#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trang

Không chỉ là công cụ chủ yếu sử dụng trực tuyến, nhưng AI còn là “trợ lý” đắc lực, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong các hoạt động trực tiếp: Bán lẻ tại cửa hàng; Tiếp thị thời trang và Quản lý quan hệ khách hàng.

#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trangTập đoàn H&M thí điểm gương thông minh tại cửa hàng Cos US

Xem lại ứng dụng AI trong thương mại điện tử và trong kinh doanh thời trang trên BrandsVietnam tại đây

* Nội dung bài viết được đăng lần đầu tại Tạp chí Mốt Việt Nam (bản in).

AI TRONG CỬA HÀNG BÁN LẺ

Tối ưu hóa trải nghiệm tại cửa hàng

Chức năng của AI là giúp tối ưu hóa các cửa hàng và cho phép các nhà bán lẻ kết nối hành trình trải nghiệm trực tuyến của khách hàng với cửa hàng vật lý. Cụ thể, trợ lý bán hàng có thể sử dụng công nghệ AI để tìm và đề xuất ngay các mặt hàng tương tự cho những sản phẩm đã hết hàng theo kích cỡ hoặc màu sắc mong muốn của khách hàng mà không cần phải xem qua tất cả hàng tồn kho đang có sẵn. Bằng cách dành ít thời gian hơn cho việc tìm kiếm sản phẩm, họ có thể cung cấp hỗ trợ chất lượng cho số lượng khách hàng mỗi giờ cao hơn. Tính năng đề xuất sản phẩm phù hợp này giúp thương hiệu mang lại dịch vụ khách hàng tốt hơn, trải nghiệm của khách hàng tích cực hơn, và tăng doanh số bán hàng cho nhân viên. Bên cạnh việc tìm kiếm và định vị mặt hàng khách hàng yêu cầu, AI còn có thể giúp đỡ nhân viên bán hàng trong việc cung cấp lời khuyên chuyên môn về trang phục đối với mỗi sản phẩm. Điều này giúp các nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm dịch vụ khách hàng phù hợp hơn, đồng thời tăng giá trị trung bình của đơn hàng.

#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trangSử dụng AI để tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng

Mua sắm đa kênh

Trí tuệ nhân tạo cực kỳ hữu ích cho các thương hiệu bán lẻ có cửa hàng vật lý và cửa hàng kỹ thuật số. Vì AI cho phép thương hiệu kết nối liên tục với khách hàng cung cấp cùng một mức độ dịch vụ và trải nghiệm giống nhau ở mỗi điểm tương tác với khách hàng. Ví dụ điển hình là dịch vụ mua hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng của Zara. Để giải quyết vấn đề khách hàng phải xếp hàng dài, Zara đã áp dụng BOPIS (Mua trực tuyến, Nhận hàng tại cửa hàng). Người tiêu dùng có thể đặt hàng trực tuyến, sau đó đến cửa hàng truyền thống của Zara để nhận hàng tại quầy dịch vụ khách hàng hoặc quầy thanh toán. Bên cạnh đó, việc kết hợp tất cả dữ liệu bán lẻ thực tế và kỹ thuật số vào một nền tảng thông qua hồ sơ khách hàng cũng mang lại hiệu quả tích cực. Một khách hàng trung thành dù ghé thăm cửa hàng vật lý lần đầu tiên hoặc tại một gian hàng online của hãng cũng được cung cấp một dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Bởi nhân viên bán hàng có thể dễ dàng truy cập vào hồ sơ của khách hàng để thấu hiểu: phong cách, sở thích, hành vi mua hàng… từ đó, làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm và trải nghiệm phù hợp.

#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trang#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trangZara ra mắt cửa hàng pop-up dành riêng cho đặt hàng trực tuyến ở London

Thực tế ảo AI

Thời gian gần đây, các nhà bán lẻ hiện có thể tích hợp công nghệ AI vào một số điểm tương tác với khách hàng tại cửa hàng bằng công nghệ gương thông minh (smart mirror technology). Về cơ bản, gương thông minh hoạt động như một tiện ích mở rộng của bộ phận bán hàng và có thể được sử dụng để khám phá sản phẩm, tìm kích cỡ của khách hàng và đề xuất trang phục phù hợp với những món đồ họ đang tìm kiếm. Chức năng này có nghĩa là khách hàng luôn có thể nhận được sự trợ giúp mà họ cần ngay cả khi nhân viên đang bận giúp đỡ những khách hàng khác. Chúng cũng có thể được sử dụng làm ứng dụng tương tác để giúp truyền cảm hứng và cung cấp thông tin cho khách hàng bằng cách hoạt động như công cụ kể chuyện về thương hiệu. Những màn hình thông minh này được gắn trong cửa sổ cửa hàng để tăng lượng khách ghé thăm và quay lại, hoặc sử dụng để nâng cao nhận thức về đạo đức và giá trị thương hiệu.

#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trangGương thực tế ảo kiểm tra độ thoải mái và độ bền quần áo trong chiến dịch Adidas Women

AI TRONG TIẾP THỊ THỜI TRANG VÀ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Chiến dịch quảng cáo bám đuổi

Khả năng sử dụng dữ liệu khách hàng để tạo ra các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo được cá nhân hóa cho từng khách hàng khiến AI trở thành một công cụ tiếp thị cực kỳ mạnh mẽ. Dựa trên lịch sử mua hàng, hành vi duyệt web và sở thích của từng khách hàng, AI có thể dự đoán chính xác hành vi mua hàng trong tương lai. Sau đó, AI có thể sử dụng thông tin này để tạo các chiến dịch cá nhân hóa riêng cho từng khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng khả năng mua lại của khách hàng. Điển hình là tính năng phân tích các giao dịch mua hàng trước đây của khách hàng, AI đưa ra đề xuất sản phẩm thời trang mới để khuyến khích người dùng quay lại website hoặc cửa hàng của thương hiệu.

Thêm vào đó, AI còn có thể phân tích dữ liệu về nhân khẩu học, sở thích và hành vi trực tuyến của khách hàng để xác định quảng cáo nào khách hàng có nhiều khả năng quan tâm nhất. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả tổng thể của chiến dịch quảng cáo nhờ việc đảm bảo rằng quảng cáo được xem bởi đúng người đúng thời điểm.

#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trang

Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung

Trong ngành thời trang, AI có rất nhiều lợi ích đối với sáng tạo nội dung. Không chỉ cực kỳ hiệu quả về mặt chi phí đối với các nhà bán lẻ, đặc biệt là những nhà bán lẻ có nguồn lực hạn chế mà còn cho phép các thương hiệu tạo ra nội dung tiếp thị theo hướng dữ liệu có thể chuyển đổi và luôn phù hợp với thương hiệu. Các nhà bán lẻ có thể sử dụng loại AI này để tạo nội dung cho nhiều hoạt động tiếp thị bao gồm viết mô tả sản phẩm, viết nội dung danh mục, hiệu đính và lên ý tưởng nội dung. Việc sử dụng AI để tạo nội dung ngắn giúp người viết quảng cáo có thể thực hiện các dự án và lập kế hoạch chiến lược sáng tạo hơn.

#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trangChat GPT giúp tối ưu hóa sáng tạo nội dung ngành thời trang

Điển hình nhất phải kể đến Chat GPT - một loại AI được gọi là mô hình ngôn ngữ lớn. Hiện tại, đối với lĩnh vực thời trang, loại AI này mang lại lợi thế nhất ở mảng dịch vụ khách hàng trực tuyến. Một chatbot được hỗ trợ bởi AI như Chat GPT thực sự có thể cho bạn biết trạng thái đơn hàng của bạn thay vì đưa ra hướng dẫn về cách tự kiểm tra. Về lý thuyết, Chatbots thậm chí có thể tiến thêm một bước nếu được đào tạo phù hợp. Nếu một nhà bán lẻ thu thập dữ liệu về lý do mọi người trả lại hàng và sử dụng AI để phân tích dữ liệu đó cũng như các nguồn khác như đánh giá của người dùng, thì một ngày nào đó, chatbots có thể cung cấp hướng dẫn về cách một mặt hàng sẽ vừa vặn và đưa ra đề xuất về kích cỡ. Một cách sử dụng khác là AI có thể viết bản sao cho mọi thứ, từ tiếp thị đến trang sản phẩm. Chat GPT được cho là công cụ tuyệt vời để tạo bản nháp đầu tiên mà sau đó con người có thể tinh chỉnh. Nhưng khi công cụ này trở nên mạnh mẽ hơn, theo giả thuyết, AI thậm chí có thể được sử dụng để viết quảng cáo nhắm mục tiêu vi mô hoặc sao chép được cá nhân hóa cho từng khách hàng.

Chương trình khách hàng thân thiết

#AI3: Khi trí tuệ nhân tạo “cách mạng hóa” ngành công nghiệp bán lẻ thời trangAI có thể ứng dụng chăm sóc khách hàng thân thiết trên mua sắm đa kênh

Các nhà bán lẻ có thể sử dụng chương trình khách hàng thân thiết để tăng khả năng giữ chân khách hàng và mua hàng lại. Các chương trình khách hàng thân thiết khuyến khích khách hàng tiếp tục mua sắm hàng hóa của một thương hiệu bằng cách đưa ra các chương trình giảm giá, phần thưởng, điểm tích lũy và các ưu đãi đặc biệt khác. Tuy nhiên, mức giảm giá và phần thưởng mà khách hàng nhận được giờ đây có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân. Công nghệ AI có thể xem xét lịch sử mua hàng của khách hàng, những sản phẩm họ đã mua và họ có xu hướng ưa thích thương hiệu nào, sau đó sẽ tạo ra các khoản giảm giá và ưu đãi dựa trên hành vi của họ. Sau đó, các khoản giảm giá có thể được chia sẻ với từng khách hàng qua tin nhắn, email hoặc bài đăng. Các khoản này thường có thể được sử dụng trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng. Một ví dụ tuyệt vời về điều này là thẻ tích điểm (Boots Advantage). Khách hàng có thể tích điểm để chi tiêu tại cửa hàng sau này và sẽ nhận được các chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa dựa trên giao dịch mua hàng của họ.Sự ra đời của AI đã khiến khách hàng cảm thấy có giá trị, được thấu hiểu khi trải nghiệm mua sắm. Trong kỷ nguyên hiện đại mới, việc áp dụng AI trong các hoạt động thời trang: bán lẻ, tiếp thị và chăm sóc khách hàng có thể là yếu tố thay đổi “cuộc chơi”trong việc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu lâu dài và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bền vững.

Như Hạnh – Biên tập và tổng hợp
Trang Nhung – Dịch thuật