Phân loại các nền tảng Dropship dành cho người mới
Nếu bạn đã xác định được mục tiêu của mình gia nhập vào cộng đồng kiếm tiền online bằng mô hình Dropship, có lẽ việc lựa chọn nền tảng sẽ là yếu tố tiếp theo cần quan tâm. Bài viết này sẽ đánh giá các nền tảng Dropship phổ biến để mọi người có thể lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng và nguồn lực của mình.
Nền Tảng Dropship Là Gì?
Nếu bạn là người mới, đang tìm hiểu về các khái niệm trong lĩnh vực này thì nền tảng Dropship chính là muốn nói đến các website, mạng xã hội hay bất kỳ đâu cung cấp cho mọi người các công cụ, sản phẩm, dịch vụ, lưu lượng truy cập,…để hỗ trợ mọi người trong mô hình này.
Chính vì thế có nhiều nền tảng được phát triển trên thị trường hiện nay. Trong đó có những nền tảng có đầy đủ các tiêu chí trên, cũng có một số nền tảng tập trung vào 1 trong số các yếu tố đó để làm điểm mạnh cạnh tranh trên thị trường.
7 Nền Tảng Dropship Uy Tín Nhất Dành Cho Người Mới
Dựa vào cách thức triển khai của những nền tảng chúng ta có thể phân loại ra thành 2 nhóm chính về các nền tảng như sau:
- Marketplace E-Commerce: Đây là loại hình thu hút traffic là chủ yếu, đây giống như là một nơi để người làm Dropship bán các sản phẩm của mình như một phiên chợ.
- E-Commerce Platforms trung gian: Nền tảng thương mại điện tử là những nơi cho phép người làm Dropship tùy biến cửa hàng của mình bằng những trang web. Đẩy mạnh tính cá nhân hóa trong thương mại.
Các Nền Tảng Dropship Marketplace Thương Mại Điện Tử
Sàn Thương Mại Điện Tử Việt Nam
Có thể nói các sàn thương mại điện tử Việt Nam mọi người ở đây đều biết qua. Người làm Dropship có thể lựa chọn những nền tảng thương mại điện tử có lượng traffic và nhu cầu mua hàng có tính chuyển đổi cao từ đây.
- Ưu điểm: Người mua hàng có nhu cầu cao, tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Nhược điểm: Chịu sự quản lý và các chính sách, trả phí sàn cho chính nền tảng.
Một số sàn TMĐT Việt Nam: Dropship Shopee, Tiki, Dropshipping Lazada, Sendo,…
Sàn Thương Mại Điện Tử Quốc Tế
Nếu bạn có một định hướng phát triển đối với sản phẩm mà mình đã chọn mang tính global có thể lựa chọn những sàn TMĐT quốc tế.
- Ưu điểm: Có lượng traffic cực lớn, tỷ lệ lợi nhuận cao
- Nhược điểm: Thanh toán khó khăn, cạnh tranh cao, rào cản ngôn ngữ và chịu một sự chế tài gắt gỏng từ các nền tảng quốc tế đối với người bán info Việt Nam.
Một số sàn TMĐT quốc tế: Amazon, Dropshipping Aliexpress, Dropship Ebay,…
Các Nền Tảng Mạng Xã Hội
Có thể nói mạng xã hội là một nơi mà rất nhiều người lui tới hằng ngày, do đó đây là một nguồn traffic lớn nhất thế giới.
- Ưu điểm: Lưu lượng truy cập cao, dễ đăng ký tham gia, có thể tùy chọn vị trí mà người làm Dropship muốn kinh doanh đơn giản hơn. Ít chịu sự phân biệt về blacklist của quốc gia Việt Nam
- Nhược điểm: Cần phải có hệ thống tài nguyên mạnh, các nền tảng không làm gắt về info nhưng lại cực kỳ đề cao nội dung phân phối.
Một số nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram, Youtube, TikTok, Google, Bing, Pinterest,…
Các Nền Tảng Dropship E- Commerce Platform Trung Gian
Dropship Shopify
Đây là nền tảng Dropship hàng đầu và cũng được nhiều người biết đến với sự đơn giản và phát triển cực kỳ mạnh mẽ.
- Ưu điểm: Người làm Dropship Shopify có thể tạo website trên chính nền tảng của họ, giao diện và cách tùy biến đơn giản và dễ dùng cho người mới bắt đầu. Có thể đăng tải nhiều sản phẩm, không giới hạn tồn kho và có thể tối ưu giao diện trên mobile một cách đơn giản.
- Nhược điểm: Chính vì sự đơn giản nên độ tùy biến của Dropship khiến cho các gian hàng được tạo trên Dropship không mang tính cá nhân hóa cao. Chỉ phù hợp với người mới bắt đầu, quy mô nhỏ và trung. Chịu sự kiểm soát của nền tảng về cả thanh toán lẫn chính sách.
WooCommerce
Trong khi Shopify là một nền tảng cho phép người dùng tạo gian hàng với một website thì WooCommerce là một Plugin cho phép người dùng tích hợp vào trang web của chính mình.
- Ưu điểm: Độ tùy biến và chỉnh sửa cao, bạn hoàn toàn sở hữu chính website và hệ thống của mình.
- Nhược điểm: Cần có kỹ năng và kiến thức trong lập trình hoặc thiết kế web. Tự thiết lập các cổng thanh toán và tạo phải tạo được niềm tin của khách hàng khi truy cập vào web của bạn.
ShopBase
ShopBase là nền tảng Dropship dành cho cả người bán và người mua thực hiện trên cùng một nơi đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Trong đó cách thức và mô hình cũng tương tự như Shopify.
- Ưu điểm: Có thể tự tạo gian hàng trực tuyến, website trên chính nền tảng mà không cần nhiều kiến thức về lập trình, thanh toán nhanh chóng, có đội ngũ hỗ trợ tại Việt Nam.
- Nhược điểm: Chi phí duy trì cửa hàng cao đối với người mới.
Magento
Đây là nền tảng Dropship được phát triển phổ biến rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên đối với người làm Dropship cũng sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Độ tùy biến cao, tạo ra sự đặc biệt và tính cá nhân hóa cho thương hiệu, lưu lượng traffic và uy tín cao trên thị trường. Website được tối ưu để phát triển các kế hoạch SEO google cho người bán.
- Nhược điểm: Magento cũng yêu cầu người thiết kế web có kiến thức và một chút kỹ năng về lập trình, thường sẽ không phù hợp với người mới.
Kết Luận
Trên đây là bài viết mô tả và chỉ ra những thông tin về các nền tảng Dropship mà mọi người có thể tham khảo để lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của mình. Chúc các bạn thành công và có được kế hoạch tốt nhất.
Nguồn: https://dinos.vn/nen-tang-dropship/