Decision Lab: 76% Gen Z bày tỏ mong muốn “ngắt kết nối”

Decision Lab: 76% Gen Z bày tỏ mong muốn “ngắt kết nối”

Trong kỷ nguyên số nơi các nền tảng mạng xã hội phát triển không ngừng, Gen Z đang thể hiện xu hướng “ngắt kết nối” bằng cách từ bỏ ít nhất một nền tảng.

Gần tám trên mười Gen Z (76%) mong muốn rời bỏ ít nhất một nền tảng mạng xã hội, theo báo cáo The Connected Consumer mới nhất của Decision Lab. Báo cáo này mang lại cái nhìn sâu sắc về hành vi số của người Việt, cùng với những tác động và cơ hội mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để kết nối hiệu quả với người tiêu dùng.

Decision Lab: 76% Gen Z bày tỏ mong muốn “ngắt kết nối”

Nghịch lý của thế hệ số

Dù bày tỏ mong muốn hạn chế sử dụng, thế hệ Z vẫn rất gắn bó với mạng xã hội. Trung bình, một người thuộc thế hệ này sử dụng đến năm nền tảng mạng xã hội khác nhau, nhiều hơn một nền tảng so với các thế hệ trước.

Decision Lab: 76% Gen Z bày tỏ mong muốn “ngắt kết nối”

Họ cũng nhanh chóng cập nhật các nền tảng mới với 4,9% Gen Z sử dụng Threads – mạng xã hội vừa được ra mắt của Meta. Con số này gấp đôi Gen Y (1,9%) và thậm chí gấp ba Gen X (1,0%).

Mong muốn ngắt kết nối của Gen Z cho thấy nhu cầu muốn lấy lại quyền kiểm soát thời gian và tinh thần từ những không gian mạng mà họ đã tham gia rất nhiều.

Dù vậy, cắt đứt với mạng xã hội không hề dễ dàng, khi nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Trung bình, một người cho rằng họ không thể sống thiếu ít nhất hai nền tảng mạng xã hội.

Đối với Gen Z, các nền tảng như Facebook và TikTok chính là nơi để kết nối với mọi người. Bạn bè và người thân thường xuyên giao tiếp và chia sẻ cuộc sống qua ứng dụng này, biến chúng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống xã hội của họ. Tỉ lệ Gen Z xem TikTok là ứng dụng chính tăng đều qua các quý. Con số này ở quý III là 18%, cao gấp bốn lần so với Gen X.

Decision Lab: 76% Gen Z bày tỏ mong muốn “ngắt kết nối”

Ông Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab, bình luận về dữ liệu này: “Mong muốn của Gen Z trong việc tách mình ra khỏi không gian mạng đòi hỏi các thương hiệu phải cân nhắc lại chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của mình; không chỉ là việc hiện diện và tương tác với khách hàng, mà quan trọng hơn là tạo nên các nội dung có giá trị thu hút nhóm người tiêu dùng trẻ này.

Sự chân thực, nội dung phù hợp và tương tác trực tuyến có trách nhiệm sẽ trở thành những trụ cột quan trọng cho chiến lược thương hiệu trong tương lai. Khi thế hệ Z mở đường cho việc sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức hơn, các thương hiệu có những giá trị này và cung cấp trải nghiệm vượt ra ngoài không gian số sẽ có khả năng nổi bật hơn”.

Be vươn lên vị trí Á quân trong Top ứng dụng gọi xe được yêu thích nhất

Ngoài xu hướng sử dụng mạng xã hội của thế hệ Z, báo cáo The Connected Consumer của Decision Lab còn ghi nhận những bước tiến ấn tượng của Be – nền tảng đa ứng dụng Việt – trong lĩnh vực gọi xe. 

Vượt qua Taxi Mai Linh và Gojek, Be đã chiếm được cảm tình của người dùng với tỷ lệ 10%, khẳng định vững chắc vị trí số hai trong top ứng dụng gọi xe được yêu thích nhất. 

Decision Lab: 76% Gen Z bày tỏ mong muốn “ngắt kết nối”

Tỷ lệ yêu thích dành cho Be ở thế hệ Z tăng đều qua mỗi quý. Thậm chí, thế hệ X cũng đang dần lựa chọn Be thay vì những phương tiện truyền thống như xe ôm và taxi Vinasun, phản ánh một sự chuyển mình có thể đã góp phần vào sự suy thoái của dịch vụ gọi xe truyền thống.

Decision Lab: 76% Gen Z bày tỏ mong muốn “ngắt kết nối”

Dù vậy, tỷ lệ thâm nhập thị trường của Be vẫn thấp hơn Gojek 1%. Liệu ứng dụng “made in Vietnam” này có thể chiếm lấy vị trí của kỳ lân Indonesia trong quý tới?

Tải báo cáo đầy đủ tại đây.