Kịch bản Livestream TikTok dành cho người mới bắt đầu
Sự thành công của nhiều TikToker nhờ hoạt động Livestream đã khiến cho không ít người cũng muốn tham gia Livestream trên nền tảng này. Tuy nhiên, áp lực trong việc Livestream, đặc biệt là đối với những F0 – những người lần đầu thực hiện hoạt động này là rào cản khiến không ít người dùng “chùn chân”. Chính vì vậy, kịch bản Livestream TikTok sẽ là giải pháp tuyệt vời nhất MIC Creative sẽ cung cấp cho bạn để giải quyết mối lo của các bạn hiệu quả nhất.
1. Livestream và kịch bản Livestream TikTok là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Livestream là hoạt động bạn tạo ra các nội dung phát sóng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Đối với dạng nội dung này, bạn có thể phát sóng mọi thứ, từ chính bản thân cho tới một sự kiện bạn đang tham gia, đang xảy ra ở quanh bạn. Điều này giúp các nội dung Livestream luôn đa dạng và phong phú, đem lại giá trị giải trí cao cho người xem.
Để có thể dễ dàng hình dung, Livestream khá tương đồng với các chương trình truyền hình trực tiếp trên vô tuyến. Và tương tự với các trương trình chuyền hình trực tiếp có kịch bản, hoạt động Livestream cũng sẽ có các kịch bản để đảm bảo buổi phát sóng được thuận lợi nhất. Cụ thể:
- Kịch bản Livestream TikTok giúp giảm thiểu sự cố: Khác với việc ghi hình sẵn, bạn sẽ không thể lường trước được các yếu tố phát sinh trong quá trình lên hình và đây là một trong số nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng tới chất lượng Livestream. Với một kịch bản tốt, bao quát được các yếu tố phát sinh, bạn có thể dễ dàng chủ động xử lý tình huống và thậm chí khiến cho tình huống đó trở thành có lợi cho buổi Live của bạn.
- Đảm bảo duy trì được mục tiêu của buổi Live: Một trong những lỗi sai cơ bản của các Livestreamer mới là họ thường lan man, khiến cho nội dung đi lệch so với dự kiến của buổi Live. Việc bám sát kịch bản sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa vấn đề này.
- Có sẵn lịch trình cho các hoạt động cụ thể: Với kịch bản Livestream TikTok, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch cho từng hoạt động, sự kiện, sản phẩm cụ thể, giúp nâng cao giá trị giải trí cho người xem và hấp dẫn nhiều người xem Livestream hơn.
Với việc sở hữu kịch bản Livestream TikTok, bạn sẽ luôn có được sự chủ động trong các tình huống và đảm bảo nội dung buổi phát sóng của bạn được xuyên suốt, cho dù đây là lần đầu bạn Livestream. Cụ thể kịch bạn ra sao sẽ được MIC Creative bật mí ngay trong bài viết này, nhưng trước tiên bạn sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước nhất.
2. Chuẩn bị gì cho buổi Livestream TikTok đầu tiên?
Trước khi tiến hành Livestream và xây dựng một kịch bản Livestream TikTok, bạn sẽ cần đảm bảo mọi yếu tố có trong buổi Livestream đó được chuẩn bị một cách cẩn thận. Một kịch bản hay sẽ không có ích gì nếu bạn đang Livestream thì gặp tình cảnh “thiếu nọ, thừa kia”. Do đó, cũng như mọi công việc khác, sự chuẩn bị là yếu tố then chốt.
Vậy bạn sẽ cần chuẩn bị những gì cho buổi Livestream đầu tiên của bạn? Đó là:
2.1. Xác định mục tiêu buổi Livestream
Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bạn sẽ cần xác định được bạn sẽ Livestream gì trên TikTok. Với mỗi mục đích Livestream, kịch bản và các yếu tố khác như đạo cụ, sản phẩm sẽ khác nhau. Do đó, việc xác định được mục đích buổi Livestream TikTok cũng tương đương với việc bạn đang xác định xem bạn cần chuẩn bị những gì và kịch bản Livestream TikTok sẽ ra sao.
Một số mục tiêu Livestream TikTok phổ biến hiện nay gồm:
- Bán hàng trực tiếp: Đây cũng là lý do chính khiến đa số người dùng quyết định tham gia Livestream, và cũng chính là nguyên nhân khiến hoạt động Livestream bùng nổ. Livestream bán hàng được coi là một hình thức tư vấn trực tiếp vô cùng hiệu quả, cung cấp cho khách hàng cái nhìn chân thật nhất về sản phẩm, nâng cao tỷ lệ chốt đơn.
- Giải trí: Nếu bạn chỉ đơn thuần muốn tạo ra giá trị giải trí thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Hoạt động giải trí trong Livestream cũng vô cùng đa dạng, từ việc chia sẻ trải nghiệm, kinh nghiệm cũng như tổ chức trò chơi, trò chuyện,… đều sẽ mang lại các giá trị giải trí cho người xem.
- Kéo tương tác: Đối với nhiều TikToker, Livestream là một trong những phương pháp hay để giới thiệu kênh TikTok của bạn đến với nhiều người hơn. Thuật toán của TikTok sẽ liên tục phân phối và hiển thị Livestream của bạn đến với nhiều người hơn chừng nào bạn còn nhận được thêm lượt xem. Điều đó khiến cho kênh của bạn được quảng bá cho nhiều người biết đến hơn, giúp nội dung kênh của bạn được nhiều “Tim”, bình luận và chia sẻ hơn.
- Thúc đẩy doanh số: Ngoài việc triển khai nội dung video thông thường, các nhà sáng tạo nội dung Affiliate cũng có thể triển khai tiếp thị thông qua việc Livestream. Với việc TikTok hỗ trợ gắn sản phẩm xuyên suốt quá trình phát sóng, Livestream nay trở nên thuận tiện hơn trong việc thúc đẩy doanh số sản phẩm.
2.2. Chuẩn bị đạo cụ
Không ai muốn xem một buổi livestream với chất lượng âm thanh, hình ảnh thấp cả. Do đó, hãy bắt đầu từ những yếu tố căn bản nhất về âm thanh và hiển thị thông qua việc trang bị cho phòng Livestream của mình hệ thống ánh sáng, phông nền, micro, máy quay thích hợp cho việc Livestream.
Ngoài thiết bị ghi hình và micro chất lượng, tất cả những thứ còn lại bạn đều có thể đầu tư “mềm”, không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm đắt đỏ. Sau đây là lựa chọn trang thiết bị của đa số các TikToker phục vụ phát Livestream và quay video TikTok:
- Thiết bị quay: Điện thoại Iphone hoặc máy quay Fuji xs10 / Fuji xt30, các loại máy của Sony hoặc Canon.
- Chân trụ: Tripod hoặc Gimbal
- Đèn: Đèn chính Yn300 hoặc EIRMAI YD601 và 01 đèn phụ tùy ý cỡ nhỏ
- Micro: mic ghi âm Sony hoặc Boya (BOYA BY-BM2021, Boya M2 hoặc Boya WM3U/WM3D) và 01 mic thu âm tùy ý
- Lens: 15-45 hoặc 18-55
- Các đạo cụ khác: Phông xanh, màn hứng sáng, máy tính và các phần mềm hỗ trợ Livestream,…
Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải có đủ tất cả các trang thiết bị trên. Hãy cân nhắc về ngân sách của bản thân và lựa chọn những thiết bị cần thiết và phù hợp nhất.
2.3. Chuẩn bị sản phẩm có trong buổi Live
Sản phẩm được bán trong buổi Live cũng là một trong số các yếu tố cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đưa lên ống kính. Một trong những điều tối kỵ trong hoạt động Livestream bán hàng là bạn đưa ra các sản phẩm lỗi, hỏng trong quá trình phát sóng. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng nội dung, mà còn khiến người tiêu dùng quay lưng lại với bạn do bạn đang không đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Do đó, hãy lập sẵn danh sách các sản phẩm bạn dự định sẽ giới thiệu trong buổi Livestream TikTok. Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của từng sản phẩm có trong danh sách và đảm bảo tất cả các sản phẩm trên không bị lỗi, hỏng hóng. Điều này vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp của buổi Live, vừa giúp bạn kiểm tra và thông báo cho đơn vị cung cấp của bạn.
2.4. Chuẩn bị tâm lý
Và cuối cùng là chuẩn bị về mặt tâm lý. Bất kỳ ai, dù là Streamer kỳ cựu hay TikToker triệu view, đều từng cảm thấy lo lắng, hồi hộp trong những buổi phát sóng đầu tiên của mình. Do đó, hãy giữ gìn tâm lý thoải mái và “tận hưởng”, giữ tự nhiên trong buổi Livestream này.
Chắc chắn trong buổi phát sóng đầu tiên, sự cố có thể sẽ xảy ra và nhiều yếu tố chưa được tính toán kỹ lưỡng, chưa được tối ưu tốt. Tuy nhiên, đó sẽ là những bài học tốt để bạn có thể làm tốt hơn trong những lần kế tiếp, giúp bạn từng bước gần hơn trở thành một nhà phát triển nội dung Livestream TikTok chuyên nghiệp.
3. Các kịch bản Livestream TikTok
Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, tiếp theo sẽ là giai đoạn bạn nghiên cứu và xây dựng lên một kịch bản Livestream TikTok phù hợp với bạn nhất. Thông thường, một kịch bản sẽ được triển khai dựa trên các giai đoạn khác nhau của buổi Livestream, chúng gồm:
3.1. Giai đoạn bắt đầu
Mở đầu buổi Livestream TikTok sẽ là thời điểm lượt View của bạn ở mức thấp nhất, đặc biệt là đối với những chủ kênh TikTok mới, chưa từng Livestream bao giờ. Do đó, ở giai đoạn này kịch bản Livestream TikTok của bạn sẽ tập trung vào các giá trị sau:
-
Thu hút lượt xem
Trong giai đoạn đầu này, bạn sẽ không đi vào nội dung chính vội. Thay vào đó, bạn hãy trò chuyện và tương tác với những người xem hiện hữu nhằm giữ chân họ. Ngoài ra hãy tạo ra các trò chơi có thưởng như kêu gọi chia sẻ, tim và bình luận, sử dụng các bản nhạc nền hấp dẫn,… nhằm thu hút thêm nhiều người dùng tham gia vào buổi phát sóng của bạn.
- Kêu gọi thả “Tim” trên TikTok
Một trong số các trò chơi phổ biến là để lại bình luận và số để bốc thăm trúng thưởng tại cuối buổi Livestream TikTok. Điều này sẽ tạo động lực giữ chân họ xem hết buổi Livestream nhằm nhận về phần quà giá trị mà bạn cung cấp.
- Giới thiệu về kênh của bạn
Đây là hoạt động cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong buổi phát sóng đầu tiên. Nếu người xem không biết bạn là ai, họ sẽ khó có thể quay lại buổi phát sóng của bạn trong tương lai. Tệ hơn nữa, việc này cũng có thể trở thành rào cản ngăn chặn sự tương tác giữa bạn và người xem, khiến chất lượng buổi Livestream không được đảm bảo.
Do đó, bạn hãy liên tục giới thiệu bản thân trong giai đoạn đầu buổi Live. Không chỉ vậy, xuyên suốt buổi phát sóng, bạn hãy luôn tìm cách để giới thiệu về tên kênh, tên thương hiệu của bạn nhằm khắc ghi thông tin vào tâm trí của người xem. Điều này thường sẽ để lại ấn tượng về kênh của bạn, thúc đẩy tâm lý xem lại của khán giả.
Ngoài việc giới thiệu về kênh, bạn cũng sẽ cần giới thiệu về chủ đề buổi phát sóng của bạn. Trong công đoạn này, bạn nên giới thiệu sơ bộ về những giá trị mà người xem sẽ nhận được trong buổi phát sóng, như chủ đề bạn muốn nói tới, sản phẩm bạn định giới thiệu, có chương trình khuyến mãi gì, có sự kiện tặng quà,…
Với kịch bản Livestream TikTok trong giai đoạn đầu này, bạn sẽ tạo cho người xem lý do để chờ đợi và tiếp tục xem kênh của bạn. Hãy luôn tương tác với người xem, tránh để “chết” Livestream, khiến view tụt.
3.2. Giai đoạn chính
Khi bạn cảm thấy lượng người xem đã đạt được một con số “ổn áp” mà bạn mong muốn, đây sẽ là lúc bạn chuyển qua nội dung chính của buổi Livestream. Kịch bản Livestream TikTok trong giai đoạn này sẽ tập trung vào cung cấp nội dung, chào hàng hay tương tác, kể chuyện,… tất cả phụ thuộc vào định hướng nội dung của bạn.
-
Triển khai nội dung chính:
Các nội dung chính của Livestream là yếu tố quyết định khả năng giữ chân người xem của bạn ở lại kênh. Đối với mỗi một Concept cho hoạt động Livestream khác nhau, bạn sẽ có các cách tiếp cận khác nhau, cụ thể:
Livestream bán hàng: Giới thiệu dần về các sản phẩm, cung cấp mức giá và khiến khách hàng hứng thú về sản phẩm đó. Điều này sẽ được lặp đi lặp lại cho tới khi bạn hết sản phẩm cần giới thiệu hoặc hết thời lượng dự kiến của buổi Livestream.
Livestream dạng Talkshow, chia sẻ: Nói chuyện, tương tác, tích cực trả lời câu hỏi và chia sẻ các câu chuyện với người xem. Bạn sẽ đi qua từ chủ đề này sang chủ đề khác để liên tục tạo ra nội dung và giá trị giải trí cho người xem.
Livestream giải trí: Đối với hình thức Livestream này, bạn có thể chơi Game, tổ chức trò chơi với người xem, hát, nhảy, nghe nhạc,… Dạng nội dung này sẽ giúp bạn tạo ra giá trị tương tác nhiều nhất với người xem của bạn.
- Giải đáp thắc mắc của người xem
Trong quá trình Livestream TikTok, bạn sẽ bắt gặp các câu hỏi của người xem gửi đến. Đối với những kênh Livestream mới, số lượng câu hỏi bình luận có thể sẽ chưa nhiều. Tuy nhiên sau một thời gian Livestream đều đặn, các câu hỏi sẽ xuất hiện dày đặc hơn rất nhiều. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ không thể trả lời hết toàn bộ các câu hỏi, nhưng bạn hãy cố gắng phản hồi nhiều câu hỏi nhất có thể, cung cấp các câu trả lời giá trị cho người xem.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể ghim lại các bình luận thú vị
Đối với hoạt động bán hàng, các câu hỏi có thể là về tính năng sản phẩm, cách sử dụng, các khuyến mãi đi kèm,… Việc nhanh chóng giải đáp các thắc mắc trên có thể không chỉ làm hài lòng nhu cầu thông tin của người xem, mà còn có thể giúp bạn kích thích nhu cầu mua hàng của người xem, gia tăng tỷ lệ chốt đơn thành công.
- Kiểm soát số lượng người xem
Một kịch bản Livestream TikTok tốt sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề về người đang xem. Số “mắt” xem trong quá trình Livestream TikTok của bạn có thể tăng giảm thất thường, tuy nhiên nếu bạn nhận thấy số lượng người xem giảm đột ngột, bạn hãy nhanh chóng triển khai các phương án sau:
- Cung cấp khuyến mãi
Khuyến mãi không chỉ là công cụ kích cầu, mà còn là phương án dự phòng giúp bạn giữ và gia tăng số lượng người xem đồng thời một cách vô cùng hiệu quả.
Các mã khuyến mãi có thể được triển khai dưới dạng Voucher, mã giảm giá, mã vận chuyển,… Trong lúc tung ra các mã khuyến mãi, bạn hãy liên tục kêu gọi chốt đơn, cũng như tạo ra các giá trị tương tác như “thả tim”, bình luận, mời bạn bè,… để góp phần ổn định lại số lượng người xem.
- Kêu gọi tương tác
Thuật toán của TikTok phân phối Livestream không chỉ dựa trên số lượng người xem, mà còn dựa trên cả số lượng “tim” bạn nhận được. Do đó, bạn sẽ luôn cần “huấn luyện” người xem “thả tim”, bình luận không ngừng.
Để có thể làm được điều này, bạn hãy sử dụng những ngôn từ mê hoặc như “giơ ngón tay lên ấn vào màn hình” hoặc “ấn vào màn hình chỗ này để thả tim…”, kết hợp với các điệu bộ chỉ tay vào vị trí nút tim trên màn hình. Việc này không chỉ giúp giữ chân người xem ở lại với Livestream, mà còn giúp tăng độ phổ biến, đề xuất nội dung trên mục “For you”.
3.3. Giai đoạn kết thúc
Khi bạn đã giới thiệu hết các sản phẩm, hoặc bạn cảm thấy thời lượng phát sóng đã đủ lâu, buổi Livestream đã đạt được mục tiêu, đây sẽ là lúc bạn thông báo kết thúc. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cần thực hiện các công việc như:
-
Trả thưởng, phát quà và các khuyến mãi
Nếu bạn tổ chức các Minigame giữ chân người xem, thì đây sẽ là thời điểm tốt để bạn mở phát thưởng, bốc thăm tìm ra người may mắn. Trong hoạt động này, bạn hãy chú ý tới tính minh bạch, cũng như đưa ra các phương án để bạn có thể liên lạc với người trúng thưởng, giao nhận phần thưởng cho họ.
- Giới thiệu lại về sản phẩm
Một trong những hoạt động khác không thể thiếu trong đoạn kết của bất kỳ kịch bản Livestream TikTok nào là phần giới thiệu lại sản phẩm đối với các Livestream bán hàng. Dĩ nhiên là bạn sẽ không cần giới thiệu chi tiết lại về sản phẩm như trong nội dung chính. Ở bước này, bạn sẽ chỉ cần tổng hợp, điểm mặt lại các sản phẩm có trong buổi Live để những người vào xem sau nắm bắt được.
- Đặt lịch cho buổi phát sóng kế tiếp
Nếu bạn tạo được nội dung và giá trị giải trí tốt cho người xem, bạn sẽ dần dần xây dựng được cộng đồng Fan trung thành, và không ít trong số họ muốn biết được lịch phát sóng tiếp theo của bạn. Với kịch bản Livestream TikTok, bạn sẽ dễ dàng xác định được lịch trình phát sóng cụ thể của bạn, cũng như các thay đổi trong lịch trình về buổi phát sóng kế tiếp.
Bạn có thể tham khảo tổng kết kịch bản Livestream TikTok trong bảng sau:
4. Lời kết
Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ về kịch bản Livestream TikTok dành cho người mới. Bước đầu trong hoạt động phát sóng Livestream TikTok có thể khiến nhiều người bỡ ngỡ. Tuy nhiên với một kịch bản được xây dựng tốt, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được các thách thức, trở nên thành công trên con đường “triệu View” của mình.