2 yếu tố quan trọng để tạo nên một Evergreen content thành công

2 yếu tố quan trọng để tạo nên một Evergreen content thành công

Evergreen content là nội dung vẫn giữ được mức độ liên quan và giá trị của nó theo thời gian, bất kể xu hướng, sự thay đổi của ngành cũng như sự thay đổi và dòng chảy của thị trường.

Bài viết được lược dịch từ bài viết gốc Evergreen Content Explained: 2 Key Ingredients for Success của tác giả Si Quan Ong trên Ahrefs.

Hai tiêu chí để một nội dung luôn “evergreen”

Chủ đề “evergreen”

Các chủ đề “evergreen” là những chủ đề luôn nhận được sự quan tâm qua thời gian.

Ví dụ, miễn là mọi người vẫn còn cần phải mặc trang phục trang trọng thì “cách thắt cà vạt” chắc chắn vẫn sẽ là một chủ đề “evergreen” trong tương lai gần. Ngược lại, việc Liverpool F.C. xuất hiện trên Sân vận động Quốc gia Singapore là một chủ đề không “evergreen” bởi sự kiện này chỉ diễn ra ở một vài thời điểm, trong một vài dịp đặc biệt (năm 2009, 2022, 2023).

Duy trì được tính “evergreen”

Nội dung cần tiếp tục giữ được mức độ liên quan một thời gian dài sau khi đã đăng tải.

Ví dụ, video hướng dẫn cách thắt cà vạt này đã được đăng tải vào năm 2012. Dĩ nhiên, các bước thực hiện vẫn không có gì thay đổi nên không cần phải cập nhật. Google cũng nhận biết điều này, đó là lý do tại sao video này vẫn đứng vị trí cao trong xếp hạng:

Đây là lý do tại sao việc viết về số điểm bóng đá không phải là nội dung “evergreen”. Chủ đề “số điểm bóng đá” có thể là một chủ đề “evergreen”, nhưng nội dung sẽ không “evergreen” do điểm số bóng đá thay đổi hàng tuần.

Tạo nội dung “evergreen” như thế nào?

Đằng sau tiêu chí là “công thức” để tạo nội dung “evergreen”. Cụ thể, hãy tìm kiếm những chủ đề “evergreen” và tạo nội dung phù hợp.

Tìm kiếm chủ đề “evergreen”

Việc tìm kiếm chủ đề “evergreen” là việc tránh những chủ đề bị phụ thuộc bởi yếu tố thời gian và tập trung vào những chủ đề mà người dùng liên tục tìm kiếm trên Google.

Nếu một chủ đề là “evergreen” thì không nên đang ở trong giai đoạn trend có dấu hiệu đi xuống. Do đó, marketers nên nhìn vào đồ thị "trends" để xem xét chủ đề đó đang tăng hay giảm mức độ phổ biến theo thời gian.

Ví dụ, chủ đề “khai thác bitcoin” (bitcoin mining) có tiềm năng lưu lượng truy cập (Traffic Potential) cao nhưng đang giảm sút về mức độ phổ biến:

Bạn cũng có thể so sánh những xu hướng này với Google Trends:

Tạo ra nội dung “evergreen”

Việc tạo nội dung “evergreen” có nghĩa là tạo ra một điều gì đó giữ được mức độ liên quan (relevance) mà không bị phụ thuộc vào yếu tố thời điểm. Cũng tức là nội dung đó nên cho Google thấy rằng nó xứng đáng là kết quả tốt nhất của ngày hôm nay, ngày mai và cả nhiều tháng sau.

  • Phù hợp với mục đích tìm kiếm (Search Intent)

Mục đích tìm kiếm là ý định/ mong muốn/ lý do ẩn sau khi thực hiện một hoạt động tìm kiếm của người dùng. Google chỉ muốn xếp hạng những nội dung có liên quan, vậy nên marketers cần luôn cố gắng hiểu xem người dùng đang thật sự tìm kiếm những gì.

Để xác định mục đích tìm kiếm, hãy nhìn vào các kết quả đứng đầu tiên cho một từ khóa mục tiêu. Ví dụ, nếu xem xét kết quả hàng đầu cho “tai nghe không dây tốt nhất”, có thể thấy rằng hầu hết mọi người muốn xem danh sách những tai nghe không dây tốt nhất trong năm nay:

Vì vậy, nếu muốn có mặt trong bảng xếp hạng của từ khóa này, marketers cũng nên làm như vậy.

  • Đảm bảo có các chủ đề phụ (subtopics) quan trọng

Nếu các trang xếp hạng đầu tiên trên Google cùng viết về các chủ đề phụ tương tự nhau, thì nhiều khả năng đó là những nội dung quan trọng và là những gì người dùng mong đợi tìm thấy. Marketers có thể xem xét các từ khóa chung giữa các trang đứng đầu xếp hạng để tìm hiểu những chủ đề phụ này là gì.

Thao tác này sẽ mở ra báo cáo Content Gap và sẽ hiển thị cho bạn xếp hạng của tất cả những từ khóa phổ biến. Xem qua báo cáo và xem xét có bất kỳ chủ đề phụ nào nên đề cập hay không. Ví dụ, nếu đang viết về Pistol Squat (bài tập squat 1 chân), những chủ đề dưới đây sẽ là những chủ đề phụ tiềm năng:

  • Pistol squat progression (tiến hành squat 1 chân)
  • How to do a pistol squat (cách thực hiện bài tập squat 1 chân)
  • What is a pistol squat (squat 1 chân là gì)
  • Pistol box squat (động tác pistol box squat)
  • How hard is a pistol squat (squat 1 chân khó đến mức nào)

  • Đưa ra quan điểm hoặc giải pháp độc đáo

Nếu nội dung giống hệt như của tất cả mọi người thì độc giả không có động lực gì để chọn đọc nội dung này thay vì những bên khác. Họ có thể đơn giản là “click” vào bất kỳ bài viết nào trong kết quả tìm kiếm và vậy là xong.

Nếu muốn nội dung nổi bật hơn, marketers cần cung cấp một quan điểm hoặc giải pháp độc đáo nào đó mà những bài viết khác không có.

Làm thế nào để làm được điều này? Cách tốt nhất là viết từ kinh nghiệm cá nhân. Trải nghiệm sống của mỗi người là khác nhau, vì vậy, marketers có thể đưa ra một quan điểm mà người khác không có.

4 mẹo để tạo nội dung “evergreen”

Làm theo quy trình trên sẽ giúp marketers đi được 90%, nhưng tôi muốn chia sẻ thêm một số mẹo nữa để tạo ra nội dung “evergreen” hiệu quả hơn.

1. Tránh các góc nhìn chỉ có ý nghĩa trong thời gian ngắn

Một số content marketer thích đề cập đến văn hóa đại chúng trong bài viết của họ. Ví dụ, dưới đây là một bài viết về những gì một content marketer có thể học từ Vũ trụ Điện ảnh Marvel.

Trong trường hợp này, chủ đề là “evergreen”, nhưng nội dung thì không. Bài viết sẽ bị lãng quên khi sự quan tâm của công chúng với Marvel giảm bớt, hãy xem thử kết quả sau:

Nếu muốn tạo ra nội dung “evergreen”, hãy tránh việc sử dụng các góc nhìn hoặc chọn tham chiếu theo xu hướng nhất thời.

2. Cân nhắc khi sử dụng ngôn ngữ có yếu tố thời gian

Nếu có thể, marketers nên tránh sử dụng các từ và cụm từ sẽ làm cho nội dung bị “lỗi thời”:

  • Earlier this year (đầu năm nay)
  • Last month (tháng trước)
  • Yesterday (hôm qua)
  • 202X (năm 202X)

Cần lưu ý rằng đây không phải là một quy tắc buộc phải tuân theo. Nếu yếu tố mới quan trọng trong bài viết thì hãy bỏ qua điều này.

3. Cập nhật nội dung định kỳ

Mặc dù trạng thái lý tưởng nhất là duy trì được mức độ liên quan bền bỉ qua năm tháng, thực tế là đôi khi vẫn sẽ có những thay đổi. Đó có thể là một nghiên cứu mới, quan điểm mới và quy trình mới xuất hiện trong lĩnh vực đó.

Khi điều đó xảy ra, marketers sẽ muốn cập nhật nội dung. Và tin tốt là những cập nhật này có thể giúp tăng lưu lượng tìm kiếm cho trang (search traffic).

Ví dụ, chủ đề “công cụ SEO miễn phí” là một chủ đề “evergreen”và có thể thấy là công cụ SEO miễn phí thì ít khi thay đổi. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ChatGPT đã khiến chúng tôi phải cập nhật lại bài viết.

Điều này đã dẫn đến việc lưu lượng tìm kiếm tăng đột ngột:

4. Xây dựng liên kết (links) đến nội dung

Liên kết là một yếu tố xếp hạng quan trọng trên Google. Các trang có liên kết thường xếp hạng cao hơn.

Kiểm tra Keyword Difficulty (độ khó của từ khóa) trong Ahrefs' Keywords Explorer để ước lượng số lượng liên kết (backlinks) marketers đang cần:

Ví dụ về nội dung “evergreen”

Ngay cả khi chúng được xuất bản cách đây một thời gian, nội dung “evergreen” vẫn có thể tạo ra một lượng lớn lưu lượng truy cập, chẳng hạn như video cách thắt cà vạt. Nhưng đó không phải là ví dụ duy nhất, hãy xem tiếp 3 ví dụ dưới đây

1. Natasha’s Kitchen – Công thức làm Meatloaf (bánh thịt xay)

Mặc dù công thức này đã được xuất bản vào năm 2019, song vẫn gây được tiếng vang lớn và tạo ra khoảng 1,1 triệu lượt truy cập tìm kiếm hàng tháng.

2. Builtin – Công nghệ Blockchain là gì?

Đến thời điểm hiện tại, công nghệ blockchain chưa có quá nhiều sự thay đổi so với thời điểm ban đầu. Đó là lý do tại sao bài viết này vẫn tạo ra khoảng 20,400 lượt truy cập tìm kiếm hàng tháng mặc dù nó đã được xuất bản vào năm 2020.

3. 16Personalities – INTJ

Mặc dù chỉ số phân loại tính cách Myers–Briggs (MBTI) được phân loại là ngụy khoa học, nó vẫn phổ biến như một bài kiểm tra tính cách (đặc biệt là ở Hàn Quốc).

Điều này có lẽ giải thích tại sao bài viết về một trong những loại tính cách vẫn tạo ra khoảng 176.000 lượt truy cập tìm kiếm hàng tháng mặc dù đã được xuất bản vào năm 2015:

Một số câu hỏi thường gặp về nội dung “evergreen”

Tại sao nội dung “evergreen” quan trọng?

Mỗi khi xuất bản nội dung về một chủ đề thịnh hành thì ban đầu sẽ nhận được một lượng truy cập lớn. Theo thời gian, khi sự quan tâm giảm đi, lượng truy cập cũng biến mất.

Do đó, marketers phải tiếp tục xuất bản nội dung để có được lưu lượng truy cập.

Nhưng nếu tạo nội dung “evergreen” xoay quanh các chủ đề “evergreen” marketers sẽ có khả năng thu hút ổn định một lượng truy cập tự nhiên mà không phải lo lắng về sự giảm đột ngột sau một hoặc hai tuần.

Nội dung nào không phải là nội dung “evergreen”?

Nội dung không “evergreen” là nội dung nhắm đến một trào lưu và nhanh chóng trở nên lỗi thời. Ví dụ:

  • Tin tức hoặc bài viết về tin tức nóng.
  • Các trào lưu hoặc xu hướng hiện tại.
  • Nội dung nhắm đến các sự kiện chỉ diễn ra một lần.

Các định dạng nội dung “evergreen” phổ biến là gì?

Định dạng nội dung phụ thuộc vào chủ đề “evergreen” mà marketers đang nhắm đến. Nhưng rất có thể nó chính là biến thể thuộc một trong số những định dạng sau:

  • Guides (hướng dẫn)
  • How-tos (cách thực hiện)
  • Listicles (danh sách)
  • Tools (công cụ)
  • Reviews (đánh giá)
  • Glossaries (thuật ngữ)
  • Case studies (nghiên cứu tổng hợp)

Jeff Bezos từng nói: “Hãy tập trung vào những điều không thay đổi”.

Nếu muốn có lưu lượng truy cập đều đặn đến blog theo thời gian, marketers nên nhắm đến những chủ đề “evergreen”. Sau đó, hãy làm việc để duy trì trạng thái “evergreen” của chúng bằng cách xuất bản và quảng bá lại.

* Nguồn: Ahref