Burger King -Chiến dịch Hangover Whopper biến “cơn shay” thành cơn sốc giá cuối năm!
Trong dịp lễ hội cuối năm, khi nhu cầu tiệc tùng của người tiêu dùng tăng cao, kéo theo đó là tình trạng nôn nao vào ngày hôm sau. Burger King Brazil đã bắt tay với agency DM9 đã tung ra một chiến dịch marketing độc đáo mang tên "Hangover Whopper". Chiến dịch này sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định mức độ nôn nao của khách hàng và đưa ra mức giảm giá cho những chiếc bánh Whopper đặc trưng của họ.
Kích hoạt chiến dịch
Để tham gia chiến dịch, người dùng chỉ cần truy cập ứng dụng của Burger King hoặc một trang web chuyên dụng, sau đó chụp ảnh khuôn mặt của mình. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ phân tích các biểu hiện trên khuôn mặt, chẳng hạn như quầng thâm, nếp nhăn, và mí mắt sưng húp, để xác định mức độ nôn nao của người dùng. Mức độ nôn nao càng cao thì mức giảm giá càng lớn. Cụ thể, người dùng được giảm 10% cho Whopper Jr Double, 20% cho Whopper, và 30% cho Whopper Double. Về cơ bản, người dùng trông càng mệt mỏi thì càng được giảm giá nhiều.
Nhìn chung, chiến dịch "Hangover Whopper" là một ví dụ điển hình cho thấy cách các thương hiệu đồ ăn nhanh đang ngày càng sáng tạo hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Bằng cách nhắm mục tiêu vào những người đang cảm thấy mệt mỏi sau một đêm vui chơi, Burger King đã tìm ra một cách độc đáo để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng
Thành quả thu được sau chiến dịch
Theo một nghiên cứu của YouGov, 91% người dùng Brazil được hỏi đã nhận thức được chiến dịch Hangover Whopper. Chiến dịch cũng đã dẫn đến sự gia tăng 15% doanh số bán hàng tại các cửa hàng Burger King tham gia chiến dịch. Kết quả mà chiến dịch thu lại tăng 50% mức độ tương tác trên mạng xã hội: Chiến dịch đã giúp Burger King tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội lên 50%. Bên cạnh đem lại những lợi ích cho Burger KIng mà còn giúp người dân ý thức hơn về việc uống rượu bia không lái xe. Không chỉ giúp tăng ý thức lái xe mà còn giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hiện nay.
Ưu điểm
Sử dụng yếu tố hài hước và thú vị để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Hình ảnh chiếc bánh mì Whopper được mô tả như một "vị cứu tinh" cho những người đang bị say xỉn là một ý tưởng sáng tạo và độc đáo, tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng.
Chiến dịch sử dụng yếu tố tương tác khuôn mặt để khuyến khích người tiêu dùng tham gia. Người tiêu dùng có thể sử dụng ứng dụng của Burger King để kiểm tra mức độ nôn nao của mình và nhận được mức giảm giá tương ứng. Điều này đã tạo ra sự tương tác cao giữa người tiêu dùng và thương hiệu, giúp Burger King thu hút được nhiều sự chú ý và nhận diện thương hiệu hơn.
Kết hợp kênh truyền thông xã hội, báo chí hiệu quả để quảng bá chiến dịch.
Nhược điểm
Chiến dịch Hangover Whopper nhắm đến đối tượng là những người thường xuyên bị say rượu. Chiến dịch không bao phủ được tất cả các đối tượng, chẳng hạn như trẻ em hoặc người già. Để hạn chế những hạn chế này, Burger King có thể cân nhắc điều chỉnh đối tượng mục tiêu của chiến dịch. Ví dụ, Burger King có thể nhắm đến đối tượng là người trưởng thành, những người có khả năng uống rượu có trách nhiệm.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể không chính xác, ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài chẳng hạn như ánh sáng và góc chụp dẫn đến một số người dùng cảm thấy không hài lòng khi nhận được mức giảm giá thấp hơn mức họ mong đợi.
Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng tiêu cực với chiến dịch, họ cho rằng chiến dịch thiếu nghiêm túc hoặc phản cảm. Nhiều người hiểu nhầm ý rằng chiến dịch này Burger King đang lợi dụng tình trạng say xỉn của mọi người khuyến khích mọi người uống quá nhiều rượu, dẫn đến tình trạng say xỉn và cần phải ăn đồ ăn nhanh để giải quyết.
Tác giả: Kiều Thị Thúy Bông, Lý Thái Thanh, Huỳnh Hoàng Thiện Mỹ
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: Marketing Dive