này được xem xét chủ yếu dựa vào cách hành văn, câu cú của người viết có khớp với những nội dung đã có hay không. 

Ngoài ra, Google sẽ tính độ trùng lặp dựa trên các thẻ HTML trên toàn trang web. Vì vậy, các thẻ meta, thẻ heading cũng nên cần đầu tư kỹ lưỡng để không bị trùng với các bài đăng của trang web khác hoặc với chính trang của bạn.
 

google-panda

 

Bên cạnh độ trùng lặp, nội dung mỏng cũng là một tiêu chí cho thấy trang web có chất lượng thấp. Nội dung mỏng là những nội dung không đào sâu vào vấn đề. Lý do có thể là người viết không có đủ chuyên môn trong từ khóa đang khai thác. 

2. Chất lượng nội dung thấp

Khi khai thác nội dung, người viết cần đảm bảo thông tin hữu ích với người đọc. Có nhiều trang web trên mạng viết bài có dung lượng lớn (nhiều hơn 2000 chữ/bài) nhưng không cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho độc giả. 

Ngoài ra, việc truyền tải nội dung không mạch lạc, sắp xếp không logic đều sẽ được liệt vào nhóm chất lượng nội dung thấp. Các website có cách truyền tải kiểu này sẽ gây khó hiểu cho người dùng. 

Khi xây dựng một website, nhà quản trị cần xem xét khai thác tối đa các vấn đề của từ khóa hoặc lĩnh vực mình đăng ký. Những website có quá ít chủ đề phụ hoặc không liên kết với chủ đề chính của trang web đều sẽ bị xem là có chất lượng thấp. 

3. Độ tin tưởng của website thấp

Trước khi Google Panda đánh giá các bài đăng, thuật toán sẽ kiểm tra tên miền của website. Độ tin cậy này đến từ chất lượng của các nguồn trong bài viết, đánh giá của khách truy cập, tính xác thực của nội dung,... Những website có độ tin tưởng thấp thường chứa backlinks xấu hoặc các đường dẫn đến những trang web kém chất lượng. 
 

google-panda

4. Content Farming

Content farming là thuật ngữ chỉ việc cố gắng sản xuất ra càng nhiều nội dung và bài đăng càng tốt. Những bài đăng này đa phần có nội dung không chất lượng. Tuy nhiên, các website này thực hiện công tác SEO rất tốt nhờ rải từ khóa xuyên suốt bài viết (nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho người đọc). Những trang web chú trọng số lượng bài đăng như vậy sẽ bị thuật toán đánh dấu là kém chất lượng.

 

google-panda

 

Những trang web sử dụng content farming thường muốn nhanh chóng được index và đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Các bài viết có thể đa dạng, xoay quanh chủ đề chính của website nhưng lại không có sự trau chuốt sẽ làm giảm chất lượng của trang một cách trầm trọng.

5. Website có quá nhiều quảng cáo

Khi tạo lập nội dung và phát triển website, các quản trị viên thu lợi nhuận chủ yếu từ việc nhận các đơn quảng cáo. Nếu website đạt yêu cầu, họ sẽ được khách đặt hàng quảng cáo sản phẩm. Với những trang web lớn, vị trí đặt quảng cáo khác nhau sẽ có giá tiền khác nhau. 

Chính vì công việc đơn giản mà mức thù lao vô cùng hậu hĩnh đã tạo ra làn sóng quảng cáo trên website vào những năm 2010. Các quản trị viên nhồi nhét quảng cáo vào website mà không quan tâm đến mức độ phù hợp của chúng nên có thể gây phản cảm đối với người dùng.
 

google-panda

 

Sau khi thuật toán Panda và Fred ra đời, các trang chứa nhiều quảng cáo bị đánh tụt thứ hạng nghiêm trọng. Vì vậy, những người quản trị web cũng hạn chế nhận đơn và chọn lọc sản phẩm cho phù hợp với website của mình. 

6. Lỗi Schema

Schema có thể được hiểu là một đoạn code giúp con bot Google hiểu được chính xác các đánh giá, giá cả,... Thông thường, để có thể đọc được các thuộc tính này, công cụ tìm kiếm sẽ vào đọc mã HTML. Tuy nhiên việc này mất thời gian khá lâu. Do đó, thêm mã schema sẽ hỗ trợ bot Google hoạt động tốt hơn. 

Một số trang web lợi dụng đoạn mã này để khai báo sai lệch các đánh giá nhằm giúp website cải thiện thứ hạng. Ngoài ra, nếu ban đầu trang web của bạn đã sử dụng Schema, nhưng vô tình đoạn mã này bị lỗi thì thuật toán cũng sẽ đánh giá bạn thấp hơn. Vì thiếu Schema, trang web của bạn sẽ ít thân thiện với thuật toán hơn.

7. Spin nội dung

Spin nội dung có thể xem là một hình thức copy trên Internet. Spin nội dung sẽ không làm thay đổi hoàn toàn ngữ nghĩa của các câu văn cũng như nội dung của toàn văn bản. Cách thức để spin nội dung là thay các từ trong các câu bằng các từ đồng nghĩa và gần nghĩa. Hiện nay xuất hiện nhiều phần mềm để phục vụ spin content. Do đó, nội dung spin không hề khác với nội dung copy về mặt ý nghĩa. 

Những nội dung này thường không đạt được ý nghĩa chuẩn xác như văn bản gốc vì dùng các từ gần nghĩa sẽ làm thay đổi phần nào ý nghĩa và sự cô đọng của bài viết. Do đó, thuật toán Google Panda xem đây là một dạng nội dung rác.

google-panda

8. Keyword Cannibalization

Keyword Cannibalization là từ dùng để chỉ việc cạnh tranh của các từ khóa trong cùng một website. Trường hợp này xảy ra khi người viết content khai thác quá nhiều từ khóa gần nhau dẫn đến vô tình các bài viết cạnh tranh để được index. Khi các trang này đều có nội dung tốt nhưng vì hiện tượng tranh giành vị trí đầu bảng khiến không có bài viết nào được lên trang đầu của SERPs.

 

IV. Dấu hiệu để biết web bị Google Panda phạt

Để có thể kịp thời khắc phục những lỗi vi phạm quy tắc của Google Panda thì nhà quản trị cần nhận biết được khi nào website đang lãnh án phạt của thuật toán. Sau đây là 2 dấu hiệu rõ ràng nhất để biết website có bị phạt do vi phạm quy tắc của Google hay không.

1. Webmaster Tool thông báo

Google Webmaster Tools là công cụ nổi tiếng và không quá xa lạ với những người quản trị website. Khi trang web bị Google Panda phạt, các chỉ số như tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập,... sẽ thay đổi. Để nhận biết quản trị viên có thể đăng ký Site Messages để kiểm tra thường xuyên. Google Webmaster Tools sẽ gửi tin nhắn về mail cho bạn nếu phát hiện có lỗi hoặc dấu hiệu bất thường xảy ra với website.

2. Lượng truy cập giảm

Đây là dấu hiệu không quá rõ ràng để có thể khẳng định website bị Google Panda phạt. Vì khi có án phạt, lượng truy cập sẽ giảm dần dần theo thời gian. Tuy nhiên về lâu dài, lượng traffic sẽ tụt dốc nghiêm trọng. Khi đó, hàng loạt những chỉ số khác sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. 
 

google-panda

 

V. Làm gì khi bị Google Panda phạt

Khi bị thuật toán Google Panda phạt, trước tiên bạn cần cải thiện các tiêu chí cơ bản dưới đây. Việc này có thể không giúp bạn lấy lại vị trí ban đầu nhưng sẽ làm Google đánh giá bạn tốt hơn.

1. Cải thiện nội dung content

Content là thành phần quan trọng nhất đối với một trang web. Nếu bị Google Panda gửi án phạt thì quản trị viên cần tiến hành kiểm tra và cải thiện chất lượng của nội dung đầu tiên. Nội dung cần phải đạt được tiêu chí:

  • Số lượng từ ít nhất trong khoảng 600 đến 2000 từ.

  • Nội dung được khai thác một cách toàn diện.

  • Vấn đề được xem xét dưới nhiều góc độ.

  • Chất lượng của nguồn bài viết.

  • Chất lượng các liên kết.

  • Mức độ liên quan của bài viết với chủ đề website.

google-panda

 

Cải thiện nội dung là quá trình lâu dài gắn liền với việc phát triển web. Vì vậy, bạn nên thường xuyên cập nhật nội dung để đạt hiệu quả SEO tốt nhất.

2. Xóa nội dung kém chất lượng

Những nội dung kém chất lượng như nội dung spin, nội dung farming đều cần được lọc bỏ để cải thiện chất lượng website. Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều thông tin, do đó các thông tin, nội dung cũ có thể sẽ không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Những bài đăng này sẽ được Google Panda xem là thông tin sai lệch, chất lượng kém dẫn đến việc cản trở việc phát triển website. 

Nội dung kém chất lượng còn bao gồm cả những liên kết trong trang web. Nhà quản trị cần kiểm tra các backlinks thường xuyên để đảm bảo chất lượng của những đường dẫn này. Nếu các link không còn phù hợp thì nên xóa bỏ hoặc thay thế bằng các nguồn các đáng tin cậy hơn.

3. Cải thiện CTR

CTR là tỷ lệ nhấp vào trang web. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy số lần nhấp vào chia tổng số lần hiển thị của trang web. Để cải thiện tỷ lệ nhấp chuột, bạn cần thay đổi hình ảnh bên ngoài của trang web để thu hút nhiều người dùng hơn. Hình ảnh bên ngoài của trang web bao gồm tiêu đề, thẻ meta, cấu trúc hiển thị, URL mô tả.
 

google-panda

 

Cấu trúc bài viết sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng và tăng thứ hạng cho nội dung. Chỉ có những dữ liệu cấu trúc mới được ưu tiên xếp hạng đầu tiên ở dạng những khối hộp như bên dưới. 
 

google-panda

 

Ngoài ra, việc thể hiện đường dẫn ngắn gọn và thẻ meta chuẩn xác cũng giúp người dùng xác định được trang web bạn có thể cung cấp cho họ những gì. Nếu đề cập và hứa hẹn sẽ giải đáp đúng thắc mắc họ cần thì khả năng cao sẽ được người dùng nhấp vào. Do đó, nhà quản trị cần xem xét các thay đổi để cải thiện hình ảnh cho trang web nhằm tăng tỷ lệ CTR. 

4. Không để quá nhiều quảng cáo trên web

Quảng cáo thường là nguồn thu nhập chính của các website hiện nay (trừ các trang thương mại điện tử). Đặt quảng cáo là công việc tương đối nhẹ nhàng hơn so với việc viết bài giữ tương tác cho web. Do đó, nhiều người đã cố tình nhận nhiều đơn đặt hàng và chèn quảng cáo dày đặc. 

Khắc phục vấn đề đơn giản nhất là xóa bớt các quảng cáo khỏi trang web của bạn. Để biết nên xóa những banner nào, bạn hãy xem xét mức độ liên quan của quảng cáo đối với chủ đề bài viết của mình. Xóa bớt quảng cáo có thể cải thiện phần nào thứ hạng bị tụt dốc của bài đăng. Tuy nhiên, việc này không giúp trang web của bạn quay lại vị trí cao như lúc ban đầu. 

Bài viết đã cung cấp các thông tin cơ bản và cần thiết để hiểu Google Panda là gì và các vấn đề liên quan. Để phát triển trang web tốt nhất, tránh án phạt của Google Panda nói riêng và các thuật toán tìm kiếm nói chung thì bạn cần ưu tiên đầu tư cho nội dung của website.

Thực hiện bởi: Ori Marketing Agency