Dự đoán xu hướng hành vi khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng những năm tới
Giai đoạn tới sẽ là giai đoạn chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng tại các nhà hàng.
Trải qua hàng loạt các biến đổi về đời sống trong 4 năm liền đã khiến họ không chỉ xem xét việc dùng bữa tại các nhà hàng dựa trên chất lượng món ăn mà còn là trải nghiệm toàn diện tại nhà hàng.
Vì vậy, những thay đổi này đòi hỏi ngành nhà hàng không chỉ cải thiện sản phẩm mà còn phải thích nghi với những yêu cầu mà khách hàng đặt ra, từ việc sáng tạo thực đơn đến cách thức quản lý và tương tác với khách hàng. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ những xu hướng và thay đổi trong hành vi khách hàng trở nên vô cùng quan trọng để có thể phát triển và duy trì sức hút của nhà hàng một cách lâu dài.
Dưới đây là 5 xu hướng chính trong ngành nhà hàng trong những năm tới
-
Khách hàng thay đổi thói quen trong việc lựa chọn bữa ăn tại nhà hàng
Một vài năm trở lại đây là khoảng thời gian khó khăn đối với các nhà hàng.
Bắt buộc phải đóng cửa trong suốt đại dịch Covid-19, khiến khách hàng hàng quen với lối sống đại dịch nên một vài khách hàng không còn hứng thú để quay lại, khi lệnh đóng cửa bị dỡ bỏ. Giờ đây, với tình trạng lạm phát kéo theo chi phí tăng khiến người tiêu dùng bắt buộc phải ‘’ thắt lưng buộc bụng’’, chi tiền cho một bữa ăn bên ngoài là một thứ gì đó xa xỉ.
Các cuộc thảo luận trên mạng xã hội của người tiêu dùng xoay quanh chủ đề về nhà hàng đang giảm dần, giảm 33% từ ngày 1 tháng 6 năm 2022 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023 so với 12 tháng trước.
Nhìn vào biểu đồ dưới đây có thể thấy những lượt đề cập tích cực thậm chí còn giảm nhiều hơn là những lượt đề cập tiêu cực. Trong cùng thời gian, số lượt đề cập tích cực giảm gần 50%.
Khi đại dịch vừa xuất hiện, khoảng cách giữa lượt nhắc đến tích cực và tiêu cực có khoảng cách khá lớn, nhưng đã dần bị thu hẹp lại vào năm 2022. Đây là sự khác biệt lớn so với năm 2019.
Giá cả tăng là một chủ đề tiêu cực đang được thảo luận nhiều nhất về các nhà hàng.
Người tiêu dùng chia sẻ rằng họ sẽ không ra ngoài ăn nữa vì quá đắt. Cũng chính vì vậy mà họ cũng đòi hỏi chất lượng của đồ ăn và dịch vụ phải tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra.
Giá cả và những trải nghiệm thất vọng chính là 2 lý do chính khiến khách hàng thảo luận tiêu về nhà hàng.
Vậy thì các thương hiệu nhà hàng sẽ cần làm gì để giữ chân khách hàng?
Họ cần đảm bảo rằng họ sẽ không phụ lòng mong đợi của khách hàng. Trong các cuộc thảo luận, người tiêu dùng chỉ ra rằng họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn nếu đồ ăn thực sự chất lượng, thêm vào đó là chất lượng dịch vụ tuyệt vời.
Tất nhiên, các nhà hàng cũng sẽ cảm thấy khó khăn. Thách thức là tìm ra những cách tiết kiệm chi phí để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng mà không đẩy giá lên cao hơn nữa.
2.Người tiêu dùng đang dần trở nên thoải mái với việc đi ăn một mình
Cuộc thảo luận về việc đi ăn một mình đang dần trở nên phổ biến hơn trong những năm qua. Họ nói rằng họ họ muốn bị ép phải giao lưu, phải trò chuyện cũng như là tự do đi mọi nơi họ muốn.
Từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023, các cuộc thảo luận xung quanh việc đi ăn một mình tăng 24% so với cùng kì năm ngoái.
Người tiêu dùng họ cảm thấy rằng không thoải mái bởi vì họ không biết ngồi ở đâu khi chỉ đi một mình đặc biệt là các nhà hàng không có khu vực quầy bar.
Các nhà hàng có thể cung cấp một chỗ ngồi dành cho những người như vậy để tối ưu trải nghiệm đi ăn một mình.
Với việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề tài chính khi đi ăn ngoài, trải nghiệm sẽ rất tuyệt vời nếu nhà hàng quan tâm đến tâm tư của họ.
"Mình không cảm thấy cô đơn vì có thể vừa ăn, vừa giải trí bằng những việc mình thích như đọc sách, lướt mạng xã hội, chơi game. Mình không muốn gượng ép bạn bè đi ăn cùng mình vì ai cũng bận rộn với cuộc sống, công việc riêng", Quang Việt chia sẻ.
"Dù đi một mình, không ai có vẻ cô đơn cả. Tất cả đều tất bật và chìm đắm trong thế giới của riêng mình. Không chuyện trò, chỉ có âm thanh của ăn uống và bát đũa va vào nhau", Kiều Trinh kể.
Kiều Trinh nói rằng cô không phải là người đam mê các hoạt động dành cho một người, nhưng cảm thấy việc dùng bữa một mình trong hàng quán không có gì bất thường. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp của cô cũng dùng bữa một mình ít nhất 2 - 3 lần mỗi tuần.
"Với công việc đòi hỏi phải luôn có những ý tưởng mới, mình thấy việc đi ăn một mình giúp có thêm cảm hứng hay đôi khi là thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. Đồ ăn ngon cũng có thể chữa lành, vực dậy mình trong những ngày căng thẳng", cô gái 26 tuổi chia sẻ.
Trần Ngọc Huyền (25 tuổi, freelancer) thường đi ăn một mình khi không thể sắp xếp thời gian ăn chung với bạn bè, gia đình. Theo Huyền chia sẻ, điều khiến cô thoải mái khi đi ăn một mình là được tự do chọn món yêu thích, ăn ở đâu mình muốn. Nếu đi với bạn bè, cả nhóm thường phải hẹn trước và sắp xếp để phù hợp lịch trình của mọi người. Đi một mình, cô có thể chủ động về thời gian.
"Mình thấy đi ăn một mình là điều rất bình thường. Bản thân là người sống hướng nội nên những khi tâm trạng không tốt, cần suy nghĩ gì đó, mình cũng muốn ở riêng. Thi thoảng, đi ăn, đi dạo hoặc mua vé vào rạp ngồi xem phim một mình khiến mình “ổn” hơn rất nhiều", Ngọc Huyền chia sẻ.
Nguồn: https://tuoitrethudo.com.vn/nguoi-tre-thich-di-an-mot-minh-218084.htm
3.Xu hướng mang về vẫn phổ biến
Order mang về đã trở thành xu hướng trong suốt đại dịch khi các nhà hàng bắt buộc phải đóng cửa, và rất nhiều khách hàng đã lựa chọn mang về. Cũng kể từ đó mà việc mang về trở nên phổ biến. Các cuộc thảo luận trên mạng liên quan đến “ takeaway’’ ( mang về) đã giảm từ sau đại dịch nhưng dung lượng thảo luận vào năm 2023 vẫn ở một mức độ cao hơn so với năm 2019
Người tiêu dùng ngày nay đặt hàng mang về vì họ không có thời gian hoặc không muốn nấu ăn. Họ ưa thích sự tiện lợi và một vài người coi đó là cách thức để ‘’chiêu đãi’’ bản thân sau một tuần làm việc.
Trang Linh, sinh viên năm 1 Trường đại học Luật TP.HCM, có việc làm thêm. Hầu hết thời gian trong ngày, Linh đi học hoặc làm việc, nên ăn ở nhà trở thành điều xa xỉ. Trong tuần, Linh thường chỉ có hai buổi tối cuối tuần là có thể ăn ở nhà. Còn lại, cô gọi đồ ăn bên ngoài hoặc đến hàng quán.
Bắt đầu sử dụng ứng dụng đặt thức ăn từ năm lớp 9 và đặt hàng nhiều nhất vào những năm cấp 3, Linh cho biết thói quen này hình thành do cô học bán trú. "Ở trường có suất ăn, nhưng chỉ khoảng 15 - 20% các bạn đăng ký vì các món ăn không đa dạng, mỗi phần ăn cũng ít, trong khi với cùng giá đó, tụi mình có thể đặt đồ ăn bên ngoài với nhiều lựa chọn hơn" - nữ sinh viên Gen Z này nói.
Theo statistic, xu Hướng Phát Triển Của Phân Khúc Dịch Vụ Giao Bữa Ăn Trực Tuyến (Meal Delivery) Tại Việt Nam
-
Doanh thu dự kiến của phân khúc giao bữa ăn trực tuyến tại Việt Nam dự kiến đạt 538.4 triệu USD vào năm 2023, cao hơn 19.4% so với cùng kỳ năm trước, và CAGR giai đoạn 2023 – 2027 là 5.93%, tương đương mức doanh thu 678 triệu USD vào năm 2027.
-
Khi so sánh với thị trường Trung Quốc, mức doanh thu của phân khúc giao bữa ăn trực tuyến tại Việt Nam thấp hơn 315 lần.
-
Tỷ lệ thâm nhập dự kiến của người dùng trong phân khúc này là 16.1% vào năm 2023, và đạt mức 19% vào năm 2027, tương đương số lượng người dùng khoảng 19.5 triệu người vào năm 2027.
-
Doanh thu trung bình trên đầu người của phân khúc này dự kiến sẽ đạt 33.44 USD.
-
Theo dự báo, trong phân khúc dịch vụ giao bữa ăn trực tuyến, phần lớn doanh thu được đóng góp từ dịch vụ giao hàng trực tiếp của nhà hàng (Restaurant Delivery) với tỉ trọng khoảng 78.6% vào năm 2023, còn lại là doanh thu từ các nền tảng giao hàng trung gian. Đến năm 2027, Restaurant Delivery vẫn là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho phân khúc giao bữa ăn trực tuyến tại Việt Nam.
-
Trong khi đó, dịch vụ giao bữa ăn thông qua nền tảng của bên thứ ba (Platform Delivery) trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng trưởng 19.1% so với cùng kỳ năm trước, và CAGR giai đoạn 2023 – 2027 sẽ đạt khoảng 5.48%. Tỉ lệ thâm nhập người dùng trong năm 2023 của Platform Delivery cũng sẽ đạt 2.9% vào năm 2023, và tăng lên mức 3.5% vào năm 2027 (tương đương khoảng 3.5 triệu người).
-
Bình quân doanh thu trên đầu người của mảng Platform Delivery năm 2023 là 39.66 USD, trong khi đó, đối với mảng Restaurant Delivery là khoảng 28.76 USD
4. Người tiêu dùng “tỉnh táo” hơn
Thế hệ trẻ ngày nay được ghi nhận là tiêu thụ ít đồ uống có cồn hơn các thế trước nữa. Sự thay đổi rõ ràng trong nhận thức rằng mọi người không cần phải dựa vào rượu để có thể vui vẻ trong một bữa tiệc.
Sophie Robertson, 19 tuổi, đã thử uống rượu trong vài tháng, nhưng cho rằng mình không phù hợp với sở thích này. Đặc biệt, sau nhiều năm chứng kiến những người uống bia cuồng nhiệt tại các giải đấu Rugby Sevens hàng năm của Hong Kong và dòng người xếp hàng vào nhà vệ sinh để nôn mửa, Robertson cho rằng thú vui này không xứng đáng.
Kantar Global MONITOR chỉ ra rằng dưới 24% gen Z uống rượu để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe tinh thần, 21% sử dụng đồ ăn hoặc các phương pháp khác để nâng cao tâm trạng, thay vì uống rượu.
Theo nhà trị liệu tâm lý Elena Kisel của LifeClinic, phương tiện truyền thông xã hội cũng đóng vai trò như công cụ giám sát gen Z. Đây gần như rào cản xã hội, giúp củng cố nhận thức của họ về các hành vi sẽ thực hiện, bởi những người xung quanh luôn chứng kiến được những gì họ đang làm.
Tỷ lệ uống rượu say của gen Z giảm cũng thể hiện xu hướng bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất. Robertson bắt đầu tập tạ cách đây hai năm. Cô cho biết thể dục là phần quan trọng trong cuộc sống, thay vì rượu bia. Tiến sĩ Kisel nhận thấy sở thích uống rượu giảm, đặc biệt ở nhóm phụ nữ trẻ, bởi họ coi đây là "calo rỗng".
Tại các quán rượu, nhân viên pha chế cũng bắt đầu nghĩ ra các loại đồ uống không cồn. Số lượng đồ uống dạng này tại quán rượu nổi tiếng có tên Quinary tăng từ 8% đến 9% kể từ năm 2018 đến năm 2023.
Nguồn: https://vnexpress.net/gen-z-the-he-noi-khong-voi-ruou-4671576.html
Đây là cơ hội để các thương hiệu nhà hàng hiểu biết bổ sung nhiều loại mocktail vào thực đơn của họ với mức giá hợp lý thay vì cocktail.
Hi vọng với những xu hướng Ori đề cập bên trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để doanh nghiệp có thể tận dụng và phát triển mô hình kinh doanh của mình.
Thực hiện bởi: Ori Marketing Agency