Bounce rate là gì? Cách để giảm bounce rate cho trang web của doanh nghiệp

Bounce Rate là chỉ số quan trọng trong SEO cho bạn biết chất lượng website của mình có tốt không? Vậy Bounce Rate là gì? Tỷ lệ Bounce Rate nên cao hay thấp thì có lợi cho doanh nghiệp? Bạn hãy cùng ORI tìm hiểu qua bài viết này nhé!

I. Bounce Rate là gì?

Nhiều người thắc mắc Bounce Rate hay tỷ lệ thoát trang là gì? Thực chất đây là tỷ lệ thoát trang là phần trăm số phiên chỉ truy cập một trang duy nhất trên website và sau đó rời đi luôn không có bất kỳ tương tác nào trên trang. Ví dụ, trong 100 người cùng trung cập vào web của bạn chỉ có 20 người ở lại và 80 người rời đi. Thì số người rời đi đó sẽ tương ứng với tỷ lệ Bounce Rate của bạn là 80%.

Bounce Rate được coi là chỉ số quan trọng của website vì:

  • Bounce Rate thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào website. Bounce Rate càng cao chứng tỏ nội dung của bạn không đáp ứng được nhu cầu người dùng. Điều này khiến họ rời đi sang những website khác tìm thông tin.

  • Website bị Google đánh giá chất lượng kém dựa trên trải nghiệm không tốt của người dùng. Từ đó khiến xếp hạng web của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm không cao.

bounce-rate-la-gi

Bounce Rate còn được gọi là tỷ lệ thoát trang là phần trăm số phiên chỉ truy cập một trang duy nhất trên website và sau đó rời đi luô

 

II. Tỷ lệ Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ  Bounce Rate càng nhỏ thì càng có lợi cho Website. Vậy Bounce Rate bao nhiêu là tốt? Trên thực Bounce Rate tốt nhất là nên dưới 60%. Những Website thuộc dạng tin tức được người dùng vào đọc hằng ngày. Họ sẽ đọc từ bài này sang bài khác nên khiến tỷ lệ Bounce Rate thấp. 

Đối với những website trên Google hoặc trên các trang quảng cáo thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Vì sự tương tác của người đọc trong những web này không nhiều.

III. Nguyên nhân làm gia tăng Bounce rate là gì?

Những nguyên nhân làm Bounce Rate tăng cao có thể kể tới như:

1. Tốc độ tải trang chậm

Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng. Nếu phải chờ đợi lâu sẽ khiến người dùng không hài lòng và thoát khỏi trang web. Tốc độ tải trang càng lâu sẽ khiến tỷ lệ Bounce Rate càng cao do số lượng người dùng thoát ra nhiều. 

Ngoài ra, tốc độ tải trang còn ảnh hưởng tới xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Google chỉ cho một lượng thời gian rất ngắn để các website hiển thị nội dung theo từ khóa được tìm kiếm. Nếu vượt quá thời gian đó mà web chưa tải được nội dung sẽ mất cơ hội xếp hạng trên trang nhất. Xếp hạng của website càng thấp thì cơ hội tiếp cận với người dùng càng thấp.

2. Nội dung bài viết kém chất lượng

Nội dung trên website mà không đáp ứng được nhu cầu người đọc sẽ không có tính thuyết phục. Họ sẽ thoát khỏi website và tìm kiếm những trang web khác chất lượng hơn. 

Ngược lại nếu website của bạn cung cấp những thông tin giá trị sẽ nhận được sự phản ứng tốt từ người dùng. Điều này làm họ muốn đọc và tương tác thường xuyên hơn với trang của bạn. Từ đấy làm tỷ lệ Bounce Rate giảm xuống một cách tự nhiên.


bounce-rate-la-gi

 

3. Trải nghiệm trên web của người dùng không tốt

Trải nghiệm của người dùng bị ảnh hưởng bởi bố cục, màu sắc, hình ảnh,... trên website. Nếu trang web có giao diện đẹp mắt, bố cục rõ ràng kết hợp với hình ảnh bắt mắt sẽ gây ấn tượng tốt với người đọc. Điều này sẽ khiến họ muốn ở lại trên trang lâu hơn và đọc nhiều bài viết khác. Nhờ vậy giúp tỷ lệ Bounce Rate thấp do lượng người truy cập thoát trang ít.

4. Không có internal link trong các bài viết

Việc người dùng vào một bài viết trong web của bạn rất dễ xảy ra. Nhưng mặc dù có nhiều lượt truy cập vào web rồi mà tỷ lệ thoát trang vẫn cao. Vậy điều làm tăng tỷ lệ Bounce Rate là gì mặc dù lượng truy cập vào web khá nhiều? Đó là bởi vì không có internal link. 

Internal link sẽ dẫn dắt người dùng từ bài viết này qua bài viết khác một cách tự nhiên. Điều này giúp giảm tình trạng thoát trang sau khi người dùng đã đọc hết thông tin ở trang đầu tiên. Nếu nội dung của bạn không có liên kết nội bộ sẽ làm họ không biết phải làm gì tiếp sau khi đọc xong. Điều này dẫn tới việc họ sẽ thoát khỏi trang ngay sau đó làm Bounce Rate tăng lên.

5. Tiêu đề và meta không tương thích với nội dung

Một vài bài viết đặt tiêu đề và meta cực kì ấn tượng để thu hút sự chú ý của người đọc. Do vậy khiến họ click vào bài viết làm tăng lượng truy cập website. Tuy nhiên, sau đó người đọc phát hiện ra nội dung bên trong lại khác xa với tiêu đề. Việc này khiến họ cảm thấy mình bị đánh lừa và tốn thời gian với những bài viết kém chất lượng. Dẫn tới việc họ sẽ thoát trang ngay khiến tỷ lệ Bounce Rate gia tăng.

6. Lỗi kỹ thuật khi xây dựng web

Nếu mọi yếu tố thu hút người đọc đều tốt nhưng người xem vẫn thoát ra, vậy thì nguyên nhân khiến gia tăng Bounce Rate là gì trong trường hợp này? Rất có khả năng đó là lỗi kỹ thuật. Lỗi kỹ thuật sẽ khiến người đọc không tải được web khiến họ thoát trang tìm tới website khác. Một số lỗi kỹ thuật phổ biến hay gặp ở website là 404, lỗi javascript, lỗi plugin,…


bounce-rate-la-gi
 

 

IV. Cách để giảm Bounce Rate là gì khi sử dụng WordPress?

Khi đã hiểu Bounce Rate là gì thì bạn cần tìm cách để giảm tỷ lệ này xuống thấp nhất có thể. Mục đích là để nâng cao trải nghiệm của người dùng và giúp cho website thăng hạng trên công cụ tìm kiếm. Sau đây là những gợi ý giúp bạn giảm Bounce Rate hiệu quả:

1. Mang đến những nội dung, thông tin có ích cho người đọc 

Để giữ chân được người đọc bạn cần cung cấp những thông tin hữu ích giải quyết được vấn đề của họ. Nếu bạn chỉ chạy theo những bài viết chuẩn SEO mà bỏ qua lợi ích của người dùng thì họ sẽ rời bỏ web của bạn. Vì thế bạn cần nâng cao chất lượng nội dung bài viết bên cạnh tối ưu hóa SEO.

Song song với đó, website của bạn cần liên tục cập nhật các nội dung mới để thu hút độc giả. Một website chỉ toàn những nội dung cũ và ít khi được cập nhật sẽ khiến người đọc cảm thấy sự thiếu nhiệt tình của quản trị viên. Điều này khiến họ cảm thấy nhàm chán và sẽ thoát khỏi trang ngay sau đó.

2. Tăng tốc độ tải trang

Như đã nói ở trên tốc độ tải trang chậm sẽ khiến người đọc mất kiên nhẫn mà thoát website. Đặc biệt, những người bận rộn thì thời gian tìm kiếm thông tin của họ càng phải nhanh. Vì thế họ sẽ ưu tiên những website có tốc độ tải trang nhanh giúp việc tìm kiếm thuận lợi.

Bạn có thể sử dụng những công cụ như Google Pagespeed, Pingdom, Lighthouse để kiểm tra tốc độ website của mình. Thông qua các phân tích bạn sẽ có thêm dữ liệu để cải thiện tốc độ web của mình.

bounce-rate-la-gi

3. Nén hình ảnh

Nhiều người không hiểu tác động của việc nén hình ảnh đối với Bounce Rate là gì. Kích thước của ảnh cũng ảnh hưởng tới tốc độ tải trang. Nếu muốn tăng tốc độ tải trang của mình lên thì bạn nên nén hình ảnh. Việc này cũng giúp hạ Bounce Rate cho website một cách tự nhiên.

Một trong những công cụ nén ảnh miễn phí bạn có thể tham khảo là TinyPng. Sử dụng công cụ này giúp cho ảnh của bạn giảm tới 80% so với kích thước ban đầu. Còn nếu bạn muốn sử dụng plugin nén ảnh để tiết kiệm thời gian thì có thể cài đặt WP SmushIt.

4. Nâng cao trải nghiệm của người dùng

Trải nghiệm của người dùng càng thoải mái thì họ sẽ càng ở lại trang web lâu hơn khiến cho Bounce Rate giảm. Vậy câu hỏi đặt ra là những điều bạn cần làm để giảm tỷ lệ Bounce là gì?

4.1. Tối ưu giao diện và tính năng web trên di động

Hiện nay rất nhiều người sử dụng điện thoại thông minh thay cho máy tính để làm việc. Nên họ rất quan tâm tới tốc độ trang web trên di động để thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin. Đó là lý do Google ưu tiên và đánh giá cao những website có tốc độ và trải nghiệm tốt trên điện thoại. 

Vì vậy bạn cần đảm bảo WordPress của mình có giao diện trên mobile để đáp ứng nhu cầu người dùng. Việc này sẽ giúp giảm đáng kể tỷ lệ Bounce Rate trên website của bạn.


bounce-rate-la-gi

4.2. Redirect những trang bị lỗi 404

Người dùng có thể không hiểu ảnh hưởng của lỗi 404 lên Bounce Rate là gì. Hiểu đơn giản là những trang bạn điều hướng đến không còn tồn tại, bị lỗi kỹ thuật,... nói chung là không truy cập được.

Nếu gặp trường hợp này, bạn nên thực hiện chuyển hướng trang bị lỗi 404 đến trang hữu ích. Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng Yoast SEO Premium để chuyển hướng các trang bị lỗi. Điều này sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ người dùng thoát trang xuống.

4.3. Trình bày bài viết tốt

  • Viết nội dung dài trên 2000 chữ sẽ giúp bạn giữ người dùng lâu hơn trên trang của mình. Đồng thời tăng khả năng xếp hạng cao hơn cho website của bạn.

  • Viết tiêu để rõ ràng để người đọc biết được nội dung bài viết muốn truyền tải. Đồng thời chủ đề của bài viết phải hấp dẫn và thu hút người đọc.

  • Trình bày nội dung logic và rõ ràng để người đọc dễ hiểu và nắm bắt.

  • Thêm các bullet hoặc danh sách để người đọc dễ tìm thông tin.

  • Dùng font và để cỡ chữ phù hợp giúp người dùng dễ đọc.

  • In nghiêng và in đậm những từ khóa chính và từ khóa phụ trong bài.

  • Hình ảnh phải rõ nét và phù hợp với nội dung bài viết để người đọc hiểu thêm nội dung bài viết. Lưu ý, bạn cần phân bố ảnh và chữ cho hài hòa để tạo nên tổng thể cân đối.

  • Thêm video vào bài viết để tăng độ trực quan và sinh động.

  • Chia các đoạn trong bài viết cho dễ nhìn và tiện theo dõi. Mỗi đoạn khoảng 2 - 5 câu và không vượt quá 5 dòng.

  • Sử dụng các tiêu đề phụ giúp người đọc nắm bắt và hiểu nhanh hơn nội dung bài viết.

bounce-rate-la-gi

4.4 Sử dụng các liên kết nội bộ (internal link)

Chèn link nội bộ một cách khéo léo sẽ dẫn dắt người đọc tốt hơn trên trang của bạn. Nên chèn liên kết vào đúng chỗ và đúng cách để tăng tính tò mò của người đọc. Từ đó họ mới click vào đường link để đọc những nội dung khác trên trang của bạn. Sử dụng liên kết nội bộ không những giúp thứ hạng website của bạn tăng lên mà còn giúp giảm Bounce Rate hiệu quả.

5. Tăng sự tương tác

Tất nhiên không cần phải giải thích tác dụng của việc tăng tương tác đối với Bounce Rate là gì. Tương tác cao sẽ khiến người dùng muốn ở lại lâu hơn để xem nội dung và tương tác với trang. 

Để tăng sự tương tác của người dùng trên trang bạn hãy thêm những yếu tố kích thích sự tò mò của họ. Ví dụ như thêm video, infographic, quiz,... vào bài viết của mình. Một số plugin WordPress hỗ trợ bạn tạo yếu tố tương tác trên trang gồm Wedgie, PollDaddy và Hypotext.

6. Bài viết liên quan

Bài viết liên quan cũng là cách để giữ người đọc lâu hơn trên web của bạn. Các bài viết này phải có cùng tag hoặc category với bài viết người dùng đang xem. Từ đấy sẽ khiến họ muốn đọc thêm để tìm hiểu sâu về từ khóa mình đang tìm kiếm. Các plugin WordPress bạn có thể dùng để thực hiện việc này gồm WordPress Popular Posts, Inline Related Posts và Contextual Related Posts.

7. Bổ sung các nội dung cũ

Đối với những website hoạt động đã lâu thì lượng bài viết cũ sẽ rất lớn. Bạn có thể tận dụng chính những nội dung sẵn có này để gây chú ý với người đọc. Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần bổ sung thêm những nội dung mới, nội dung đang được nhiều người quan tâm. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian sáng tạo những nội dung mới nhưng vẫn đảm bảo website hoạt động liên tục.


bounce-rate-la-gi

 

8. Sử dụng Popup phù hợp

Pop Up là các mẩu quảng cáo thường xuất hiện ngay lúc bạn truy cập website. Hình thức này khiến người dùng cảm thấy phiền toái mà thoát khỏi trang web. Do vậy hãy dùng popup hợp lý, tránh những quảng cáo có thời lượng quá lâu. Đặc biệt là những quảng cáo có nội dung không hấp dẫn người dùng. Một mẹo nhỏ giúp bạn giữ người đọc lâu hơn là hãy sắp đặt một đoạn quảng cáo ngắn xuất hiện ngay khi họ có ý định thoát.

9. Hạn chế quảng cáo

Người đọc rất ghét việc một đoạn quảng cáo chen vào nội dung đang đọc. Họ sẽ cảm thấy mất hứng dẫn tới tới trải nghiệm không tốt. Nếu người dùng kiên nhẫn họ sẽ đợi hết đoạn quảng cáo rồi đọc tiếp bài viết. Hoặc với những người cảm thấy phiền họ sẽ thoát ra ngay. Nên bạn cần cân nhắc kỹ sử dụng quảng cáo để không làm ảnh hưởng tới người đọc.

Như vậy sau khi đọc bài viết này bạn đã hiểu Bounce Rate là gì. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng trang web của bạn không tốt. Vì thế bạn cần giảm Bounce Rate xuống càng thấp càng tốt. Nếu bạn cần tư vấn để giúp website có tỷ lệ Bounce Rate thấp, hãy liên hệ với ORI. Đội ngũ chuyên gia marketing của công ty sẽ đem tới giải pháp tốt nhất cho trang web của bạn.

Thực hiện bởi: Ori Marketing Agency