Chuyển đổi Ngân hàng nhằm thích ứng tương lai số hóa thông qua mô hình “cùng tồn tại”

Publicis Sapient nhấn mạnh những lợi thế chiến lược trong việc áp dụng các mô hình cùng tồn tại (core coexistence model) để triển khai cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho tương lai của các tổ chức tài chính ở Việt Nam. 

Thời gian vừa qua, công cuộc chuyển đổi số của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Nhiều ngân hàng đã đạt hơn 70% kế hoạch mục tiêu đã đặt ra cho năm 2025 khi ghi nhận hơn 90% giao dịch hiện tại đã được thực hiện trên nền tảng số. Theo dự đoán, tới năm 2024, một nửa dịch vụ ngân hàng Việt sẽ được số hóa. 

Việt Nam là một nước với dân số trẻ, dễ tiếp thu các kiến thức về các nền tảng số cũng như có nhu cầu cao về các dịch vụ số liên quan tới giao dịch, thanh toán và ví điện tử. Đó cũng là lý do thị trường fin-tech tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tới 18 tỷ USD chỉ trong năm 20241. 

Các ngân hàng ở Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số và nâng cấp những cơ sở hạ tầng truyền thống vốn đang hạn chế những bước phát triển của họ và ngăn cản các ngân hàng này mang đến những sản phẩm và trải nghiệm cá nhân hóa theo thời gian thực mà khách hàng mong đợi. 

Tyler Munoz, Senior Partner của Publicis Sapient, phụ trách khu vực Đông Nam Á cho biết:

“Nắm bắt công nghệ tiên tiến rõ ràng là điều bắt buộc đối với các ngân hàng muốn vượt lên trong thời đại số hóa. Việc áp dụng hệ thống ngân hàng lõi hiện đại và cải tổ cơ sở hạ tầng toàn diện đòi hỏi phải có chiến lược cộng sinh rõ ràng giữa hệ thống hiện hữu và những công nghệ mới, đây đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả để hướng đến thành công. Hơn thế nữa, khi các ngân hàng ngày càng mở rộng thì việc lên chiến lược chi tiết để cùng tồn tại càng trở nên quan trọng hơn.” 

Chuyển đổi Ngân hàng nhằm thích ứng tương lai số hóa thông qua mô hình “cùng tồn tại”

Mô hình cùng tồn tại (Coexistence Model) hướng đến chuyển đổi số toàn diện

Mỗi ngân hàng sẽ có hệ thống dữ liệu phức tạp và chuyên biệt của riêng mình. Do đó, sẽ không có công thức chung nào có thể áp dụng cho tất cả khi ứng dụng mô hình cùng tồn tại. Tuy nhiên vẫn có một vài kinh nghiệm chung mà đội ngũ IT và nhóm vận hành truyền thống có thể lưu ý để có thể triển khai mô hình cùng tồn tại hiệu quả: 

  • Đón nhận việc cùng tồn tại và xây dựng đội ngũ phù hợp  

Nhận diện mô hình cùng tồn tại và tích cực lập kế hoạch cho mô hình này trong các giai đoạn chuyển tiếp. Có một đội ngũ chuyên gia nòng cốt để đảm bảo công tác lập kế hoạch và ra quyết định toàn diện. Nhóm chuyên gia này không nhất thiết phải là thành viên của nhóm kinh doanh hay kỹ thuật, những người chịu trách nhiệm xác lập mục tiêu vận hành và cấu trúc trong ngân hàng. Họ sẽ là những người thiết kế ra lộ trình và tìm lời giải, khắc phục những khó khăn để có thể giúp công ty sẵn sàng cho việc cùng tồn tại có mục đích trong thời đại kỹ thuật số. 

Đội ngũ này cần được trao quyền và được hỗ trợ phù hợp từ lãnh đạo cấp cao. Mô hình cùng tồn tại sẽ có hiệu ứng lan tỏa giữa nhiều đội ngũ. Cần thường xuyên đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng để kế hoạch và các bên liên quan đi đúng hướng, tiến tới một chiến lược quản lý thay đổi toàn diện. 

  • Sử dụng công nghệ để hỗ trợ mô hình cùng tồn tại tốt hơn 

Đã qua giai đoạn phải áp dụng một quy trình thủ công mà chắc chắn sẽ gây thêm áp lực công việc cho người thực hiện. Thay vào đó hãy tận dụng kiến trúc đích (target architecture) của chương trình để hỗ trợ mô hình cùng tồn tại tập trung vào công nghệ.  

Khi đó, các ngân hàng có thể an tâm khi biết rằng có thể dễ dàng thay đổi bất kỳ kết cấu tạm thời nào khi chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác với kiến trúc mềm lỏng hơn. Ví dụ: một dịch vụ chuyên dụng có thể được dùng làm “trung tâm điều khiển” chuyên quản lý các điểm cần lưu ý của mô hình cùng tồn tại trải trên nhiều hệ thống gốc (Systems of record) khác nhau. 

  • Việc đầu tư có tính toán vào hệ thống cũ có thể vẫn mang lại lợi ích, nhưng hãy luôn sẵn sàng cho việc đổi mới toàn diện. 

Có thể cần thay đổi hệ thống nguồn hoặc dữ liệu để đảm bảo chuyển đổi thành công. Ví dụ: các tài khoản cũ có thể gắn cờ hoặc thẻ bổ sung để biết các tài khoản cũ nào đã được di chuyển. Việc lập kế hoạch từ sớm với các nhóm nhân sự chủ chốt trong việc hỗ trợ hệ thống cũ sẽ giúp việc chuyển đổi diễn ra dễ dàng hơn. Một vấn đề khác không kém quan trọng là việc thay đổi phải được thực hiện tuần tự để có thể đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của các bên liên quan và tối đa hóa những lợi ích từ viêc hiện đại hóa hệ thống.  

Để chuẩn bị cho công cuộc số hóa toàn diện, các ngân hàng cần chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận những công nghệ mới, những cách tiếp cận và chiến lược mới. Trong tương lai gần, những ngân hàng dẫn đầu sẽ là những ngân hàng số hóa thành công. 

Tìm hiểu thêm về cách các ngân hàng Việt Nam có thể thành công trong nỗ lực số hóa hệ thống cốt lõi tại đây