Theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh bằng sức mạnh dữ liệu thương mại điện tử

Theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh bằng sức mạnh dữ liệu thương mại điện tử

Trong bối cảnh mua sắm trên sàn TMĐT trở thành xu thế, việc theo dõi và phân tích đối thủ trên sàn TMĐT trở thành một hoạt động bắt buộc của mọi doanh nghiệp. Hiện nay, thay vì phải mất thời gian tổng hợp và phân tích những thông tin và dữ liệu rời rạc, không chính xác, sử dụng một nền tảng dữ liệu thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện các bước phân tích nhanh và đa chiều hơn.

EcomHeat của YouNet ECI là một trong những nền tảng phân tích dữ liệu TMĐT tiên phong phục vụ các nhãn hàng. EcomHeat sở hữu dữ liệu của 16.000+ thương hiệu trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop; với khả năng phân tích sâu đến từng nhãn hàng và từng dòng sản phẩm trên các sàn TMĐT.

Đơn cử với ngành Dầu gội, EcomHeat đang ghi nhận trong tháng 9/2023 có 930,10 nghìn sản phẩm được bán ra trên Shopee, Lazada, Tiki, thu về 180,48 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 4% so với tháng trước. Trong đó, có 12,764 gian hàng có phát sinh doanh thu trong tháng.

Nền tảng dữ liệu khổng lồ này là công cụ đắc lực cho các nhãn hàng. Để minh họa cụ thể, sau đây là 2 bước để mọi nhãn hàng có thể theo dõi, đánh giá đối thủ theo tiêu chí 4P’s bằng dữ liệu thương mại điện tử.

Bước 1: Theo dõi doanh thu trên sàn TMĐT của nhãn hàng và đối thủ

Sau khi truy cập vào nền tảng EcomHeat, người dùng thực hiện các thao tác: (1) Chọn ngành hàng cần phân tích, (2) Chọn khoảng thời gian cần phân tích, (3) Bật bộ lọc dữ liệu bằng công nghệ AI để truy xuất bộ dữ liệu ngành hàng của mình.

Sau đó, để theo dõi tổng quan hiệu quả kinh doanh của từng nhãn hàng trong ngành hàng Dầu gội, người dùng kéo xuống danh mục “Brand Contribution”.

Sau các thao tác trên, EcomHeat sẽ hiển thị danh sách Top các nhãn hàng ngành Dầu gội có doanh thu cao nhất trong tháng 9/2023 (bao gồm cả gian hàng chính hãng, lẫn gian hàng không chính hãng). Từ đây, nhãn hàng đã có thể bắt đầu so sánh tổng quan hiệu quả kinh doanh so với đối thủ và đưa ra một số nhận định. 

Ví dụ, nhãn hàng Namnung muốn theo dõi hiệu quả kinh doanh của đối thủ Nguyên Xuân trên E-commerce. Vậy, nhìn vào bảng Brand Contribution trên, nhãn hàng Namnung có thể thấy rằng: Nguyên Xuân có tổng GMV thương mại điện tử cao thứ 3 ngành hàng trong tháng 9/2023, tăng trưởng 2% so với tháng trước. Trong khi đó, nhãn hàng Namnung có GMV cao thứ 9 toàn ngành hàng, dù tốc độ tăng trưởng và thị phần không đổi nhưng lại tụt 1 hạng so với tháng trước.

Theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh bằng sức mạnh dữ liệu thương mại điện tử

Tương tự vậy, nhãn hàng Namnung có thể so sánh doanh thu E-commerce của mình với hàng loạt đối thủ khác để nhanh chóng nắm bắt vị thế cạnh tranh của nhãn hàng trong ngành hàng.

Bước 2: Phân tích 4P’s của đối thủ trên sàn TMĐT nhờ dữ liệu chuyên sâu

Sau khi đã có góc nhìn tổng quan về đối thủ, người dùng tiếp tục đánh giá đối thủ theo chiều sâu nhờ dữ liệu chi tiết đến từng dòng sản phẩm của EcomHeat. Đầu tiên, vào Tab Brand Competition Dynamic, chọn tên nhãn hàng của mình và đối thủ để so sánh. Ở đây, ta sẽ tiếp tục lấy ví dụ về nhãn hàng Namnung và đối thủ Nguyên Xuân.

1. Đánh giá yếu tố Promotion

Tại danh mục Competitor Overview, nhãn hàng sẽ lựa chọn xem dữ liệu Trendline theo tuần (Weekly) để nắm bắt thời điểm nào doanh thu của đối thủ tăng trưởng tốt nhất và so sánh với chính mình. 

Ở đây, ta thấy đối thủ Nguyên Xuân có đỉnh doanh thu vào tuần thứ 2 của tháng 9 và vẫn tiếp tục tăng ở những tuần sau đó. Điều này cho thấy: Nguyên Xuân đã tận dụng rất tốt các chiến dịch Sale của sàn, đặc biệt là chiến dịch Siêu Sale 9.9. Bên cạnh đó, khi nhìn vào Trendline của nhãn hàng Namnung, mặc dù doanh thu đã có sự tăng nhẹ vào tuần Siêu Sale 9.9 nhưng chênh lệch không quá lớn so với tuần trước đó.

Theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh bằng sức mạnh dữ liệu thương mại điện tử

2. Đánh giá yếu tố Place

Để có góc nhìn sâu hơn, nhãn hàng có thể tiếp tục đánh giá dữ liệu ở hai danh mục Platform contribution & Shop-type contribution. Tại đây, nhãn hàng sẽ biết được đối thủ đang tập trung phát triển gian hàng ở những sàn TMĐT nào và doanh thu của đối thủ đang đến từ gian hàng chính hãng hay gian hàng thường của các Online Sellers. 

Chẳng hạn, nhìn vào dữ liệu của nhãn hàng Namnung và đối thủ Nguyên Xuân, ta có thể thấy rằng: Trong tháng 9/2023, cả hai nhãn hàng đều đang tập trung kinh doanh ở sàn Shopee, riêng nhãn hàng Nguyên Xuân vẫn có lượng doanh thu đáng kể đến từ sàn Lazada. Về loại hình shop, gian hàng chính hãng đang đóng góp chính vào doanh thu của cả hai nhãn hàng, tuy nhiên, nhãn hàng Nguyên Xuân vẫn đang tận dụng tốt hơn nguồn lực đến từ các gian hàng thường của Online Seller.

3. Đánh giá yếu tố Price

Tiếp theo, để nắm bắt đối thủ đang tập trung vào phân khúc giá nào, nhãn hàng có thể xem dữ liệu ở danh mục Price Range. 

Ở đây, nhãn hàng Namnung có thể thấy rằng: Đối thủ Nguyên Xuân có lợi thế đa dạng về phân khúc giá hơn (từ 36.000-378.000). Điều này giúp người mua hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Về phía Namnung, nhãn hàng đang bán chạy các sản phẩm ở các phân khúc giá cao hơn (từ 172.000-994.000). Điểm chung của cả hai nhãn hàng là đều bán chạy nhất ở phân khúc giá 172.000-378.000. 

4. Đánh giá yếu tố Product

Tab Top Selling Models là danh mục mang lại nhiều giá trị nhất cho nhãn hàng khi có thể dễ dàng xác định đâu là sản phẩm cốt lõi mà đối thủ đang kinh doanh cũng như đánh giá các đặc điểm của dòng sản phẩm này, đồng thời, đưa ra những so sánh, nhận định cụ thể. 

Với dữ liệu mẫu, ta có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ rệt giữa Namnung và Nguyên Xuân. Cụ thể, đối với Nguyên Xuân, danh mục sản phẩm của nhãn hàng khá đa dạng với nhiều dòng sản phẩm mang tính phục hồi, nuôi dưỡng tóc như: dưỡng tóc, bồng bềnh, sạch gàu... Trong khi đó, danh mục sản phẩm của Namnung lại tập trung vào nguyên liệu thiên nhiên, với dòng sản phẩm chủ đạo là giảm rụng tóc. 

Theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh bằng sức mạnh dữ liệu thương mại điện tử

Không dừng lại ở đó, tiếp tục đào sâu dữ liệu ở Tab Top Selling Products, EcomHeat sẽ giúp nhãn hàng nhanh chóng xác định sản phẩm cụ thể đang bán chạy ở gian hàng nào. Để dễ dàng đánh giá, nhãn hàng có thể sử dụng các bộ lọc tại tab này, bao gồm: chọn nhãn hàng và chọn loại hình gian hàng (gian hàng chính hãng hoặc gian hàng thường).

Nhìn vào dữ liệu trên, ta có thể thấy rằng: Trong khi nhãn hàng Namnung tập trung bán sản phẩm dưới dạng combo, bộ sản phẩm thì Nguyên Xuân lại tập trung bán lẻ từng sản phẩm với nhiều dung tích lựa chọn. Đây sẽ là câu trả lời cho việc vì sao phân khúc giá của Namnung lại “nhỉnh” hơn và kém đa dạng hơn so với Nguyên Xuân.

Sau hai bước trên, nhãn hàng Namnung đã nắm trong tay các nhận định có lợi cho việc báo cáo, triển khai kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm phù hợp và kịp thời. Ngoài ra, nhãn hàng cũng có thể thực hiện các bước tương tự để đo lường, đánh giá 4P’s trên sàn TMĐT của nhiều đối thủ khác mà không tiêu tốn quá nhiều thời gian và nhân lực.

Với dữ liệu thương mại điện tử trên EcomHeat, nhãn hàng hoàn toàn có thể tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và nắm bắt cơ hội kinh doanh trên TMĐT. Chúc các nhãn hàng thành công trong việc theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh bằng sức mạnh dữ liệu thương mại điện tử của EcomHeat!

Về nền tảng EcomHeat:

EcomHeat là nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử trực tuyến – một sản phẩm của công ty YouNet ECI. 

EcomHeat tự động thu thập và xử lý liên tục dữ liệu doanh thu, giá bán, điểm đánh giá của 300.000+ sản phẩm thuộc 16.000+ nhãn hàng đang bán trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop. 

Nhờ áp dụng AI kết hợp với quy trình phân tích dữ liệu chuyên sâu, EcomHeat là nền tảng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu dữ liệu doanh thu và giá bán của từng dòng sản phẩm.

EcomHeat cho phép các nhãn hàng Quản trị thị phần, Nghiên cứu đối thủ, Lập kế hoạch tăng trưởng trên TMĐT – tất cả trên một nền tảng.