Marketer Đỗ Phú Quý
Đỗ Phú Quý

Director of Business Development @ Công ty TNHH VESC

Xu hướng chuyển dịch từ OOH sang performance OOH

Xu hướng chuyển dịch từ OOH sang performance OOH

Từ khi ra đời, quảng cáo ngoài trời (OOH – Out-of-Home) đã là một phần quan trọng của các chiến dịch quảng cáo. Quảng cáo OOH dạng tĩnh như bảng biển căng bạt OOH đã thống trị không gian ngoài trời trong nhiều năm và vẫn còn.

     Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và môi trường quảng cáo, OOH đang trải qua sự biến chuyển khá nhanh chóng. Xu hướng chuyển dịch từ OOH sang dOOH (Digital Out-of-Home), programmatic OOH (pOOH) và Performance OOH (POOH) đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành quảng cáo ngoài trời và đã tạo ra những cơ hội mới hấp dẫn cho người làm marketing số.

1. Chuyển đổi từ OOH sang dOOH (Digital Out-of-Home)

     OOH (quảng cáo out-of-home), được hiểu trong bài này là các hình thức quảng cáo truyền thống cố định như biển bảng căng bạt hiflex, decal,… 

     DOOH (digital OOH), các loại hình quảng cáo trên thiết bị điện tử, nổi bật là màn hình led ngoài trời và LCD/digital frame. Đặc điểm của DOOH là chạy được các file TVC, và có thể kết nối internet.

     pOOH (programmatic OOH) là các loại hình DOOH được kết nối thông qua phần mềm và lập trình để hiển thị nội dung. Các nội dung đó có thể là theo vị trí, theo thời gian, theo thời tiết,…

     POOH (performance OOH) là loại hình quảng cáo OOH hầu hết là DOOH chỉ tính phí khi bán được hàng cho nhãn hàng chạy quảng cáo. Thuật ngữ performance marketing được sử dụng khá thường xuyên trong lĩnh vực quảng cáo online.

Xu hướng chuyển dịch từ OOH sang performance OOHCác màn hình điện tử DOOH; Nguồn: shojiki

2. Programmatic OOH (pOOH)

Trong thời đại kỹ thuật số, quảng cáo ngoài trời không chỉ là một hình thức cố định mà còn trở nên động, tương tác và thời gian thực. Programmatic OOH là một trong những xu hướng đang làm thay đổi cách quảng cáo OOH được mua và hiển thị.

Programmatic Out-of-Home (OOH) là việc sử dụng công nghệ tự động hóa để mua, bán và triển khai quảng cáo ngoài trời thông qua các nền tảng số hóa. Nó cho phép việc đặt quảng cáo dựa trên dữ liệu thời gian thực, thông tin về đối tượng mục tiêu và điều kiện môi trường, tối ưu hóa hiển thị quảng cáo để đạt được kết quả tốt nhất.

Tối ưu hóa quảng cáo: Thay vì phải mua các vị trí quảng cáo trước, Programmatic OOH cho phép bạn mua chúng trong thời gian thực, dựa trên dữ liệu và thông tin về đối tượng mục tiêu. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu quả quảng cáo.

Chỉnh sửa quảng cáo theo thời gian thực: Bạn có thể thay đổi nội dung quảng cáo trong khi chiến dịch đang chạy, điều này có nghĩa là bạn có thể phản ánh các sự kiện hoặc thay đổi trong thời tiết một cách nhanh chóng.

Programmatic OOH có khả năng thích nghi với thời tiết, ngày lễ và sự kiện đặc biệt. Điều này tạo ra sự linh hoạt và hiệu quả trong việc quản lý chiến dịch quảng cáo OOH.

Case Study: Burger KingXu hướng chuyển dịch từ OOH sang performance OOHNguồn: internet

Burger King đã triển khai một chiến dịch Programmatic OOH tại nhiều điểm bán hàng khác nhau với thông điệp cá nhân hóa. Họ sử dụng dữ liệu địa lý và thông tin về thời tiết để điều chỉnh thông điệp quảng cáo tại từng địa điểm cụ thể. Ví dụ, khi thời tiết lạnh, các quảng cáo có thể tập trung vào các món ăn nóng. Điều này giúp tăng cường tương tác với khách hàng trong điều kiện thời tiết cụ thể, tạo sự kết nối hơn và tăng hiệu suất quảng cáo.

3. Performance OOH (POOH)

Performance Out-of-Home (OOH) là việc đánh giá hiệu quả của quảng cáo OOH dựa trên các hành động gắn với việc bán được hàng hóa (hoặc hành động điền form mua hàng).

Các hành động này thông thường diễn ra theo hai cách. Một là thực hiện tại điểm quảng cáo thông qua tương tác với thiết bị máy móc/nhân viên. Hai là người dùng tương tác với QR code, và thông qua trình duyệt web/ứng dụng đăng ký mua hàng hoặc mua hàng.

Xu hướng chuyển dịch từ OOH sang performance OOH

Nguồn: internet

Thông qua đó, nhãn hàng có thể tính toán chính xác hệ số ROI (return on investment) khi bỏ chi phí quảng cáo ngoài trời.

Lưu lượng chân: Bạn có thể theo dõi số lượng người đi qua quảng cáo và xem xét tầm ảnh hưởng của nó.

Tăng hiệu suất thương hiệu: Điều này liên quan đến việc đo lường tăng trưởng thương hiệu sau khi quảng cáo được hiển thị.

Tỷ lệ chuyển đổi: Bạn có thể theo dõi bất kỳ hành động hoặc chuyển đổi cụ thể nào được thực hiện sau khi một người xem tiếp cận quảng cáo.

Nói cách khác, Performance OOH giúp bạn hiểu rõ hơn về cách quảng cáo OOH ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Thay vì chỉ dựa vào cảm giác, bạn có số liệu thống kê cụ thể để đánh giá hiệu suất và thấy rõ giá trị của quảng cáo OOH.

Case Study: Sử dụng wifi marketing, Led hiển thị quảng cáo để khách hàng quét QR code hoặc kết nối wifi để nhận Voucher giảm giá sử dụng tại cửa hàng.

Xu hướng chuyển dịch từ OOH sang performance OOHNguồn: shojiki

Ông Đỗ Phú Quý (O2O Manager) cty Shojiki chuyên triển khai các chiến dịch Online 2 Offline (O2O) cho biết: chỉ một thời gian ngắn triển khai chiến dịch với một số nhãn hàng đã có hàng trăm đơn hàng, Shojiki đã chứng minh được hiệu quả quảng cáo qua wifi, màn hình LED trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng. 

4. Kết luận:

Xu hướng chuyển đổi từ OOH sang dOOH, Programmatic OOH và Performance OOH đánh dấu một sự chuyển đổi đáng kể trong ngành quảng cáo ngoài trời, có thể giúp tăng hiệu quả banner location tới 127% khi kết hợp OOH (theo số liệu từ Hiệp hội quảng cáo ngoài trời Thế Giới được tổ chức tại Bali tháng 11/2023). Chúng tạo ra sự linh hoạt, tính tương tác và khả năng theo dõi hiệu suất mà OOH truyền thống không thể cung cấp. Điều này đồng nghĩa với việc người làm digital marketing có nhiều cơ hội hơn để tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả và đo lường giá trị thực sự của chúng.

Nhưng không phải tất cả các chiến dịch quảng cáo OOH cần phải áp dụng tất cả các xu hướng này. Quá trình chuyển đổi cần phải linh hoạt và dựa trên mục tiêu. Bằng cách sử dụng dOOH, Programmatic OOH và Performance OOH một cách thông minh, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm quảng cáo ngoài trời độc đáo, tương tác và có hiệu suất cao cho thương hiệu của mình. Đặc biệt, tại Việt Nam đang cấm kết nối các màn hình quảng cáo với internet khiến cho việc kiểm thử các hình thức mới gặp cản trở, thiết nghĩ rằng nhà nước nên có các đề án cho phép kết nối để phát triển ngành trong tương lai.

Shojiki đã và đang triển khai nhiều campaign về branding, brand formance cho các nhãn hàng.

Bài viết được thực hiện bởi: Đỗ Phú Quý - O2O Manager cty cổ phần quảng cáo Shojiki

Xu hướng chuyển dịch từ OOH sang performance OOH