Tìm hiểu về GeoAI và ứng dụng của GeoAI trong kinh doanh
GeoAI là một lĩnh vực đầy tiềm năng đang nổi lên mạnh mẽ trong thế giới công nghệ và kinh doanh. Với sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và thông tin địa lý, GeoAI đã đang đem lại những ứng dụng đáng kinh ngạc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cùng khám phá về công nghệ GeoAI và các ứng dụng của công nghệ này trong thúc đẩy kinh doanh qua bài phân tích dưới đây của VGM.AI
Định nghĩa GeoAI (Địa lý AI)
GeoAI là viết tắt của cụm từ Geospatial Artificial Intelligence, nghĩa là trí tuệ nhân tạo về không gian địa lý hoặc thông tin địa lý. GeoAI kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) với dữ liệu địa lý hoặc không gian địa lý (GIS) để hiểu, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến không gian, bản đồ, vị trí và hình ảnh địa lý.
GeoAI là gì? Công nghệ GeoAI là gì?
Theo quan điểm của chuyên gia Wendy Keyes – nhà khoa học dữ liệu về phân tích không gian, cho biết: “GeoAI là trí tuệ nhân tạo không gian địa lý và là một loại trí tuệ nhân tạo hoặc học máy được sử dụng để mô phỏng các kết quả trong tương lai. Nó chạy trên công nghệ GIS (một hệ thống thông tin địa lý) và thường dựa trên mô hình thống kê, thị giác máy tính và các công cụ mô phỏng."
Khi các nhà điều hành doanh nghiệp mô phỏng kết quả trong GIS, họ có thể xây dựng một cửa hàng mới hoặc đóng cửa một cửa hàng hiện có; thực hiện tối ưu hệ thống cửa hàng hiện tại để quản lý rủi ro; hoặc thay đổi chiến lược định giá của sản phẩm ở các thị trường cụ thể.”
Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo không gian địa lý đã tạo ra những tác động nhất định tới tất cả các ngành kinh tế học và kinh doanh. Dưới đây là những ứng dụng cụ thể.
Ứng dụng của GeoAI trong thực tế
GeoAI có nhiều ứng dụng trong đời sống, kinh tế và hoạt động kinh doanh từ chính quyền, quốc phòng, an toàn/an ninh công cộng, bảo hiểm, ngành kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng (AEC) và nhiều ngành kinh doanh khác…
Ứng dụng của GeoAI trong thực tế rất đa dạng, bao gồm:
- Quản lý tài nguyên tự nhiên: Hỗ trợ theo dõi và quản lý tài nguyên tự nhiên như rừng, đất đai, và nước biển.
- Đô thị thông minh: Trợ lý ảo có khả năng xử lý dữ liệu không gian để quản lý giao thông, năng suất năng lượng và quản lý dự án đô thị thông minh.
- Bản đồ và dẫn đường: Sử dụng AI để tạo bản đồ chính xác và cung cấp dịch vụ dẫn đường thông minh dựa trên dữ liệu địa lý.
- Bảo vệ môi trường: Sử dụng dữ liệu không gian và hình ảnh vệ tinh để giám sát và đánh giá thay đổi môi trường.
- Đánh giá rủi ro thiên tai: Dự đoán và ứng phó với các hiểm họa thiên tai bằng cách sử dụng dữ liệu địa lý và mô phỏng.
- Quản lý tài sản: Theo dõi và quản lý tài sản vật lý như xe cộ, thiết bị và hàng tồn kho thông qua hệ thống GPS và dữ liệu địa lý
Tầm quan trọng của GeoAI trong nền kinh tế tương lai
Công nghệ GeoAI đang trở thành một công nghệ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quản lý môi trường, đô thị thông minh, quản lý tài sản, nguồn lực và năng lượng, quản lý dự án, dẫn đường và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Đối với hoạt động kinh doanh, GeoAI đã tạo ra những tác động đáng kể trong các ngành, đặc biệt trong các lĩnh vực mà hoạt động kinh doanh gắn chặt với vị trí như bán lẻ, phân phối, dịch vụ… Dưới đây là một số ví dụ:
- Dự báo vị trí cửa hàng: Các doanh nghiệp như chuỗi cửa hàng hoặc nhà hàng có thể sử dụng GeoAI để dự đoán vị trí tốt nhất cho cửa hàng mới. Điều này dựa trên dữ liệu về dân số, lưu lượng giao thông và thông tin về cạnh tranh trong khu vực.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Giúp cải thiện quản lý chuỗi cung ứng bằng cách theo dõi vị trí của hàng hóa, quản lý kho hàng, tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển và dự đoán thời gian giao hàng.
- Tiếp thị địa lý: Doanh nghiệp có thể sử dụng GeoAI để phân tích dữ liệu địa lý và xác định những khu vực mục tiêu cho chiến dịch tiếp thị, quảng cáo và phân phối. Điều này giúp tạo ra chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn và tập trung vào khách hàng tiềm năng.
- Phân tích khách hàng: GeoAI có khả năng phân tích dữ liệu địa lý để hiểu hơn về hành vi của khách hàng, ví dụ: xác định đối tượng tiềm năng dựa trên vị trí, tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ dựa trên vị trí và dự đoán xu hướng tiêu dùng trong các khu vực cụ thể.
- Quản lý tài sản: Doanh nghiệp sở hữu và quản lý tài sản vật lý như xe cộ, thiết bị và kho hàng có thể sử dụng GeoAI để theo dõi vị trí của các tài sản, quản lý bảo trì và tối ưu hóa việc sử dụng tài sản.
- Dự đoán nhu cầu nguồn lực: Cho phép dự đoán nhu cầu nguồn lực như năng lượng, nước và nguyên liệu dựa trên vị trí và điều kiện môi trường cụ thể. Điều này giúp tối ưu hóa việc cung ứng và quản lý tài nguyên.
- Phát triển đô thị thông minh: Trong các dự án đô thị thông minh, GeoAI có vai trò quan trọng trong việc quản lý giao thông, năng suất năng lượng, quản lý rác thải và cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân.
- Quản lý dự án xây dựng: Giúp theo dõi tiến độ dự án xây dựng, quản lý tài sản và đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn và môi trường.
GeoAI có khả năng biến các dữ liệu địa lý thành thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác và kịp thời. Điều này có thể cải thiện hiệu quả vận hành, giảm chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Tác động của GeoAI tới sự bền vững trong kinh doanh
Đặc điểm cốt lõi của trí tuệ nhân tạo về không gian địa lý là sử dụng dữ liệu địa lý và không gian địa lý làm nguồn thông tin chính. Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về vị trí, bản đồ, hình ảnh vệ tinh, dữ liệu GPS và nhiều dạng thông tin khác về môi trường và vị trí địa lý.
GeoAI sử dụng công nghệ AI kết hợp GIS để phân tích vị trí không gian
Theo Wendy Keyes – nhà khoa học dữ liệu về phân tích không gian: “Vị trí là yếu tố thiết yếu của rất nhiều quyết định quan trọng trong kinh doanh —cửa hàng nào sẽ đóng cửa, khu vực nào sẽ cần mở thêm chi nhánh, hay hàng hóa được phân phối như thế nào. Nếu bạn chỉ xem dữ liệu mà không tính đến vị trí, bạn không thể hiểu được tất cả các khía cạnh quan trọng của vấn đề—hoặc cơ hội kinh doanh đang mở ra trước mắt.”
Các công ty bán lẻ sử dụng dữ liệu vị trí thông minh và mô hình phân tích trí tuệ nhân tạo địa lý để kiểm tra tác động của việc mở, đóng cửa và chuyển địa điểm cửa hàng. Các nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã ứng dụng công nghệ này và họ gọi đó là sự đột phá kinh doanh để giải quyết bài toán lập kế hoạch chiến lược trên quy mô toàn cầu.
Sự kết hợp giữa AI và phân tích không gian này đã thay đổi cách các công ty nhìn nhận và lập kế hoạch hoạt động.
Các doanh nghiệp phân phối kỳ vọng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo không gian địa lý như một công cụ dự báo sản lượng tiêu thụ ở các vùng để tối ưu hóa kênh phân phối và điều chỉnh sản lượng sản xuất tùy thời điểm.
GeoAI cũng được ứng dụng như một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, tự bảo vệ mình trước rủi ro khí hậu và cách giảm thiểu lượng khí thải carbon của họ. Thay vì cứ làm và thử sai, mô hình phân tích không gian địa lý trí tuệ nhân tạo AI sử dụng công nghệ máy học để giả lập các mô hình và quan sát kết quả, từ đó cho ra phương án tối ưu nhất để doanh nghiệp thực hiện.
Nền tảng GeoAI dành cho lĩnh vực nông nghiệp
Nền tảng phân tích Bản đồ cho vật tư ngành lúa của VGM.AI là một công cụ sử dụng công nghệ GeoAI để phân tích và dự báo thông tin về thị trường nông nghiệp như loại cây trồng, phạm vi cây trồng, giai đoạn sinh trưởng, … giúp các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm liên quan đến các loại cây trồng hoặc các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu có thể nắm bắt được thông tin thị trường để phục vụ kế hoạch sản xuất cũng như phân phối sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường ở từng giai đoạn, mùa vụ.
Nền tảng VGM.AI ứng dụng cho ngành nông nghiệp cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng như:
- Cung cấp bản đồ diện tích trồng lúa toàn Việt Nam gần thời gian thực.
- Giai đoạn sinh trưởng: Các giai đoạn sinh trưởng này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại cây trồng và điều kiện địa phương, tuy nhiên, chúng là các giai đoạn chính và cơ bản trong quá trình sinh trưởng của cây trồng.
- Dữ liệu mùa vụ cây trồng được cập nhật gần thời gian thực, bao gồm thông tin thống kê với độ trễ dưới 5 ngày và tần suất cập nhật lên tới 10 ngày/1 lần.
VGM.AI sử dụng công nghệ viễn thám (RS) và trí tuệ nhân tạo địa lý (GeoAI) để phân tích, giải đoán các khu vực trồng lúa và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam.
Bên cạnh nông nghiệp, nền tảng VGM.AI còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề khác như bán lẻ, phân phối, bất động sản, dịch vụ,… cũng như tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác.
Nguồn: vgm.ai