6 chiến lược marketing ngành phần mềm hiệu quả nhất
Xây dựng chiến lược marketing ngành phần mềm không hề dễ dàng như người ta tưởng, bởi chính sự phức tạp của sản phẩm và sự cạnh tranh từ một thị trường luôn có sự đổi mới về công nghệ. Vậy chiến lược nào để đưa thương hiệu phần mềm của bạn chiếm lĩnh thị trường? Ori Agency sẽ chia sẻ 6 chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho các công ty phần mềm đang lo lắng mở rộng tiếp thị kỹ thuật số.
I. Marketing ngành phần mềm là gì?
Ngành phần mềm là ngành chuyên nghiên cứu về quy trình, cách thức hoạt động và kiểm tra, đánh giá, bảo trì các chương trình trên hệ thống máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Marketing ngành phần mềm là một hình thức hoạt động giúp kết nối công ty cung cấp phần mềm với khách hàng, thu hút họ lựa chọn sản phẩm công nghệ của mình và duy trì mối quan hệ lâu dài giữa cả hai.
Trong ngành công nghiệp phần mềm, các sản phẩm của ngành là vô hình và phức tạp nên khách hàng rất khó có thể hiểu đầy đủ về chúng. Do đó, Marketing rất quan trọng để các công ty phần mềm công bố, truyền đạt đầy đủ và chính xác giá trị của sản phẩm và dịch vụ một tới khách hàng tiềm năng.
II. 6 chiến lược Marketing ngành phần mềm hiệu quả nhất
Lĩnh vực công nghệ trong thời đại hiện nay ngày càng phát triển. Việc lựa chọn chiến lược Marketing ngành phần mềm cần có một kế hoạch rõ ràng và các công cụ tiếp thị phù hợp. Dưới đây là 6 chiến lược tiếp thị thực sự hiệu quả cho các công ty phần mềm.
1. Định hướng tính cách sản phẩm và nhu cầu nơi công chúng
Xác định tính cách sản phẩm và nhu cầu nơi công chúng là chiến lược đầu tiên và quan trọng trong việc giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm. Vậy chúng ta cần làm gì khi Marketing ngành phần mềm theo chiến lược này?
Định hướng tính cách sản phẩm chính là kể câu chuyện độc đáo, độc quyền chỉ có ở thương hiệu của bạn. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng một cái tên kỳ lạ, các quảng cáo hài hước hoặc mang tính học thuật với những hình ảnh sản phẩm tạo hứng thú và mang lại niềm vui cho khách hàng. Đừng sử dụng quá nhiều thuật ngữ kỹ thuật để nói về sản phẩm của mình. Hãy nói chính xác những gì phần mềm của bạn cung cấp được nhưng cũng cần nhấn mạnh những giá trị khác biệt của nó, cách phần mềm của bạn sẽ thay đổi hoạt động kinh doanh của khách hàng tốt hơn như thế nào.
Về định hướng nhu cầu nơi công chúng chính là xác định ai đang cần mua sản phẩm của bạn. Khi nói đến phần mềm, hành trình của khách hàng không phải lúc nào cũng rõ ràng vì họ không nhất thiết sẽ là người đưa ra quyết định mua hàng. Chiến lược tiếp thị ngành phần mềm có thể nhắm tới người dùng mục tiêu là người mua, người sử dụng, những người có ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng và thậm chí cả C-Suite. Bạn cần xây dựng chân dung người mua thật kỹ lưỡng, chính xác để việc tiếp thị đảm bảo tiếp cận đúng những người thực sự đưa ra quyết định mua hàng.
2. Tập trung mô tả công dụng và tính năng sản phẩm
Tập trung mô tả công dụng và tính năng sản phẩm, cho thấy sự khác biệt của phần mềm so với sản phẩm khác sẽ mang đến thành công khi bạn Marketing cho phần mềm mới. Để làm được việc này, bạn cần làm cho khách hàng gọi đúng tên sản phẩm của mình và biết phần mềm này dùng vào việc gì.
Để khách hàng gọi đúng tên sản phẩm, bạn cần đặt tên giúp người dùng dễ dàng phân biệt phần mềm của bạn với tất cả các phần mềm khác. Để giới thiệu về công dụng và tính năng sản phẩm, công ty có thể tung ra một clip quảng cáo chỉ dẫn cách sử dụng phần mềm này vào nhiều mục đích khác nhau. Bạn cần tìm được từ ngữ chính xác để mô tả sản phẩm và phương tiện thích hợp để truyền đạt đến người tiêu dùng. Chiến lược Marketing ngành phần mềm này đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của người làm quảng cáo và là giai đoạn không thể bỏ qua trong quá trình giới thiệu sản phẩm.
3. Chứng minh sản phẩm, dịch vụ thực sự hữu ích
Để chứng minh sản phẩm, dịch vụ thực sự hữu ích bạn nên tận dụng sức mạnh truyền thông. Dùng truyền thông để chứng minh tác dụng thực sự của phần mềm và vượt qua sự hoài nghi của khách hàng về công dụng sản phẩm. Đó chính là cách Marketing ngành phần mềm rất hiệu quả.
Bạn có thể hợp tác với các blogger, chuyên gia trong ngành và các kênh truyền thông xã hội để giúp công chúng có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm. Chính những đánh giá, nhận xét có giá trị từ các blogger, chuyên gia nổi tiếng sẽ tác động và làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, kể những câu chuyện về thành công của khách hàng đã dùng sản phẩm và dịch vụ bên bạn cũng là cách chứng minh sự tuyệt vời của phần mềm.
4. Cung cấp bản demo miễn phí
Trải nghiệm thực tế trước khi đưa ra quyết định mua hàng là tâm lý, mong muốn chung của hầu hết người dùng, nhất là với sản phẩm công nghệ. Các công ty phần mềm cần chuẩn bị bản demo miễn phí để khách hàng dùng thử, sẵn sàng trao đến tay người dùng bất cứ cứ khi nào và bất cứ nơi nào bạn tiếp thị nó. Bạn cũng có thể chia sẻ phiên bản phần mềm dùng thử trên trang web của công ty. Phiên bản này sẽ có sự giới hạn về thời gian và quyền truy cập vào các tính năng, miễn là nó cho người dùng thấy họ sẽ nhận được lợi ích gì khi mua phiên bản đầy đủ.
5. Tạo nội dung có thương hiệu
Tạo nội dung có thương hiệu là điều quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín và thiện cảm trong mắt khách hàng để họ lựa chọn sản phẩm và gắn bó lâu dài với công ty. Nội dung content khi marketing ngành phần mềm đừng chỉ chú trọng giới thiệu và bán sản phẩm. Trên các công cụ tìm kiếm, bạn cần cung cấp thêm các thông tin giá trị cho khách hàng như mẹo hay về công nghệ, kiến thức chuyên ngành hữu ích, thậm chí là thông tin không liên quan trực tiếp đến sản phẩm của mình. Khi khách hàng dần cho rằng thương hiệu của bạn như nguồn thông tin đáng tin cậy thì việc mua sản phẩm về sau không còn khó.
6. Chạy các chiến dịch quảng cáo
Ngoài xây dựng nội dung có thương hiệu trên trang web, công ty phần mềm cũng nên xem xét việc chạy các chiến dịch quảng cáo. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là sử dụng quảng cáo tính phí cho mỗi lần nhấp chuột PPC. Chạy quảng cáo giúp bạn có cơ hội tiếp thị và cả bán hàng, đồng thời giúp công việc tiếp thị cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Marketing ngành phần mềm cần xem xét tất cả các chiến lược trên để tạo ra một chiến lược tiếp thị vững chắc, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu riêng của mỗi công ty. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp bạn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi.
III. Lợi ích khi ứng dụng Digital Marketing cho công ty phần mềm
Digital Marketing hay còn gọi là Marketing kỹ thuật số. Nó bao gồm Marketing Offline (marketing trực tiếp) và Marketing Online (marketing trực tuyến). Khi marketing ngành phần mềm, đầu tư vào Digital Marketing được thực hiện bởi đội ngũ những người tài năng, có kinh nghiệm sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho thương hiệu của bạn.
1. Theo dõi chiến dịch Marketing tốt hơn
Không giống như các hình thức tiếp thị truyền thống, có thể hoặc không thể đo lường được, tiếp thị qua Internet rất dễ theo dõi và giám sát. Ứng dụng Digital Marketing với các công cụ phân tích dữ liệu phù hợp có thể tìm hiểu, đo lường và đánh giá những thông tin quan trọng một cách cụ thể như: Số lượng khách hàng tiềm năng, bao nhiêu người đã nhấp vào liên kết, số lượng đăng ký, doanh thu, lợi nhuận và nhiều yếu tố khác.
Với những phân tích chi tiết này, bạn có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả Marketing hiệu quả hơn.
2. Cơ hội xây dựng thương hiệu bền vững
Ứng dụng Digital Marketing khi marketing ngành phần mềm mang tới cho các công ty cơ hội xây dựng thương hiệu tốt hơn. Bên cạnh mục đích chính là bán hàng, Marketing Offline và Marketing Online còn luôn cho phép bạn xây dựng các nội dung thông tin hữu ích và có giá trị với khách hàng tiềm năng, từ đó gây dựng uy tín và nhận thức về thương hiệu. Điều này tạo cơ hội cho công ty phần mềm định vị được thương hiệu của mình như một nguồn địa chỉ đáng tin cậy.
3. Bán hàng và cung cấp dịch vụ kết hợp
Digital Marketing mang tới sự kết nối dễ dàng giữa nhà cung cấp phần mềm và khách hàng muốn sử dụng sản phẩm, giúp việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn và còn nhiều hơn thế nữa, đó là sự thông tin, giáo dục, chia sẻ và gắn kết với nhau. Kênh tiếp thị truyền thống chỉ tập trung tiếp thị sản phẩm và yêu cầu mua hàng. Còn trên Internet, hành động mua hàng và doanh số bán hàng được thúc đẩy bởi những giá trị, chia sẻ của nhà tiếp thị hơn là bởi kỹ thuật bán hàng cứng nhắc. Tiếp thị qua Internet không chỉ có người quảng cáo gửi tin nhắn cho khách hàng mà còn cho phép người tiêu dùng đặt câu hỏi, chia sẻ ý kiến của họ và thậm chí giới thiệu sản phẩm của bạn cho người khác. Những điều này tạo ra mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.
Ngoài thế mạnh về bán hàng, Digital Marketing còn cung cấp dịch vụ kết hợp để mang tới chu kỳ tiếp thị nhanh hơn. Với tiếp thị truyền thống, công ty có thể mất hàng tuần để triển khai chiến dịch và thêm vài tuần nữa để chờ mua hàng hoặc gọi điện để dùng thử. Với Internet, cùng một lúc bạn có thể gửi nhiều email và đăng hàng chục tin khác nhau, mang tới cơ hội tăng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng tiềm năng trong suốt quá trình triển khai chiến dịch.
Trên đây là những chia sẻ về các chiến lược Marketing ngành phần mềm đem lại hiệu quả nhất. Nếu bạn đang mong muốn cải tiến chiến lược tiếp thị phần mềm của mình, Ori Agency sẵn sàng và tự tin giúp được bạn.
Thực hiện bởi: Ori Marketing Agency