Retail Marketing Là Gì? Có Nên Áp Dụng Trong Mô Hình Kinh Doanh
Ngày nay có khá nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng hình thức Retail Marketing trong mô hình kinh doanh. Có thể nói đây là một cách để giúp cho những công ty thúc đẩy doanh số hiệu quả. Tuy nhiên, không phải mô hình nào hay doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng Retail Marketing trong hệ thống của mình. Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiểu được Retail Marketing là gì, liệu mô hình kinh doanh của bạn có nên sử dụng cách thức này để phát triển doanh số.
Retail Marketing Là Gì?
Retail là một từ khá dễ hiểu, nó có nghĩa là bán lẻ. Vì vậy xét theo ngữ nghĩa thì Retail Marketing là một hình thức tiếp thị bán lẻ. Cách giải thích thì đơn giản như vậy, nhưng ứng dụng và cách thực hiện của nó khá phức tạp và có nhiều điều cần nói cụ thể hơn trong phần sau.
Vai Trò Của Retail Marketing Trong Mô Hình Kinh Doanh
Retail Marketing là gì và có vai trò như thế nào
Đối với một mô hình kinh doanh, nếu có ứng dụng Retail Marketing chắc chắn đây sẽ là một kênh tiếp thị giúp cho doanh số của công ty được thúc đẩy mạnh mẽ.
Retail Marketing là một khái niệm khá rộng, vì vậy đối với mỗi mô hình kinh doanh lại có một cách làm khác nhau. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp đóng vai trò chính là Retail Marketing cho một số nhà cung cấp sản phẩm đứng sau đó.
Retail Marketing cũng có thể được hiểu như là một mạng lưới tiếp thị sản phẩm rộng rãi. Với cách làm này, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm mà họ có nhu cầu. Song song với đó là nhà sản xuất cũng có thể thông qua các công ty ứng dụng Retail Marketing để bán được nhiều sản phẩm hơn.
Retail Marketing Trong Thực Tế
Retail Marketing là gì và trong thực thế nó như nào
Retail Marketing đóng một vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, vì thế chúng ta có thể thấy nó được ứng dụng không chỉ trong kinh doanh truyền thống mà cả trên thị trường online.
Kinh Doanh Truyền Thống
Để mọi người có thể dễ hình dung ra Retail Marketing trong thực tế, chúng ta có thể thấy các công ty Retail Marketing thường áp dụng mô hình kinh doanh B2C (Business to Customer). Tức là họ (doanh nghiệp Retail Marketing) đóng một vài trò cụ thể là mang sản phẩm đến với người dùng cuối (khách hàng).
Chúng ta có thể thấy các chuỗi bán lẻ, siêu thị tiện lợi: Như B’S mart, Family Mart, Coop Mart, VinMart,…
Bản thân các chuỗi cửa hàng này không hề sở hữu hay sản xuất ra các sản phẩm. Vai trò của các chuỗi là một đại lý, phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất.
Kinh Doanh Online
Không chỉ là các sản phẩm bán hàng trực tiếp cho khách hàng, Retail Marketing còn được ứng dụng khá nhiều trong mô hình kinh doanh online. Vì như đã nói Retail Marketing là một khái niệm rộng, không chỉ trong kinh doanh truyền thống.
Đối với kinh doanh online chúng ta có thể thấy Dropshipping hay các shop online cũng đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm. Và chắc chắn để bán được hàng họ cần phải sử dụng các hình thức Marketing để bán lẻ những mặt hàng đó và nhận khoản tiền chênh lệch làm lợi nhuận.
Ưu Điểm Của Retail Marketing
Retail Marketing là gì và nó có những ưu điểm gì
Đối Với Nhà Sản Xuất
- Có được kênh phân phối lớn mạnh, xây dựng được mạng lưới đại lý, đầu ra nhanh chóng và quy mô rộng rãi.
- Tiết kiệm được nhiều chi phí vận hành ở khâu Marketing và chăm sóc, tư vấn khách hàng. Tập trung vào nhiệm vụ chính là sản xuất ra sản phẩm chất lượng cho thị trường.
Đối Với Seller, Đại Lý
- Có được sự đảm bảo về mặt chất lượng và các chính sách đảm bảo đổi trả, bảo hành cho khách hàng từ nhà sản xuất.
- Chỉ tập trung vào phần tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Mở rộng quy mô nhanh chóng và có thể đa dạng hóa sản phẩm.
- Không tham gia sâu vào các khâu về sản phẩm, giảm thiểu được gánh nặng về các vấn đề liên quan đến sản xuất.
- Có được góc nhìn tổng quan về nguồn hàng, tồn kho, vận chuyển và kiểm soát dòng tiền.
- Tập trung đo lượng được hiệu quả kinh doanh từ vị thế giá nhập đến giá bán thay vì từ khâu nhập nguyên liệu sản xuất đến tay người dùng sẽ phức tạp hơn nhiều.
Nhược Điểm Của Retail Marketing
Song song với những ưu điểm mà Retail Marketing mang lại, chắc chắn cũng có không ít khó khăn cho cả Seller và nhà sản xuất.
Đối Với Nhà Sản Xuất
Vốn dĩ nhà sản xuất vẫn luôn phải giải quyết các vấn đề về nguyên liệu, chất lượng,…nay kết hợp mô hình Retail Marketing họ cũng phải kiểm soát được chất lượng trong quá trình phân phối đến những đại lý, Seller,…đến tay người dùng.
Cân đối tài chính sao cho phù hợp, vì để phát triển kênh phân phối chắc chắn nhà sản xuất phải điều chỉnh giá thành sản phẩm để khấu trừ vào các công ty bán lẻ.
Việc lựa chọn và nhận định Retail Marketing cũng phải được nghiên cứu và lựa chọn cho phù hợp. Có kế hoạch thu hồi sản phẩm nếu gặp phải tình trạng không mong muốn.
Đối Với Seller, Đại Lý
Không tự chủ được nguồn hàng, vì phần này thuộc nhà sản xuất.
Bên cạnh đó giá cả và quy trình vận hành từ xưởng đến kênh phân phối cùng nằm ngoài tầm kiểm soát. Việc này cần phải có một hệ thống chăm sóc khách hàng tốt để đảm bảo người dùng có thể hiểu được mô hình.
Lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào giá thành sản phẩm, thông thường các nhà bán lẻ lấy số lượng lớn để bù vào doanh thu. Hay nói cách khác là tỷ lệ lợi nhuận của bán lẻ không cao. Thay vào đó phải tập trung phát triển quy mô để bán được nhiều nhất có thể.
Kết Luận
Có lẽ qua bài viết này mọi người cũng đã hiểu được Retail Marketing là gì. Nếu bạn cũng đang có một kế hoạch kinh doanh, vậy bạn muốn mình là đại lý phân phối hay nhà sản xuất. Cũng có thể áp dụng cả 2 cho hệ thống của mình như một dây chuyển khép kín như Masan và Winmart (Vinmart cũ). Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên tại: https://dinos.vn/ để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.
Nguồn: Dinos Việt Nam