Taylor Swift đã sử dụng màu sắc để làm mới thương hiệu cá nhân ra sao?

Taylor Swift đã sử dụng màu sắc để làm mới thương hiệu cá nhân ra sao?

Bên cạnh những thành tựu lớn trong sự nghiệp âm nhạc, Taylor Swift còn cho thấy khả năng tái định vị thương hiệu cá nhân thông qua chiến lược sử dụng màu sắc một cách táo bạo trong các album của mình. Vậy các doanh nghiệp có thể rút ra bài học gì từ chiến lược này?

Nghệ sĩ làm mới bản thân có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh số, và ngược lại, sự sụt giảm doanh số và sự chào đón không còn mặn mà của khán giả cũng thường là nguyên nhân khiến một nghệ sĩ buộc phải làm mới bản thân. Nhưng đó không phải là trường hợp của Taylor Swift. Trong nhiều năm (2006-2023), từng album của Taylor lại mang một diện mạo mới, một chất âm mới và “tính thẩm mỹ” (aesthetics) đi cùng màu sắc riêng. Lượng fan không đổi, thậm chí còn có chiều hướng tăng, kéo nhận diện của cô phát triển vượt bậc.

Với khả năng kể chuyện thiên tài, Taylor Swift và người hâm mộ sở hữu sự kết nối cảm xúc bền chặt – thứ mà thương hiệu nào cũng khát khao có được. Dù mỗi album là một màu sắc tách biệt, một câu chuyện khác nhau nhưng tất cả đều hướng về bản sắc của Taylor Swift – sự chân thành, gần gũi, truyền cảm hứng và không e ngại khi thể hiện con người thật.

Taylor Swift đã sử dụng màu sắc để làm mới thương hiệu cá nhân ra sao?

Mỗi album là một màu sắc tách biệt, một câu chuyện khác nhau nhưng tất cả đều hướng về sự chân thành, gần gũi, truyền cảm hứng và không e ngại khi thể hiện con người thật.
Nguồn: The New York Times

Giả sử mỗi doanh nghiệp chúng ta là một Taylor Swift, thì chất keo kết dính giữa ta với người hâm mộ không chỉ là sản phẩm ta đang bán, màu sắc chúng ta tô vẽ trên những biển quảng cáo; mà nó chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu, làm cho doanh nghiệp sở hữu hướng đi riêng biệt và “tiếng nói” độc đáo. Tính cá nhân này ảnh hưởng đáng kể đến cách thức mà thương hiệu tương tác với người tiêu dùng. Sự cộng hưởng hài hòa và kết nối cảm xúc giữa thương hiệu của doanh nghiệp và người tiêu dùng tạo dựng một nền tảng cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh thành công sau này.

Manifesco sẽ lấy 2 album (có vẻ như) đối lập nhất của Taylor ra để làm ví dụ. “Reputation” là album với sắc thái đen trắng xuyên suốt từ bìa album tới các bài đăng mạng xã hội, trang trí concert và các merchandise; mang ý nghĩa mạnh mẽ đứng lên bảo vệ chính mình, đồng thời kêu gọi chống lại các bản hợp đồng bất công trong ngành công nghiệp âm nhạc. Ngược lại, “Lover” – với màu hồng pastel chủ đạo – nói về việc đấu tranh vì người khác và thể hiện tình yêu thương với mọi người. Đối với cả hai album, cô đảm bảo rằng giao diện màu sắc khác biệt sẽ đóng vai trò dẫn dắt cho từng hành động và cảm xúc, dù nhỏ hay lớn và nhất quán trong suốt quá trình ra mắt, quảng bá album và lưu diễn.

Taylor Swift đã sử dụng màu sắc để làm mới thương hiệu cá nhân ra sao?

Những ý nghĩa đằng sau mỗi màu sắc của từng album của cô có thể kể đến:

  • Taylor Swift (2006): Album đầu tay của nữ ca sĩ nhạc đồng quê mang gam màu xanh mint thể hiện phong cách tươi tắn, trẻ trung.
  • Fearless (Taylor’s Version): Album thứ hai của ngôi sao nổi bật với màu vàng lấp lánh tượng trưng cho sự tự tin và tham vọng.
  • Speak Now (Taylor’s Version): Album thứ ba của nữ nghệ sĩ mang màu mận chín, thể hiện sự trưởng thành và tinh tế.
  • Red (Taylor’s Version): Album pop thứ tư có màu đỏ tượng trưng cho niềm đam mê mãnh liệt cũng như phản ánh tình yêu và nỗi đau trong cô.
  • 1989 (Taylor’s Version): Album thứ năm của siêu sao này có màu xanh ngọc minh họa cho quá trình biến đổi trong tâm hồn của cô, tượng trưng cho sự vui tươi cũng như hoài niệm.
  • Reputation (2017): Album thứ sáu mang màu đen biểu thị sự nổi loạn, kiên cường, sự tối tăm và sắc sảo của Taylor.
  • Lover (2019): Album thứ bảy có màu hồng pastel tượng trưng cho sự hạnh phúc và lãng mạn của cô.
  • Folklore (2020): Album thứ 8 mang gam màu xám truyền tải sự bí ẩn và u sầu của cô.
  • Evermore (2020): Album thứ chín có màu kem thể hiện sự ấm áp và thoải mái cùng niềm hy vọng và sự chữa lành trong cô.
  • Midnights (2023): Album thứ 10 của Taylor Swift có màu xanh nước biển với những hạt lấp lánh màu ngọc lam biểu thị sự sáng tạo và đổi mới của cô.

Taylor Swift đã sử dụng màu sắc để làm mới thương hiệu cá nhân ra sao?

Nguồn: Pinterest

Giống như âm nhạc của Taylor Swift, doanh nghiệp cần sở hữu hướng đi riêng biệt và “tiếng nói” độc đáo. Tính cá nhân này ảnh hưởng đáng kể đến cách thức mà thương hiệu tương tác với người tiêu dùng. Sự cộng hưởng hài hòa và kết nối cảm xúc giữa thương hiệu của doanh nghiệp và người tiêu dùng đánh dấu bước khởi đầu cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh thành công sau này.

Luôn phải bắt đầu từ các giá trị thương hiệu cốt lõi, cũng chính là nền tảng cho nhận diện doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Đồng thời, bạn phải biết nắm bắt các cơ hội trên thị trường và khơi dậy tinh thần sáng tạo. Việc xem xét hoàn cảnh và cảm xúc của khách hàng cũng đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ trước những thách thức không lường trước có thể làm suy yếu danh tiếng thương hiệu. 

* Nguồn: Manifesco