Thế Nào Là Eq Cao? Những Biểu Hiện Của Người Có Eq Cao
EQ (Emotional Quotient), được định nghĩa là khả năng nhận thức, quản lý cảm xúc của chính mình và cả người xung quanh. Đơn giản hơn, EQ là chỉ số được sử dụng để xem xét trí tuệ cảm xúc, là điều kiện tác động đến hành động của một cá nhân.
Vậy dấu hiệu của người có trí tuệ cảm xúc cao là gì? Bạn có phải là một người sở hữu EQ cao?
1. chỉ số EQ cao là bao nhiêu?
Để đánh giá chỉ số cảm xúc là bao nhiêu, bạn thực hiện bài đánh giá EQ theo mô hình Cảm xúc Năng lực (Ability Emotional Intelligence Model) hay mô hình Cảm xúc Đặc điểm (Trait Emotional Intelligence Model). Dựa trên kết quả EQ Test, xác định mức EQ: low, cao hay normal, cụ thể:
- Bé hơn 84: Nhóm EQ thấp, chiếm 16% tổng dân số thế giới: khả năng nhận biết, kiểm soát cảm xúc giới hạn, thường gặp khó khăn trong việc xác định, đáp ứng đúng cách đối với cảm xúc của người khác.
- Từ 85-115: Nhóm EQ trung bình, chiếm khoảng 68% dân số thế giới đạt mức này: có khả năng nhận biết, điều chỉnh cảm xúc một cách tương đối, tuy nhiên cần phát triển và cải thiện khả năng xã hội, đồng cảm.
- Từ 116 – 130: Thuộc EQ cao, thuộc khoảng 14% dân số.
- Lớn hơn 131: Thuộc EQ cao tối ưu và chỉ chiếm khoảng 2% dân số.
Như vậy thì người sở hữu eq cao là người có chỉ số cảm xúc trên 116. Và tỉ lệ người có EQ cũng chỉ dưới 20% trong cộng đồng.
2. Biểu hiện của người EQ cao có dấu hiệu như thế nào
Những đặc trưng thường nhận biết ở người EQ cao là:
2.1. Self-Awareness (Tự nhận thức)
Self-Awareness là khả năng xác định cảm xúc của chính bạn, và một khả năng trí tuệ cảm xúc quan trọng.
Khi self-Awareness, những người sở hữu eq cao thường nhạy cảm với cảm xúc của mình, thế mạnh và yếu điểm của chính mình. Họ có thể xác định cảm xúc của mình và biết được cách mà cảm xúc có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của họ.
2.2. Self-Regulation (Tự kiểm soát)
Khả năng này không có nghĩa là khóa cảm xúc và che giấu cảm xúc thật của bạn - chỉ đơn giản được hiểu là chờ đợi thời gian và địa điểm thích hợp để thể hiện chúng. Self-Regulation là tất cả về việc biểu hiện cảm xúc của bạn một cách thích hợp.
Những người có chỉ số eq cao có thể điều chỉnh cảm xúc và xung đột hiệu quả. Họ thường có khả năng thích nghi với các tình huống thay đổi, duy trì bình tĩnh dưới áp lực và suy nghĩ trước khi phản ứng.
2.3. Social Skills (Kỹ năng xã hội)
Các khả năng xã hội như khả năng lắng nghe tích cực, khả năng giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ, và khả năng thuyết phục cho phép bạn đưa các thông tin về cảm xúc của chính bạn và của người khác vào hoạt động trong các tương tác và giao tiếp hàng ngày của bạn
Những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng giao tiếp mạnh mẽ. Họ có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ, giao tiếp hiệu quả, làm việc tốt trong nhóm và giải quyết xung đột một cách xây dựng.
2.4. Empathy (Đồng cảm)
Là kỹ năng hiểu cảm xúc của người khác và nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của họ.
Những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao thường có kỹ năng đồng cảm và hiểu được cảm xúc của người khác. Họ có thể nhận biết và tương tác hiệu quả đối với cảm xúc của những người xung quanh, thể hiện lòng thông cảm và sự hiểu biết.
2.5. Motivation (Động lực)
Những người có kỹ năng trí tuệ cảm xúc này được thúc đẩy bởi những thứ vượt ra ngoài phần thưởng bên ngoài như danh tiếng, tiền bạc, sự ca ngợi,.. Thay vào đó, họ có một niềm đam mê để thực hiện nhu cầu và mục tiêu bên trong của riêng họ.
Những người có eq cao thường được thúc đẩy bởi động lực nội tại(tìm kiếm phần thưởng bên trong). Họ đặt ra và làm việc hướng đến mục tiêu cá nhân và chuyên nghiệp với sự nhiệt huyết và sự kiên nhẫn, ngay cả khi gặp phải thách thức.
2.6. Positive outlook(Tư duy tích cực)
Các cá nhân sở hữu trí tuệ cảm xúc cao thường duy trì thái độ tích cực và có kỹ năng nhận biết điều tích cực trong những trường hợp khó khăn. Họ sẽ giữ vững trạng thái lạc quan và truyền cảm lạc quan cho người khác.
3. Một số cách phát triển chỉ số EQ của bản thân:
-
Tích cực xác định và nhận ra cảm xúc của bản thân
-
Hiểu và khám phá ra điểm mạnh và điểm yếu của chính mình
-
Cải thiện khả năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống
-
Bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình
……..
Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết, nếu bạn thấy hay và hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến người khác bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
Tiếng Việt: EQ cao là gì? Đâu là dấu hiệu người EQ cao thường sở hữu?
Tiếng Anh:
- Emotional Intelligence Skills: 5 Components of EQ (verywellmind.com)
- High EQ Is a Superpower: Three Habits Signify You've Got It - Psychology Today