Cuộc cạnh tranh gay cấn trên MXH của các chuỗi coffee shop: Starbucks và Highlands Coffee chiếm sóng
Trên mạng xã hội, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu chuỗi coffee shop không chỉ diễn ra về số lượng cửa hàng mà còn là về tương tác tích cực từ cộng đồng mạng.
1. Tổng quan thị trường chuỗi coffee shop sôi động trên mạng xã hội
Ở Việt Nam, thị trường cà phê đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh giữa các chuỗi cửa hàng nổi tiếng như Starbucks, Highlands Coffee và Phúc Long. Nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở chất lượng đồ uống mà còn mở rộng đến trải nghiệm từ thế giới online đến offline. Dữ liệu từ Vietdata đã cho thấy sự bùng nổ này, với số lượng cửa hàng cà phê tăng từ 816 lên 1.657 (giai đoạn 2019-2023). Trong khi đó, trên MXH, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu không chỉ là về số lượng cửa hàng mà còn là về tương tác tích cực từ cộng đồng mạng.
Trong khi đó, trên không gian MXH, cũng là những cuộc cạnh tranh về sức sáng tạo, nhằm thu hút sự chú ý và gia tăng trải nghiệm cho người dùng. Việc đo lường sức hút của mỗi thương hiệu không chỉ dựa vào số lượng cửa hàng mà còn chủ yếu là độ tương tác của người dùng trên MXH. Các chuỗi coffee shop đã chủ động nắm bắt tâm lý người dùng bằng cách tạo ra những chiến lược truyền thông độc đáo và hoạt động sáng tạo trên các nền tảng.
Trong 3 tháng gần nhất (từ 1/9-30/11/2023), Starbucks và Highlands Coffee nổi bật với chiến lược và phong cách độc đáo, thu hút lượng thảo luận (Buzz Volume) lớn bên cạnh các thương hiệu khác như Phúc Long, Katinat… Nếu xét riêng chỉ số này, 2 thương hiệu lớn trên đang có một cuộc cạnh tranh cho vị trí thương hiệu chuỗi coffee shop được thảo luận nhiều nhất trên MXH Việt Nam. Hãy cùng nhìn sâu vào phân tích sự so kè giữa hai đối thủ nổi bật trong ngành hàng này.
2. Sức hút đa nền tảng – TikTok và Facebook là 2 nguồn thảo luận chính
Trong 3 tháng 9-10-11/2023, trên MXH, Facebook Page là nền tảng được sử dụng nhiều nhất khi người dùng thảo luận về các thương hiệu chuỗi coffee shop, theo sau là TikTok và Facebook Group.
Xét về mức độ thảo luận trên MXH, Nếu Highlands Coffee dẫn đầu về tổng thảo luận (157,749 thảo luận) thì Starbucks có ưu thế hơn về độ đa dạng trong việc bắt nhịp đa dạng các nền tảng. Cuộc đua sôi động này không chỉ là một cuộc cạnh tranh thảo luận trên MXH mà còn là bằng chứng rõ ràng cho sức thu hút toàn diện của họ trong cộng đồng người dùng Việt Nam.
3. Chiến lược hoạt động trên mạng xã hội
Hoạt động ra mắt sản phẩm mới – Sự đa dạng của các thương hiệu
Mỗi tháng, các thương hiệu liên tục làm mới bản thân bằng cách giới thiệu các sản phẩm mới phù hợp với các lễ hội theo mùa, kèm theo các hoạt động như tung ra hàng loạt sản phẩm mới, mở chi nhánh mới và giới thiệu các món ăn mới. Cụ thể, vào tháng 11, cả Starbucks và Highlands Coffee đều triển khai một chiến dịch quảng bá cho cà phê sữa đá. Theo sau đó là Phúc Long cũng giới thiệu với thị trường 2 sản phẩm nước uống và sản phẩm bánh Trung Thu vào tháng 9.
Trong 3 tháng qua, tuy không tung ra quá nhiều sản phẩm nước uống mới, nhưng Starbucks đã để lại ấn tượng không nhỏ với chiến dịch ra mắt trở lại của sản phẩm cà phê sữa đá Dolce Misto với tên gọi “Gửi Chút Ngọt Ngào” đã giúp ghi điểm rất tích cực từ cộng đồng mạng. Minh chứng là số điểm Sentiment score đạt 0,97 cùng lượng thảo luận lớn (29.039 thảo luận) đứng Top 1 trong các sản phẩm đồ uống được tất cả các chuỗi coffee shop ra mắt trong 3 tháng qua.
Bên cạnh đó, Highlands Coffee cũng đã cho thấy sự năng động của mình khi liên tục ra mắt các sản phẩm nước uống mới như Kemdi, Freeze quả mọng anh đào hay Trà quả mọng anh đào, nhận được luồng phản hồi tích cực với điểm số Sentiment Score trung bình lên tới 0,96.
Phân tích nhóm thảo luận – Thương hiệu nhận được thảo luận từ ai?
Nhìn sâu vào các nhóm đối tượng thảo luận về thương hiệu, Highlands Coffee có nhiều hoạt động tích cực trên kênh của thương hiệu và người dùng ấn tượng, chiếm tổng số hơn 120.000 thảo luận, nhờ việc liên tục duy trì sức ảnh hưởng của mình qua các hoạt động qua từng tháng.
Ở chiều ngược lại, khi các thương hiệu đều tăng cường tận dụng nguồn thảo luận đến từ các đối tác (Partnership Voice) thanh toán, giao hàng, thì Starbucks thể hiện ưu thế vượt trội trong kênh của Online Seller (bán hàng online), từ đó thúc đẩy doanh số bán bình, ly và các merchandise khác. Nhóm Online Seller cũng là nguồn mang tới nhiều thảo luận nhất cho thương hiệu Starbucks 3 tháng qua, tạo nên sức hút tự nhiên của thương hiệu quốc tế này.
Những điểm nhấn về thảo luận trên mạng xã hội về thương hiệu
Từ các dữ liệu ở trên, trong cuộc cạnh tranh thu hút thảo luận, Starbucks và Highlands Coffee, không chỉ khác biệt về chiến lược mà còn là sự tương tác từ 2 nhóm đối tượng chủ lực: Consumer Voice (nhóm người dùng) của Highlands Coffee và Online Seller của Starbucks.
Starbucks, nhờ sức hút của các vật phẩm thương hiệu đặc trưng và sở hữu một cộng đồng người hâm mộ vững mạnh, đã thu hút nhóm Online Seller trở thành lực lượng quảng bá thương hiệu tích cực, kéo về hơn 49.191 thảo luận trên Facebook. Nhóm này không chỉ giới thiệu sản phẩm, mà còn sử dụng nhiều kênh khác nhau như Facebook Profile, Group, và định dạng Facebook Reels đẩy mạnh các sản phẩm thương hiệu độc đáo của Starbucks như ly cà phê, túi xách, và các mặt hàng merchandise khác.
Ngược lại, Consumer Voice của Highlands Coffee không chỉ đơn thuần là một nhóm thảo luận, mà còn là một động lực tích cực cho thương hiệu với con số lên tới 62.553 thảo luận. Nhóm này thường xuyên tạo ra những bài đăng check-in, chia sẻ thông tin mới về các cửa hàng trên các trang cộng đồng và đặc biệt là nhận xét về những sản phẩm mới của Highlands Coffee. Cộng đồng khách hàng trung thành góp phần tăng cường hình ảnh tích cực của Highlands Coffee trên MXH.
5. Tổng kết
Tuy lựa chọn những chiến lược khác nhau, nhưng có thể thấy 2 thương hiệu coffee shop lớn tại Việt Nam – Starbucks và Highlands Coffee – đều đang gặt hái được những thành công trên MXH ở vị trí dẫn đầu xuyên suốt 3 tháng 9-10-11 năm 2023.
Mùa lễ hội cuối năm đang trong giai đoạn cao điểm cùng với sự cạnh tranh càng lớn, liệu cuộc đua giành sự quan tâm và chú ý của người dùng trên MXH trong ngành coffee shop sẽ ra sao? Chúng ta hãy cùng theo dõi thêm!