Google rankbrain là gì? Làm thế nào để tối ưu hóa cho rankbrain cho website
Google Rankbrain là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người làm web. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm và sự tác động của thuật toán này tới website. Trong nội dung bài viết dưới đây, ORI sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuật toán này.
I. Google Rankbrain là gì?
Google Rankbrain là gì? Google rankbrain là thuật toán đo lường phân tích cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm từ đó xếp hạng chúng trên công cụ tìm kiếm của Google. Đây là một thuật toán sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) machine learning để phân tích các kết quả tìm kiếm của Google. Thuật toán này giúp Google phân loại và xử lý một cách thông minh các truy vấn tìm kiếm của người dùng, cho ra kết quả nhanh chóng và phù hợp nhất.
II. Những cải tiến trong kết quả tìm kiếm từ khi Google Rankbrain xuất hiện
Sự ra đời của thuật toán RankBrain đã đồng thời mang lại nhiều sự thay đổi trong việc sắp xếp kết quả tìm kiếm trên Google. Những sự thay đổi từ khi thuật toán này xuất hiện gồm có:
-
Cải tiến rõ rệt nhất là số lượng từ khi tìm kiếm, không còn bị giới hạn với các truy vấn của người dùng.
-
RankBrain vẫn phân tích và cho ra kết quả tìm kiếm chính xác nhất với các cụm từ dài hoặc một câu cho người dùng.
-
Google Rankbrain xử lý tốt hơn những cụm từ dài và mang tính local so với các thuật toán của Google trước đây.
-
Các cụm từ dùng để tìm kiếm không còn bị giới hạn ngôn ngữ vì RankBrain có thể tác động đến tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
III. Thuật toán Google Rankbrain đóng vai trò thế nào trong kết quả xếp hạng của
1. Google Rankbrain hỗ trợ các thuật toán
Thuật toán RankBrain ra đời đã tác động đến mọi ngôn ngữ tìm kiếm, nhằm truy vấn ra địa chỉ trang web nhanh và liên quan nhất. RankBrain hỗ trợ dịch các trang web thông qua việc xử lý các dữ liệu thời gian thực sau đó kết nối chúng với các truy vấn tìm kiếm liên quan rồi hiển thị cho người dùng.
2. Google Rankbrain hiểu các truy vấn phức tạp
RankBrain có thể hiểu được các truy vấn tìm kiếm phức tạp nhờ vào sự kết hợp giữa machine learning và trí tuệ nhân tạo. Thông qua ý định của người dùng trong thông tin tìm kiếm, nó sẽ đặt truy vấn vào ngữ cảnh thích hợp để tìm ra kết quả theo ý muốn của bạn. RankBrain hoạt động đồng thời cùng lúc với Hummingbird để sắp xếp thứ hạng kết quả tìm kiếm một cách phù hợp nhất.
IV. Cách Google Rankbrain vận hành
Giữ vai trò quan trọng trong việc sắp xếp thứ hạng kết quả tìm kiếm, vậy Google RankBrain hoạt động như thế nào? Dưới đây là cách thuật toán Google RankBrain vận hành mà bạn cần biết để giúp trang web của mình lọt top nhanh nhất.
1. Hiểu các truy vấn tìm kiếm từ khóa
Trước khi có Google RankBrain, Google mắc phải một vấn đề đó là 15% số lượng từ khóa người dùng tìm kiếm là những từ khoá chưa từng xuất hiện trước đó. Điều đó khiến Google không thể hiểu chính xác ý muốn của người dùng. Vì vậy, kết quả tìm kiếm cho ra không chính xác như ý người dùng và phải mất thời gian hơn khi tìm kiếm lại.
RankBrain ra đời để giải quyết vấn đề nan giải trên. Thuật toán này đã giúp Google hiểu các truy vấn, từ đó tìm kiếm thông tin một cách chính xác. Dưới đây là một ví dụ:
Với từ khóa tìm kiếm “cửa hàng hoa tươi”, trước khi có Rankbrain Google sẽ tìm những trang có chứa những từ khóa “cửa”, “hàng”, “hoa”, “tươi” rồi hiện kết quả. Nhưng với RankBrain, ngày nay Google có thể hiểu hơn 90% mong muốn của bạn. Google sẽ trả về kết quả là địa chỉ những cửa hàng bán hoa tươi.
Với thuật toán RankBrain, Google sẽ đặt các từ khóa vào trong một ngữ cảnh phù hợp. Sau đó, nó sẽ đưa ra chính xác các trang web có có những từ khóa đó.
2. Đo lường cách người dùng tương tác với kết quả
RankBrain quan tâm đến cách người dùng tương tác với các kết quả tìm kiếm. Cụ thể, nó sẽ thông qua các tiêu chí sau để đo lượng độ tương tác:
1.1. Tỷ lệ nhấp tự nhiên
Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên hay còn gọi là tỉ lệ nhấp chuột hữu cơ, chính là tỷ lệ % người dùng click vào kết quả trả về trên công cụ tìm kiếm. Google đã sử dụng tỷ lệ này làm một trong những tiêu chí đo lường tương tác của người dùng với kết quả tìm kiếm.
Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên cao sẽ giúp xếp hạng trang web cao hơn, khiến lưu lượng truy cập vào trang tăng cao. Với người làm SEO đây là chỉ số quan trọng cần theo dõi và cải thiện để trang web được lên top.
1.2. Chỉ số Dwell time
Dwell time là thời gian mà người dùng bỏ ra để xem một trang web sau khi họ click vào một kết quả tìm kiếm cho đến khi quay lại SERP. Tại sao Google RankBrain lại quan tâm đến chỉ số Dwell time? Đơn giản vì thời gian truy cập vào càng lâu đồng nghĩa kết quả truy vấn này mang lại thông tin cần thiết, làm hài lòng người dùng. Nếu thời gian ở lại trang càng ít, RankBrain sẽ hiểu là nội dung trang web chưa đáp ứng được mong muốn của người tìm kiếm.
1.3. Tỷ lệ thoát trang
Đầu tiên, bạn cần biết tỷ lệ thoát trang hay Bounce rate là tỷ lệ phần trăm số lượng người truy cập vào trang web mà không có bất kỳ sự tương tác nào mà rời đi. Tỷ lệ thoát càng thấp chứng tỏ nội dung có ích với người dùng. Điều này khiến Google Rankbrain đánh giá cao trang web, càng có lợi cho xếp hạng của website.
1.4. Pogo – sticking
Chỉ số này là thời gian mà người dùng quay về trang SERP để tìm một kết quả khác mà vẫn đang ở trong trang web của bạn. Hay có thể hiểu như khi bạn click vào một kết quả tìm kiếm nhưng ở đó không có thứ bạn muốn tìm, vậy nên bạn quay trở lại trang kết quả tìm kiếm để tìm click vào một kết quả khác.
Để không bị nhầm lẫn với Dwell Time, bạn cần biết Dwell Time là thời gian người dùng tương tác trên website còn Pogo - Sticking thì ngược lại. Dwell Time có chỉ số cao đồng nghĩa website của bạn đáp ứng được mong muốn người dùng. Ngược lại, Pogo - sticking cao nghĩa là thông tin trên trang web chưa làm người dùng thấy hài lòng.
Thuật toán Google RankBrain sẽ dựa vào 4 chỉ số trên để xử lý và sắp xếp thứ hàng cho các kết quả tìm kiếm. Với các yêu cầu trên, RankBrain đo lường được tương tác của người dùng với các kết quả tìm kiếm, mang đến những thông tin phù hợp, đáp ứng chính xác ý muốn cho người dùng.
V. Cách tối ưu hóa cho Google Rankbrain
Dưới đây là các cách để tối ưu hóa nội dung cho Google:
1. Không nên nhồi nhét từ khóa cho bài viết
Yêu cầu của người dùng khi tìm kiếm thông tin là kết quả truy vấn phải chính xác và phù hợp. Vì vậy, thay vì cố gắng nhồi nhét các từ khóa vào bài viết, bạn hãy khai thác sâu các ý tưởng của chủ đề để phạm vi của nội dung được mở rộng. Cách tạo bài viết cho mỗi trang cho từng từ khóa không còn mang lại hiệu quả, mà cách viết triển khai nội dung xoáy sâu hơn mới tối ưu hiện nay.
Muốn tối ưu hóa nội dung với thuật toán RankBrain, bạn cần hợp nhất các cụm từ khóa thành một nội dung duy nhất và diễn giải chúng một cách tự nhiên. Với RankBrain bạn cần thể hiện được nội dung của mình đang tập trung vào các khái niệm từ khóa tổng thể chứa nội dung có chiều sâu hơn, thay vì tạo ra nhiều trang hay bài viết riêng lẻ để chứa từng từ khóa riêng lẻ.
2. Cải thiện mức độ uy tín cho website
Độ uy tín cao là một lợi thế lớn để trang web của bạn được xếp hạng cao hơn, tốt hơn cho các từ khóa quan trọng được tìm kiếm. Website của bạn được xếp hạng cao hay thấp phụ thuộc vào các chủ đề bài viết bạn đề cập tới. Những nội dung chất lượng và duy nhất sẽ được Google RankBrain ưu tiên xếp hạng đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.
RankBrain có nhiệm vụ giúp Google chọn lọc ra trang web có kết quả tốt nhất, đem đến người dùng theo mỗi thời điểm khác nhau. Nên xây dựng những nội dung đảm bảo nguồn thông tin chất lượng, hữu ích. Đồng thời, bạn cũng cần tạo ra trải nghiệm đáng tin cậy khi truy cập vào website cho người dùng để tăng mức độ uy tín.
3. Đầu tư vào các bài viết chất lượng cao và dài hơn
Google RankBrain yêu cầu bạn đầu tư thời gian và công sức để sáng tạo nội dung có chiều sâu, thu hút người đọc. Bạn cần tập trung vào chất lượng hơn là số lượng bài viết để củng cố vị trí xếp hạng trên Google. Bạn có thể kết hợp các bài viết có nội dung ngắn cùng chủ đề thành một bài viết tổng quát và dài hơn. Như ví dụ dưới đây:
Thay vì đăng tải 2 bài viết với nội dung lần lượt là “ Ớt chuông cung cấp vitamin C giúp đẹp da” và “Uống trà xanh mỗi ngày để làn da được thư giãn”, bạn có thể tổng hợp các bài viết có chủ đề liên quan lại thành 1 bài viết “Những thực phẩm đẹp da nên dùng mỗi ngày”.
VI. Cách Google Rankbrain ghi nhận sự hài lòng của người dùng
Thuật toán RankBrain có thể tự điều chỉnh xếp hạng trang tìm kiếm và cho ra những kết quả khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Dựa trên các tiêu chí về mức độ tương tác của người dùng với trang web như chỉ số tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên, tỷ lệ thoát trang,... RankBrain sẽ đo lường và điều chỉnh kết quả tìm kiếm phù hợp và hiển thị cho người dùng.
Cụ thể hơn, khi người dùng tra cứu thông tin, Google RankBrain sẽ biến các truy vấn của người dùng thành dạng các khái niệm và hiển thị các kết quả của khái niệm đó.
Tiếp theo người dùng sẽ truy cập vào một trang web bất kỳ, nếu thông tin của website không đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm họ có thể vào trang khác hoặc quay lại SERP. Khi đó, sự ưu tiên trong xếp hạng kết quả truy vấn của website sẽ bị giảm đi. Khi người dùng đã hài lòng với thông tin được cung cấp trong website và không cần di chuyển đến trang nào khác, website đó sẽ được tăng mức độ ưu tiên.
VII. Sự khác biệt cơ bản giữa Hummingbird và Google Rankbrain là gì?
-
Hummingbird được biết là một thuật toán của Google có công dụng trích xuất ý nghĩa của toàn bộ thông tin nhập vào để truy vấn thay vì phải truy vấn ý nghĩa của các từ riêng lẻ. Hummingbird Google có thể hiểu thông tin mà người dùng đang cần và hiển thị những kết quả chính xác, chất lượng nhất.
-
RankBrain cung cấp các phản hồi, tín hiệu quan trọng từ người dùng giúp thuật toán nâng cao khả năng suy luận ý nghĩa của thông tin cần tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu, Hummingbird giống như một cỗ máy, trong cỗ máy đó sẽ có nhiều động cơ giúp nó hoạt động, và một trong số những động cơ đó là RankBrain.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu được ý nghĩa của Google RankBrain và cách để tối ưu hóa nội dung với thuật toán này. Để website được ưu tiên xếp hạng kết quả tìm kiếm bạn cần nắm rõ cách Google RankBrain vận hành. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với ORI để được nhận sự tư vấn từ đội ngũ chuyên viên marketing chuyên nghiệp của chúng tôi.
Thực hiện bởi: Ori Marketing Agency