5 bài học từ “lão làng” 25 năm kinh nghiệm ngành Sáng tạo mà bạn nhất định phải biết
Dễ vào nhưng khó đi, làm thế nào để người làm truyền thông chạm tay thành công của nghề?
Qua Talkshow “Nghe chuyện lão làng: 25 năm làm nghề sáng tạo”, chú Khải Lê – cựu Creative Director tại Chuo Senko Vietnam và Golden Group, Hit Advertising, Square Group – đã đúc kết ra 5 chân lý quan trọng nhất của nghề. Cùng GIGAN Training Center điểm lại những bài học mà với chú “nếu biết sớm hơn thì có lẽ chú đã không phải vật vã như vậy thời gian đầu của sự nghiệp”.
Bài học 1: “Công việc của chúng ta là người làm Dịch vụ Truyền thông”
Chú Khải nhận thấy khi nhắc đến “Creative” trong Advertising, nhiều người trong ngành và ngoài ngành vẫn còn nhầm lẫn hoặc ngộ nhận về “Bản chất Sáng tạo” của Nghệ thuật và Dịch vụ Truyền thông.
Công việc sáng tạo của người nghệ sĩ là thể hiện cảm xúc cá nhân qua các loại hình nghệ thuật… được mọi người trong xã hội có thể đồng cảm, yêu thích hoặc không. Sáng tạo của Dịch vụ Truyền thông lại có mục đích cụ thể “chi phối, thay đổi cảm xúc của “Đối tượng khách hàng mục tiêu” của thương hiệu.
Hai khái niệm Sáng tạo trên là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Với chú, định nghĩa chính xác vai trò của chúng ta “là người cung cấp Dịch vụ Truyền thông, là cầu nối giữa thương hiệu với khách hàng”.
Lấy mẫu số chung của sáng tạo trong nghệ thuật và truyền thông là yếu tố cảm xúc, chú Khải phân biệt rõ hơn về nhiệm vụ của hai đối tượng. Người nghệ sĩ sử dụng tác phẩm của mình để truyền tải cảm xúc cá nhân. Trong khi đó, người làm truyền thông (Content, Designer, Copywriter...) phải lồng ghép sự sáng tạo vào trong sản phẩm nhằm tác động đến cảm xúc của đối tượng mục tiêu, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Người làm truyền thông không nên đặt quá nhiều cái tôi vào sản phẩm, hay bó buộc bản thân trong bất cứ một phong cách nào. Bởi bản chất công việc là cung cấp dịch vụ nên ưu tiên số một luôn là khách hàng. “Tác phẩm của một người nghệ sĩ sẽ có người thích hoặc không thích tuỳ thuộc vào sự đồng cảm của họ với thông điệp truyền tải nhưng sản phẩm Sáng Tạo của người làm truyền thông phải kết nối được với mọi khách hàng mục tiêu”, chú Khải kết luận.
Bài học 2: “Công thức cân mọi brief trong nghề là Sáng tạo = Logic + Khác biệt”
Một ý tưởng truyền thông sáng tạo phải đảm bảo đúng 2 yếu tố là sự Logic và Tính khác biệt. Để đảm bảo một sản phẩm có logic cần nắm vững 4C dưới đây:
- Client: Thoả được mọi thông tin về thương hiệu, sản phẩm (câu chuyện, tính cách, lịch sử, triết lý của thương hiệu; USP, công năng, chức năng, lợi ích lý tính, cảm tính của sản phẩm)
- Consumer: Làm rõ được đối tượng mục tiêu (họ là ai, họ thuộc nhóm nào, họ suy nghĩ, yêu thích cái gì, có thói quen gì, chúng ta muốn gì từ họ,...)
- Category: Mỗi ngành hàng đều có một đặc điểm khác nhau vì vậy chúng ta phải đào sâu để hiểu về những xu hướng, đặc tính của từng ngành.
- Competitor: Xác định đối thủ của chúng ta là ai, họ đã làm gì, họ có gì và không có gì,...
Chú Khải khẳng định: “Một sản phẩm nếu chỉ khác biệt mà không logic là lập dị, tức là sản phẩm đó hoàn toàn không có giá trị cho thương hiệu. Một sản phẩm nếu chỉ tập trung tìm ra một sự mới lạ hoàn toàn mà không thừa hưởng từ các yếu tố logic thì là đó sự phát minh chứ không phải là sáng tạo”. Mặt khác, chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy sự khác biệt khi đào sâu vào từng “C” của logic hoặc kết hợp chúng với nhau. Chính vì vậy, “trước khi tìm sự khác biệt phải đầu từ bước thấu hiểu, sự thấu hiểu chính là tiền đề cho mọi sáng tạo”.
Bài học 3: “Đã làm sáng tạo thì đừng hành nghề trong góc”
Trong đơn đăng ký tham gia sự kiện, nhiều bạn trẻ chia sẻ với GIGAN sự bất lực, chán nản khi rơi vào tình trạng cạn kiệt ý tưởng sau một vài năm theo nghiệp sáng tạo. “Với chú, nguyên nhân chính có lẽ nằm ở một căn bệnh mà nhiều người bạn ở thế hệ này đang mắc phải. Đó là hành nghề trong góc, tức là cả ngày chỉ biết dán mặt vào màn hình của máy tính, điện thoại”, chú Khải lý giải về thực trạng trên.
Trong suốt 25 năm làm nghề, “chú chưa bao giờ bỏ lỡ một khoảng thời gian nào trong ngày để tiếp cận với ý tưởng, chú thường tìm nguyên liệu qua 2 nguồn thông tin chính”:
- Online: Tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông để khám phá mọi tin tức về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội vì đây chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của khách hàng. Sử dụng mạng xã hội để hiểu rõ khách hàng đang quan tâm, thích thú về điều gì.
- Offline: Bước ra ngoài xã hội để quan sát, trò chuyện với mọi người xung quanh, rồi dùng sự sự nhạy cảm của bản thân để đánh giá và phân tích. Không phải điều gì cũng được người ta thể hiện công khai trên mạng xã hội, có những insight ẩn sâu trong con người mà chỉ khi trao đổi trực tiếp với họ, ta mới có thể khai quật ra.
Ý tưởng sáng tạo cũng giống như niêu cơm của Thạch Sanh, luôn dồi dào, không bao giờ cạn. Chúng luôn có mặt trong mọi ngóc ngách của đời sống, chỉ là chúng ta đã quan sát đủ kỹ và tinh tế để nhận ra hay chưa thôi.
Bài học 4: “Yêu thích điều gì đó khác với giỏi điều đó và chưa chắc đã làm việc ấy đủ tốt để được trả tiền”
“Một trong những nguyên nhân chính mà chú thấy nhiều bạn trẻ hay quay xe, đợi chờ tín hiệu vũ trụ khi làm việc là các bạn chưa phân biệt được việc mình yêu thích với việc mình giỏi, muốn đi xa đi bền thì phải hiểu rõ sự khác biệt này”. Theo đuổi một công việc chỉ vì yêu thích, ban đầu sẽ cảm thấy hừng hực khí thế, muốn khám phá mọi ngóc ngách của nghề nhưng khi thời gian trôi đi, bạn làm mãi mà chẳng có kết quả, lâu dần cũng sẽ chán nản và bỏ cuộc.
Chú Khải định nghĩa công việc mà một người có năng lực thực hiện phải là “việc mà bạn có thể làm nhanh hơn người khác nhưng vẫn đạt kết quả tương đương, thậm chí còn tốt hơn”. Vì vậy “hãy học hỏi và liên tục trải nghiệm để tìm ra chọn được việc mà bạn làm với kỹ năng tốt nhất và tìm công việc ở nơi cho mình nhiều cơ hội phát triển kỹ năng ấy để trở thành người giỏi trong một lĩnh vực”. Con người có thể vào nghề bằng kĩ năng nhưng phát triển bằng tư duy, mà tư duy chỉ có thể có được khi trải nghiệm, kiến thức đủ chín.
Bài học 5: “Người làm truyền thông phải đáp ứng đủ 3 yếu tố Đa diện – Đa màu – Đa năng”
Để chạm tay đến vị trí Creative Director vạn người mơ ước, với chú Khải Lê, chỉ giỏi kỹ năng chuyên môn thôi là chưa đủ mà phải hội tụ đủ 3 yếu tố Đa diện – Đa màu – Đa năng.
- Đa diện trong tư duy: “Là người làm sáng tạo, cháu không nên đóng khung bản thân vào một phong cách nhất định. Một bài viết, hình ảnh... nhào nặn ra không phải để phục vụ nhu cầu của bản thân mà phải đáp ứng đúng insight khách hàng và kể được câu chuyện của thương hiệu”. Ví dụ chú Khải trong trạng thái của người nghệ sĩ, có thể tạo nên những ấn phẩm với nét vẽ phóng khoáng, đậm màu sắc Việt. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm TVC cho sản phẩm mẹ và bé, chú lại có cách phù phép ngòi bút trở nên tinh nghịch, đáng yêu.
- Đa màu trong kiến thức: Kiến thức nạp vào không chỉ gói gọn trong lĩnh vực Truyền thông, Marketing, Content... mà còn trải dài từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội, nghệ thuật... “Chẳng hạn, khi cháu phải thực hiện dự án hướng đến tệp khách hàng nghe nhạc Bolero. Dù đây không phải là dòng nhạc cháu yêu thích nhưng cũng phải đi mày mò tìm hiểu xem Bolero là gì, có những yếu tố nào, tại sao người ta yếu thích nó. Phải sống chung một bầu không khí với khách hàng thì chúng ta mới chạm đến họ”.
- Đa năng trong kỹ thuật: “Sự đa năng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sáng tạo vì nó không chỉ giúp cháu chủ động hơn trong công việc mà còn góp phần tạo nên những giải pháp sáng tạo độc đáo, mới lạ”. Chú Khải chính là minh chứng rõ nhất cho một nhà sáng tạo đa tài. Ngoài khả năng thiết kế “xịn sò”, chú Khải còn có thể vẽ storyboard, lên concept sản phẩm, giám sát quay phim, làm hậu kỳ, thậm chí kiêm luôn cả việc viết nhạc cho TVC.
Trên đây là 5 bài học kinh nghiệm được đúc kết trong hơn 25 năm hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo của Creative Director lão làng – chú Khải Lê. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích trên con đường sự nghiệp của bất kỳ ai đang ngày ngày theo nghiệp nhào hình nặn chữ.
★★★
Nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện dành cho cộng đồng, ngày 23/12/2023, GIGAN Training Center trân trọng tổ chức Talkshow: Từ lính “cực chiến” đến Manager “cực phẩm”. Đây là Talkshow mới lạ, độc đáo với hình thức gameshow đối thoại 2 chiều sôi động giữa sếp – nhân viên theo nhiều cấp độ kinh nghiệm:
- Team SẾP: Sếp trẻ Gen Z, Sếp trung 9X, Sếp cứng cựa 7X-8X
- Team NHÂN VIÊN: Intern mới đi làm, Nhân viên mẫn cán, Senior
- Các chủ đề “nóng hổi vừa thổi vừa nghe” chốn công sở: Làm tự do hay kỷ luật, sếp thiên vị, nhân viên trái ngành...
Talkshow là nơi để các anh chị đi trước chia sẻ kinh nghiệm, tư duy làm nghề đúng đắn cũng như cơ hội để các bạn trẻ bày tỏ nỗi lòng để hai bên sếp-nhân viên được mở rộng góc nhìn, thấu hiểu nhau hơn. Sự kiện được tài trợ bởi 10+ đối tác, với sự tham gia của chú Trần Hùng Thiện – Founder/CEO tại GCOMM Global; chị Hảo Nguyễn – COO, Hiệu trưởng tại GIGAN Training Center, Chuyên gia/ Giảng viên tại Brands Vietnam và những gương mặt khách mời quen thuộc.
Thông tin đăng ký
- Thời gian: 13h00-17h30 thứ Bảy, ngày 23/12/2023.
- Địa điểm: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (số 215 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh).
- Đăng ký tham gia tại đây.
- Phí tham dự:
- Vé Phổ thông (12/12-18/12): 150.000Đ
- Vé giờ chót (sau 18/12): 200.000Đ
- Talkshow được tổ chức bởi GIGAN Training Center
- Đồng tổ chức: Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Bảo trợ truyền thông bởi Brands Vietnam
- Đối tác truyền thông: Tâm Sự Con Sen, Bạn Đã Có Việc Làm Chưa?, Nghề Content, Mar cũ chào Mar mới, Hỏi đáp Marketing, Canva - Thiết kế dễ như chơi, Sơ hở là Xây kênh
- Nhà tài trợ Vàng: Bác sĩ cây xanh
- Nhà tài trợ Bạc: GUMAC, G-morning, IELTS Mentor
- Nhà tài trợ Đồng: Đậu Má Mix, Logitech, NXB Trẻ, ViHAT, Edumall, Sebamed, DKLAB
Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ với GIGAN Training Center theo thông tin dưới đây:
- Fanpage GIGAN Training Center
- Email: [email protected]
- SĐT: 037 886 9279