Thị trường thời trang Việt Nam- bức trang dần nhuốm sắc đỏ

• Thời trang là một trong những ngành có sự tăng trưởng nhanh chóng. Không chỉ dừng ở những bộ quần áo, những phụ kiện vô hòn, mỗi sản phẩm thời trang đều giúp con người thể hiện địa vị, cả tính, phong cách với xã hội. Đứng trước những kỳ vọng thỏa mãn nhiều yếu tố của khách hàng như vậy, các thương hiệu khi tung ra một sản phẩm đều đi kèm với rủi ro bị thị trường đào thải. Dù thời trang vẫn là linh vực được không ít các bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp, nhưng để thành công giữa một thị trường đầy tinh cạnh tranh như hiện nay không hề dễ dàng- Dũng Ez
• Bài viết dưới đây cung cấp một vài thông tin sơ lược về thị trường thời trang tại Việt Nam, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan trước khi quyết định khởi nghiệp lĩnh vực này.

CÁC DIỄN BIẾN ĐANG GÂY ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG

  • Sự xâm lấn của những thương hiệu thời trang quốc tế

Hiện tại, Việt Nam hiện có khoảng 200 thương hiệu thời trang ngoại (chiếm hơn 60% các nhãn hàng thời trang). Phân khúc khách hàng các thương hiệu này hưởng tới trải rộng từ bình dẫn đến cao cấp. “Đế chế” Zara đặt chân vào Việt Nam năm 2016 với cửa hàng đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh, do tập đoàn Mitra Adiperkasa tai Indonesia phân phối. Ngoài Zara, tập đoàn này cũng đưa vào Việt Nam 3 thương hiệu khác gồm Stradivarius, Pull&Bear và Massimo Dutti.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, tập đoàn Mitra Adiperkasa đạt doanh thu khoảng 950tỷ đồng từ thị trường Việt Nam, doanh thu đến chủ yếu từ Zara. Sau Zara 1 năm, H&M – hãng thời trang Thụy Điển cũng ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Báo cáo tài chính giai đoạn 1/12/2017 - 31/5/2018 của thương hiệu này cho thấy mức doanh thu 322 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, người Việt dành ra 1,8 tỷ đồng để mua quần áo của thương hiệu này.

Không thể bỏ qua cái tên Uniqlo - ông lớn ngành thời trang Nhật Bản, với cửa hàng đầu tiên đặt tại quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Theo ông Tadashi Yanai - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty mẹ của Uniqlo, Đông Nam Ả là khu vực có động lực tăng trưởng quan trọng đối với hãng, và thương hiệu này rất lạc quan sẽ trở thành một phần của thị trường bản lẻ đầy tiềm năng này.

  • Ảnh hưởng của thời trang giá rẻ từ Trung Quốc, Thái Lan,..

Bên cạnh sự đó bộ của những thương hiệu đình đám trên thế giới, các dòng sản phẩm thời trang giá rẻ nhập từ Trung Quốc, Thái Lan cũng tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường Việt. Các dòng sản phẩm này rất đa dạng, có mẫu mã tương tự (đôi khi là y hệt) những thương hiệu lớn nhưng với mức giá rẻ, vì thể trở thành sự lựa chọn của tập khách hàng nhạy cảm về giá.

Ngoài ra, sự phát triển của các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các cá nhân buôn bán nhỏ lẻ hướng đến dòng sản phẩm giả rẻ như vậy. Khi khách hàng không quá chú trọng về mặt thương hiệu mà chỉ quan tâm đến mẫu mã và giá cả, những sản phẩm này là lựa chọn không tòi và sẽ được họ dành những ưu tiên nhất định. Nhu cầu tiêu dùng thời trang tăng cao kéo theo sự khát khe hơn về yêu cầu

Theo báo cáo của Wealth-X, Việt Nam lọt top 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tầng lớp siêu giàu nhanh nhất thế giới từ năm 2012 - 2017 (12,7% mỗi năm). Khi kinh tế của người dân tăng lên, họ sẽ dành nhiều quan tâm hơn cho thời trang để trau chuốt vẻ bề ngoài, khẳng định vị thế của mình với xã hội.

Theo khảo sát, người tiêu dùng có xu hướng chỉ tiêu cho các sản phẩm thời trang trung bình 2 lần/tháng. Nhu cầu thời trang tăng lên là lực đáy giúp các thương hiệu thời trang chuyển mình. Tuy nhiên, nhu cầu tăng dòng nghĩa với yêu cầu của khách hàng với sản phẩm cũng dần khắt khe hơn.

  • Tâm lý chuộng hàng ngoại, hàng hiệu của người tiêu dùng Việt

Theo khảo sát từ Nielsen, sau Trung Quốc và Ấn Độ, người Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về mê hàng hiệu. “Sùng hàng ngoại, hàng hiệu” là một trong những lý do phổ biến khiến hàng made in Vietnam thất thế trước các thương hiệu quốc tế. Tâm lý hàng ngoại “tốt” và “đẳng cấp” hơn hàng Việt Nam vẫn còn quán quanh trong suy nghĩ của người tiêu dùng, chưa thể dứt bỏ.

Bên cạnh đó, các thương hiệu quốc tế khi xâm nhập vào thị trường, với tiềm lực về tài chính cũng như kinh nghiệm trong việc làm chiến lược, xây dựng hình ảnh, truyền thông, đã khiến các thương hiệu Việt gặp nhiều khó khăn và lép về trong câu chuyện thu hút khách hàng. Dù một sản phẩm ngoại đắt gấp 2, 3 lần sản phẩm Việt Nam thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn mua thay cho hàng nội địa. Việc thay đổi nhận thức của người dân không hề dễ dàng, đòi hỏi một quá trình và thời gian lâu dài.

  • Công nghệ bùng nó tạo sự chuyển dịch trong hành vi mua sắm

Thương mại điện tử và mạng xã hội phát triển rầm rộ và chiếm lĩnh phần lớn thời gian trong ngày của mỗi người đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thương hiệu nhỏ khởi nghiệp dễ hơn so với trước đây chỉ có bản lẻ truyền thống. Người tiêu dùng ngày càng có xu hưởng mua sắm online trên Facebook, Instagram, các sàn thương mại diện tử,...

Theo Báo cáo về thị trường thương mại điện tử của Q&ME, năm 2017, có đến 73% khách hàng mua sắm mặt hàng thời trang trên các kênh trực tuyến, bỏ xa các sản phẩm đứng vị trí thứ 2 và 3 là các sản phẩm về công nghệ và mỹ phẩm với tỷ lệ lần lượt chỉ ở mức 36% và 33%.

Mặt khác, dư địa phát triển thương mại điện tử còn khá lớn nên sự tăng trưởng về số lượng nhà bán hàng và mặt hàng còn khá phong phú và tận dụng được tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phi, nên tạo được sự hấp dẫn cho khách hàng với nhiều phân khúc khác nhau. Kênh phân phối và cách thức bản hàng chính là vũ khi nòng cốt các shop online sử dụng để giành giật thị phần từ tay các thương hiệu lớn.

DOANH NGHIỆP VIỆT TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH GAY GẮT CỦA THỜI TRANG

Mặt tích cực của sự xuất hiện rất nhiềuthương hiệu ngoại tại Việt Nam là họ đặt cho thị trường một tiêu chuẩn thời trang mới. Giới thời trang Việt Nam được tiếp cận với thời trang quốc tế, từ đó nâng cấp tư duy và quan điểm về thời trang của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, thị trường sẽ trở nên chật hẹp hơn, các thương hiệu Việt nếu không có sự chuẩn bị sẽ lép vế, khó có thể cạnh tranh. Thực tế, nhiều tên tuổi lớn trong ngành đã dần bị khách hàng quay lưng, thậm chí phải rời bỏ cuộc chơi.

Sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu quốc tế là “cú hích” để các doanh nghiệp thời trang Việt Nam tạo ra thay đổi. Theo giới chuyên môn, để giữ vị thế của thương hiệu, các doanh nghiệp Việt cần tiến hành cuộc đại tu toàn diện, từ nắm bắt xu hướng và thiết kế, sản xuất, phân phối, marketing, cho đến đem lại trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách
hàng.... Chi những doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, có chiến lược và hưởng đi đúng đắn, cởi mở với những thay đổi mới có thể tiếp tục tồn tại.

Vậy độ cạnh trang của ngành thời trang marketing cao như thế. Hiện nay, ta vẫn thấy chó những thương hiệu Việt trẻ đi đúng hướng. Độ nhận diện và độ tiếp cận của thương hiệu tăng cao một cách rõ ràng. Và cũng có các thương hiệu Việt trẻ ngày càng được biết đến như Coolmate, PoloManor , Queen&Treendy,… Mình mong các người tiêu dùng Việt Nam sẽ có một cái nhìn mới đối với các thương hiệu Việt