Tìm Hiểu Về Quảng Cáo GDN (Google Display Network)
Google vẫn đang là một công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới, cho dù hiện nay có khá nhiều các nền tảng mạng xã hội lớn như Instagram, Twitter, Facebook, TikTok,…. Người dùng mặc dù có nhiều cách để tiếp cận thông tin, nhưng không thể phủ nhận rằng Google vẫn là nơi truy vấn thông tin hàng đầu. Chính vì thế, các doanh nghiệp, cá nhân sở hữu website vẫn luôn tận dụng cách tiếp cận từ Google. Trong đó GDN cũng là một lựa chọn để thu hút khách hàng, người dùng được lựa chọn khá nhiều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quảng cáo GDN là gì để mọi người nắm rõ hơn.
Quảng Cáo GDN Là Gì?
GDN (Google Display Network) là một mạng lưới hiển thị các nội dung quảng cáo trên những trang web thuộc hệ thống của Google. Theo cách hiểu này, tức là các trang web muốn được hiển thị quảng cáo mà Google phân phối họ phải có thủ tục đăng ký. Khi các trang web được xác định là cho phép Google chèn quảng cáo, từ đó các nhà quảng cáo sẽ được hiển thị các nội dung của mìn thông qua GDN.
Hay nói theo cách khác GDN chính là một đối tác của Google, từ đó nhà quảng cáo có thể đặt hiển thị các Banner, Poster nội dung trên những trang web thuộc hệ thống của họ.
Đánh Giá Về Quảng Cáo GDN
GDN là một dạng quảng cáo hiển thị trên trang web, vì thế đối với hình thức này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận được người dùng với quy mô lớn hơn so với Search Ads. Tuy nhiên, loại quảng cáo này cũng tương tự với CPM, tức là người dùng được hiển thị một cách bị động.
Vì tính chất này của quảng cáo GDN nên so với quảng cáo Search Ads hay PPC thì xét về tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ click không thể sánh bằng. Tất nhiên, GDN vẫn là loại quảng cáo được nhiều người tin dùng. Vì ưu điểm của nó có quy mô tiếp cận lớn, chi phí rẻ. Nên khi lựa chon GDN, người ta thường có một kế hoạch về tiêu chí đánh giá, kết quả khác biệt đối với loại quảng cáo PPC.
GDN sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nội dung dạng hình ảnh với quy mô lớn. Nên việc làm nhận diện thương hiệu, cung cấp thông tin nổi bật là rất quan trọng. Có lẽ đây chính là mục đích lớn nhất mà người ta lựa chọn GDN. 90% thông tin được ghi nhớ nhanh chóng và dễ dàng hơn dựa vào hình ảnh, vì vậy lợi thế lớn nhất của quảng cáo GDN là cung cấp nội dung nhanh chóng, tạo sự ghi nhớ cho khách hàng.
Vị Trí Quảng Cáo Của GDN
Chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về tính chất của quảng cáo GDN, bây giờ vị trí mà các quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị như thế nào. Đầu tiên, vị trí quảng cáo do chủ website quyết định, tất nhiên sẽ có một vài tiêu chí cần đạt về khung hình tối thiểu.
Tuy nhiên thì Google sẽ phân phối hiển thị quảng cáo trên hơn 2 triệu website thuộc hệ thống của mình như thế nào.
Chắc chắn, bạn cũng có thể kiểm soát một vài tiêu chí về cách hiển thị quảng cáo của mình khi thiết lập chiến dịch.
- Đầu tiên là từ khóa liên quan và chủ đề mà người dùng đang muốn truy vấn thông tin ở một website bất kỳ.
- Lựa chọn được website cụ thể mà bạn muốn hướng tới chủ đề đó.
- Target mục tiêu khách hàng muốn hướng tới dựa trên sở thích, nhân khẩu học và lịch sử hành vi của người dùng. (Việc target này sẽ không có hạn chế mà phụ thuộc vào tư duy của nhà quảng cáo. Điều này có thể hình dung tương tự như với Facebook.)
Ví dụ: Bạn bán hàng về mỹ phẩm, quảng cáo của bạn cũng có thể target đến người có sở thích, hành vi mua sắm, phụ kiện thời trang. Vì các thuộc tính này của chân dung khách hàng của bạn sẽ tương đồng nhau.
Cách Google Phân Phối Nội Dung
Để hiểu rõ hơn 3 tiêu chí trên, chúng ta cùng xem Google sẽ xử lý các target này như thế nào từ nhà quảng cáo.
Yếu Tố Ngữ Cảnh
Ngữ cảnh chính là từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Google sẽ dựa vào từ khóa mà bạn muốn nhắm đến kết hợp với từ khóa mà người dùng truy vấn có cùng chủ đề, từ đó các trang web sẽ xuất hiện những quảng cáo liên quan nhất đến trang web mà người dùng click vào.
Việc phân tích này có thể dựa trên các yếu tố như: Từ khóa, chủ đề, ngôn ngữ, lĩnh vực,…
Chọn Chính Xác Địa Chỉ
Với cách phân phối nội dung quảng cáo này, có vẻ sẽ nhẹ nhàng hơn với Google. Tất nhiên nhiệm vụ của bạn sẽ trở nên phức tạp. Khi chính nhà quảng cáo cần phải lựa chọn ra được placement Targeting đến một địa chỉ website cụ thể hoặc ứng dụng, video,…từ Network của Google.
Remarketing
Với các tiêu chí trên, mọi người sẽ tìm ra được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình sau một chiến dịch quảng cáo. Từ dữ liệu khách hàng đó, nhà quảng cáo có thể thiết lập các chiến dịch tiếp theo với mục đích Remarketing ADS. Tức là những quảng cáo này sẽ dựa trên lịch sử trải nghiệm quảng cáo trước đó của bạn. Tùy theo mức độ quan tâm mà bạn muốn theo đuổi, Google sẽ tiếp tục phân phối nội dung quảng cáo cho đối tượng đó.
Kết Luận
Với những phân tích về quảng cáo GDN là gì trong bài viết, mọi người có thể thấy đây cũng là một lựa chọn quảng cáo có thể giúp ích rất nhiều trong hoạt động kinh doanh online. Nếu bạn cũng có nhu cầu tương tự hãy triển khai kế hoạch GDN của mình ngay nhé. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên tại: https://dinos.vn/ để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.
Nguồn: Dinos Việt Nam