Chuyện Lính và Sếp: Luôn có cách để ngưng làm nhau “đau”

Chuyện Lính và Sếp: Luôn có cách để ngưng làm nhau “đau”

Mối quan hệ giữa Sếp và Lính vẫn luôn là chủ đề đau đầu chốn công sở. Hầu hết chúng ta đều gặp nhiều khó khăn trên con đường tìm tiếng nói chung, thậm chí không tránh khỏi những lần “đỏ mặt tía tai” vì đôi bên. Thấu hiểu nhau, “tâm đầu ý hợp” để làm việc hiệu quả là mong ước chính đáng nhưng sẽ thật khó nếu chỉ đổ dồn mọi trông đợi sự thay đổi lên vai một phía.

Bàn về chủ đề Lính – Sếp, Talkshow Từ lính “cực chiến” đến Manager “cực phẩm” diễn ra vào ngày 23/12 vừa qua đã để lại nhiều phản hồi tích cực từ người tham dự. Talkshow được dẫn dắt bởi Host Hảo Nguyễn – COO GIGAN Training Center cùng Speaker Trần Hùng Thiện – CEO & Founder GCOMM Agency và dàn khách mời là đại diện của 2 team Lính – Sếp theo từng cấp bậc kinh nghiệm. 

Nổi bật là màn debate “tới bến” giữa 2 đội với những chủ đề nhức nhối như: “Ngoài công việc fulltime, nhân sự có nên làm thêm 2-3 job ngoài?”, “Thái độ quan trọng hơn trình độ?”... ai cũng có những lý lẽ, luận điểm riêng để bảo vệ ý kiến của “phe” mình. Team Sếp – Team Lính, không ai nhường ai! 

Vì sao Lính – Sếp luôn tồn tại trạng thái đối nghịch như “2 làn đạn”?

Theo nhiều chia sẻ từ người đăng ký tham dự gửi về, đa số các sếp cảm thấy “bất lực” và không thể hiểu nổi các bạn đang nghĩ gì. Nhân viên mỏng manh, yếu đuối, khả năng chịu áp lực kém, thụ động trong công việc. Nhiều khi “không dám” nói nặng lời vì sợ “1 lá đơn” bất chợt nào đó xuất hiện trước mặt! 

Về phía nhân sự, nhiều bạn trẻ cho rằng Sếp thường xuyên “khó ở”, khó chịu, thiếu thấu cảm, thiếu sự lắng nghe. Tại sao phải cống hiến khi đi làm là mối quan hệ win-win, làm hết giờ thì về thôi!?

Nỗi lòng của Lính 

Trong Talkshow, bạn Đinh Văn Tiến – Growth Executive tại Timo Digital Bank, đại diện cho thế hệ GenZ mới đi làm chia sẻ những điều Sếp làm khiến Lính thấy “ít dễ thương” là:

  • Hay “khịa”: Sếp thường không nói ra những điều mong muốn và tự mặc định nhân viên phải hiểu tất cả mọi thứ.
  • Hay la: Sếp la nhiều khiến nhân viên cảm thấy buồn và tệ dần đi. Nhiều khi sự kết nối với doanh nghiệp đó sẽ không còn nhiều nữa.
  • Deadline gấp và giao việc quá nhiều: “Làm liền, làm liền, làm liền tối nay giao lại giúp anh/ chị” khiến nhân sự trẻ cảm thấy rất nhiều áp lực, stress.

Bạn Đinh Văn Tiến dí dỏm chia sẻ trên nền nhạc Kiss The Rain.

Tiến còn hài hước nói: “Em tưởng tìm kiếm một người yêu, một người đồng hành cùng mình đã khó rồi, tuy nhiên trong một số trường hợp tìm Sếp còn khó hơn!”.

Ngoài ra, không ít các bạn trẻ đi làm thường than vãn, kể xấu sếp qua các video/ bài viết trên MXH:

  • Sếp không hiểu em
  • Sếp không thương em
  • Sếp không lắng nghe em 
  • Sếp không đào tạo em
  • Sếp không truyền động lực cho em
  • Sếp không tăng lương cho em
  • Sếp kỳ vọng quá cao ở em
  • Sếp khó tính, tiêu chuẩn cao... không thoải mái như sếp người ta

Các bạn luôn cảm thấy mệt mỏi vì sếp không thấu hiểu, suốt ngày chỉ thấy mâu thuẫn với sếp.

Tâm sự của Sếp   

Nhân viên đã hỏi thì sếp đáp:

  • Sao KPI mãi cứ lẹt đà lẹt đẹt?
  • Sao các em thiếu chủ động, việc gì cũng đến tay sếp?
  • Sao các em cứ sai hoài vậy nhỉ, chỉ rồi mà vẫn vậy?
  • Sao các em không tiến bộ, ngày nào cũng y chang?
  • Sao các em không tự học hỏi phát triển thêm?
  • Sao các em hay đòi hỏi nhiều mà năng lực thì yếu? 
  • Sao các em mong manh, yếu đuối, chịu áp lực kém?
  • Sao các em không được như “nhân viên nhà người ta”?

Thảo luận về chủ đề điều sếp thấy “ít thích” ở nhân viên, chị Ni Nguyễn – CEO Agency BrandBAE, giảng viên khóa Authentic Branding của GTC – chia sẻ: “Gen Z thường là những bạn ‘vượt sướng’ nhiều hơn ‘vượt khổ’. Thay vì ‘nhường nhịn’ như thế hệ trước, các bạn trẻ có xu hướng khá thẳng thắn ‘điểm mặt chỉ tên’ liền”.

Đồng quan điểm, chị Dương T. Thanh Ngân – Senior Marketing Manager ở tuổi 24, Moderator, admin của nhiều cộng đồng đình đám – tiếp lời: “Các bạn trẻ mới đi làm nhiều khi đã quen với việc mọi thứ đều phải ‘chiều’ theo mong muốn của bạn ngay lập tức. Trong công việc, bạn chỉ làm được 5 thôi nhưng đòi hỏi quyền lợi và mức lương chưa tương xứng”.

Chị Ni Nguyễn phản biện: Team sếp gặp khá nhiều khó khăn khi làm việc cùng các bạn trẻ.

Qua những tâm tư được bộc bạch giữa Sếp và Lính, những điều tưởng chừng như rất đỗi bình thường mà đâu ai dám nói. Talkshow vừa là nơi có góc nhìn cởi mở, đa chiều, vừa là nơi giúp các bạn dù chưa đi làm, mới đi làm hay đã đi làm lâu năm, ở cấp độ kinh nghiệm nào cũng đều thấy bản thân mình trong đó, cảm thấy phần nào hiểu được vai trò giữa Sếp và Lính. 

Đôi khi Sếp nổi giận vì áp lực công việc “trên đe dưới búa”, nhân viên làm việc xảy ra sai sót, chưa hiểu rõ vai trò cần phải làm những gì. So với Sếp, nhân viên khi đi làm thường chỉ được giao việc bởi cấp trên là Sếp nên không tránh khỏi cảm giác về khoảng cách thế hệ. Chưa kể hiện nay, các bạn trẻ đi làm thường gặp nhiều áp lực về gia đình, áp lực đồng trang lứa, tự ti với môi trường xung quanh hay hoàn cảnh gia đình. Nhiều rào cản như vậy, Sếp và Lính khó lòng hòa hợp. Đôi co qua lại, mối quan hệ giữa Sếp và Lính tựa như “2 làn đạn”, tự làm nhau “đau” càng thêm “đau”.

Đừng lo, chúng ta luôn có cách!

“The quality of our lives depends not on whether or not we have conflicts but on how we respond to them” – theo Thomas Crum. Tạm dịch là “Cuộc sống của chúng ta chất lượng thế nào không phục thuộc vào chuyện chúng ta có mâu thuẫn hay không, mà tùy vào cách chúng ta đối mặt với chúng”.

Cùng một vấn đề, mỗi người sẽ có hướng tiếp cận và cách giải quyết khác nhau. Có người đối mặt, có người chọn lờ đi. Nếu không giải quyết, vấn đề vẫn còn tồn đọng ở đó. Vấn đề căng thẳng giữa Lính và Sếp cũng vậy, cách duy nhất để thấu hiểu đối phương là lựa chọn thẳng thắn đối mặt và cởi mở giao tiếp cùng sự cam kết giữa đôi bên.

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review (HBR), hoạt động giao tiếp hiệu quả ở công ty là yếu tố quan trọng nhất giúp nhân viên có mức độ tin tưởng cao, gắn bó với công việc nhiều hơn 76% và tỷ lệ nghỉ việc ít hơn 50%.

Ngoài ra, để giao tiếp hiệu quả, sự thấu cảm giữa Sếp và nhân viên cũng cần được nhắc đến. Sếp nào cũng đã từng là nhân viên, nhưng nhân viên thì chưa bao giờ làm Sếp. Và để làm một người Sếp tốt, chắc chắn họ đã từng là một người “Lính chiến”. Quá trình này vốn trải qua nhiều khó khăn và thử thách. Dưới góc nhìn từ cả hai phía giữa Lính và Sếp, chị Hảo Nguyễn và anh Trần Hùng Thiện có nhiều chia sẻ giá trị và sâu sắc trong Talkshow.

Chị Hảo nhắn nhủ: “Muốn trở thành ai đó thì ngay hôm nay bạn phải nỗ lực hết sức! ‘Say yes’ và làm những việc dù là nhỏ nhất!”.

Chị Hảo Nguyễn chia sẻ: “Mỗi giai đoạn sẽ có những hành trình khác nhau. Giai đoạn đang là Lính, hãy thực sự là một người ‘Lính chiến’ từ thái độ, kiến thức đến tư duy để luôn trăn trở: Phải làm thế nào để trưởng thành hơn, tốt hơn?”.

Một vài keynote chị Hảo muốn gửi gắm đến các bạn:

  • Hãy luôn biết mình đang ở đâu.
  • Đừng quá tham vọng kiếm thật nhiều thật nhiều tiền khi đang 25-30, hãy tập trung vào giá trị bản thân vì khi đã đủ độ “chín”, thu nhập của bạn 1 năm có thể bằng 10 năm trước đó thì sao? 
  • Hãy luôn có cảm giác thiếu để học hỏi nhiều hơn.
  • Hình thành con đường mục tiêu rõ ràng.

Sếp nào cũng đã từng là nhân viên, nhưng nhân viên thì chưa bao giờ làm sếp.

Chị Hảo nhấn mạnh thêm: Đừng sợ khi được giao việc, đó chính là cơ hội để bạn nắm bắt. Sự đau đớn, áp lực của ngày hôm nay sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai của chính bạn. Người xứng đáng luôn có quà. Đừng lo những việc bạn làm không ai thấy, sếp bạn thấy đó! Ngày hôm nay có thể bạn là một nhân viên nhỏ bé, nhưng sau này đâu ai biết được tôi có thể trở thành ai! Mà muốn trở thành ai đó thì ngay hôm nay bạn phải nỗ lực hết sức! ‘Say yes’ và làm những việc dù là nhỏ nhất!”.

Hoàn toàn đồng ý với chị Hảo, anh Trần Hùng Thiện với kinh nghiệm hơn 20 năm từ “Lính chiến” đến “Manager cực phẩm” chia sẻ thêm về khoảng thời gian khi bạn 25-30: “Hãy khoan tìm tiền lại! Nhưng hãy tìm những ‘nền móng’ để đồng tiền xuất hiện vào những năm 30-35”

Anh Thiện nói thêm: “Một khi đã vào công ty làm việc, hãy làm hết lòng! Hết lòng với công ty, sếp, đồng nghiệp hay cả khách hàng”.

Nói về mối quan hệ hết lòng giữa Lính và Sếp, anh Thiện chia sẻ: “Tại sao chúng ta không là một phe mà Lính và Sếp luôn là hai phe vậy?”.

Anh Thiện cho rằng: “Chẳng có một người sếp nào muốn ‘dìm’ nhân viên của mình khi bạn đó được việc đâu! Vì một nguyên tắc ở bất cứ công ty nào cũng vậy: Chúng ta muốn đi lên. Nhân viên mà làm được việc thì sếp nào cũng ‘cưng’ hết!”.

Đồng quan điểm với chị Hảo về chủ đề “sếp hay giao nhiều việc”: Nếu ngày hôm nay bạn được sếp giao nhiều việc, thì nên mừng vì đó là dấu hiệu bạn được sếp tin tưởng, và sếp biết bạn đang hết lòng với sếp, với công việc. Tuy nhiên, anh Thiện cũng lưu ý: Cần phải tỉnh táo khi nhận những task sếp giao để không bị quá tải.

Anh Thiện dí dỏm đưa ra ví dụ về cuộc thoại giữa Lính với Sếp: “Anh Thiện, hôm qua anh giao cho em cái này, em đã làm! Anh Thiện, hôm nay anh giao cho em cái này em cũng sẽ làm! Nhưng anh đã giao cho em 15.385 việc trong ngày hôm nay, em không thể làm được. Bởi vì em đang có cái này, cái này, deadline là từng này, đến đây…”.

Anh Thiện nhấn mạnh giao tiếp chính là chìa khóa hiệu quả nhất để mở cánh cửa ngăn cách giữa sếp và nhân viên.

Và một lần nữa anh nhấn mạnh, giao tiếp chính là chìa khóa hiệu quả nhất để mở cánh cửa ngăn cách giữa sếp và nhân viên, giúp mối quan hệ cởi mở, hai bên được chia sẻ, được hiểu nhau hơn để giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Đừng bao giờ nghi ngờ về sự cố gắng của mình để sau khi 10-20 thậm chí 30-40 năm nữa bạn sẽ nói ‘cảm ơn’ với bản thân ngày xưa!”, Anh Thiện xúc động nhắn nhủ thêm, “Hẹn các bạn 10 năm nữa tại đây để biết đâu ‘Từ lính cực chiến đến Manager cực phẩm’ sẽ trở thành ‘Từ Manager đến Director’ các bạn ha!”.

Qua Talkshow 12: Từ lính “cực chiến” đến Manager “cực phẩm”, GIGAN Training Center hy vọng những thông điệp từ những chia sẻ của dàn diễn giả sẽ giúp các bạn có nhiều góc nhìn đa dạng về mối quan hệ Lính – Sếp. Ai cũng hiểu vai trò của nhau, giải tỏa khúc mắc, nhìn chung một hướng, có tư duy đúng đắn, biết cách giao tiếp, nỗ lực để giải quyết vấn đề giúp các bạn hạnh phúc hơn khi đi làm. 

Hiện tại, các bạn chưa có cơ hội tham gia trực tiếp sự kiện và mong muốn đón xem những phần tranh biện sôi động cũng như bí kíp trở thành “Lính giỏi – Sếp chiến” từ các anh chị Manager, COO, Director... giàu kinh nghiệm đã có thể đăng ký xem full Talkshow phiên bản online tại đây.

  • Sự kiện được tổ chức bởi: GIGAN Training Center
  • Đối tác chiến lược: Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Bảo trợ truyền thông: Brands Vietnam
  • Đối tác truyền thông: Tâm Sự Con Sen, Bạn Đã Có Việc Làm Chưa?, Nghề Content, Mar cũ chào Mar mới, Hỏi đáp Marketing, Canva - Thiết kế dễ như chơi, Sơ hở là Xây kênh
  • Nhà tài trợ Vàng: Bác sĩ cây xanh
  • Nhà tài trợ Bạc: GUMAC, G-morning, IELTS Mentor
  • Nhà tài trợ Đồng: Đậu Má Mix, Logitech, NXB Trẻ, ViHAT, Edumall, Sebamed, DKLAB

GIGAN Training Center là Trung tâm đào tạo Marketing với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đã mang đến nhiều khóa học chất lượng cao cho sinh viên – người đi làm – doanh nghiệp với sứ mệnh góp phần nâng cao chất lượng nhân sự ngành Marketing. Bên cạnh hoạt động Đào tạo, GIGAN Training Center đã, đang và sẽ đóng góp thêm nhiều giá trị cho cộng đồng thông qua các bài viết chuyên môn, các webinar/ talkshow/ event chất lượng về kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ làm nghề. Từ đó, giúp nhân sự chuẩn bị hành trang vững vàng hơn trên con đường phát triển sự nghiệp.