EPC Là Gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số EPC Khi Làm Digital Marketing

EPC là một khái niệm khá quen thuộc đối với anh em nào làm MMO, đặc biệt là đang kiếm tiền với các hình thức quảng cáo, video,…Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới bước chân vào lĩnh vực kiếm tiền online này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về EPC trong bài viết này.

EPC Là Gì?

EPC là gì?

EPC là một từ viết tắt của Earns Per Click. Dịch sát nghĩa tức là kiếm tiền dựa trên lượt click. Con số này có thể được hiển thị cụ thể hoặc tính theo mức trung bình. Vì trong mỗi chiến dịch số lượng click cũng khá nhiều, dù nội dung đó là bài viết hay video. Thông thường EPC sẽ xuất hiện ở những chỉ số báo cáo của các Publisher làm Affiliate Marketing.

Con số này thể hiện được với lượng trung bình click thu về từ khách hàng thì Publisher nhận được lại bao nhiêu tiền. Như vậy, đây cũng là một chỉ số có thể nói gần cuối để cho Publisher đánh giá được sự hiệu quả của chiến dịch.

Cách Tính EPC Cho Nhà Sáng Tạo Nội Dung

Cách tính EPC cho nhà sáng tạo nội dung

Hiện nay thông số EPC được đa số các nền tảng Affiliate Marketing cung cấp để giúp cho Publisher theo dõi sát hiệu suất tiếp thị online của mình. Không những thế các nền tảng trả tiền dựa trên lượt click quảng cáo cũng sẽ đưa ra chỉ số này cho những nhà sáng tạo nội dung, ví dụ Adsense của Google.

Ví dụ: Người sở hữu trang web có lượt click tổng cộng là 100 lần vào banner quảng cáo từ viewer, qua đó Google sẽ trả phí cho nhà sáng tạo nội dung là 250 $ (số ví dụ), như vậy EPC của trang web này đang là 2.5$, tức là mỗi click nhận được 2.5 đô la.

Tương tự như vậy, ở bất cứ nền tảng nào mà mọi người kiếm tiền dựa trên lượt click quảng cáo cũng có thể dựa theo cách tính này để đánh giá EPC.

Cách Tính Và Nhận Định Về EPC Trong Affiliate Marketing

Cách tính và nhận định về EPC trong Affiliate Marketing

Như đã nói Affiliate Marketing là một hình thức kiếm tiền cũng được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cách tính của EPC trong Affiliate mặc dù có giống nhưng ý nghĩa lại khác so với cách tính trên của nhà sáng tạo nội dung.

Đối với Affiliate, việc kiếm tiền dựa trên đơn hàng hoàn thành sau khi người dùng mua sắm trên link giới thiệu của Publisher. Chính vì thế chỉ số EPC muốn thể hiện cho Publisher biết được rằng chiến dịch mà mình đang đăng ký có hiệu quả hay không, tương ứng với số tiền mà mình đã kiếm được thì số tiền bỏ ra liệu có đang lãi hay không. Bản chất không phải nền tảng hay Network nào đang chi trả tiền hoa hồng cho Publisher dựa trên lượt Click nào cả.

Ví dụ 1:

Bạn đang chạy chiến dịch cài App MB Bank trên Dinos, thông số của nền tảng gửi về với hoa hồng là 2.000.000 VNĐ.
Trong đó bạn kiếm được tổng cổng là 500 click, như vậy trung bình mỗi click bạn đang kiếm được 4000 VNĐ, tức là EPC = 4000 (hãy nhớ đây là quy ước EPC, không phải bạn đang kiếm tiền dựa trên Click).

Ví dụ 2:

Bạn đang chạy chiến dịch cài App ngân hàng VP Bank trên Dinos, và thông số chỉ báo là bạn đang kiếm được hoa hồng 2.000.000 VNĐ, trong khi đó số lượt click thu về là 400. Như vậy EPC bây giờ đang là 5000.

Tức là để so sánh 2 chiến dịch này, chúng ta có thể thấy EPC ở ví dụ 2 lớn hơn EPC ở ví dụ 1. Chứng tỏ chiến dịch 2 mọi người đang làm tốt hơn, từ đó bạn có thể tối ưu lại chiến dịch ở ví dụ 1, hoặc tìm ra điểm mạnh ở ví dụ 2 để vít ngân sách.

So Sánh PPC Và EPC

Trong các chỉ số Digital Marketing, khi nói về click chúng ta không thể không nhắc đến PPC hoặc CPC. PPC tức là Pay Per Click hoặc CPC (Cost Per Click). 2 cách gọi này tương tự nhau tùy nền tảng mọi người đang sử dụng. Chúng đều đang nói đến chi phí mà bạn phải chi trả cho mỗi lượt click từ người dùng. Để mọi người có thể phân biệt rõ hơn về PPC, CPC và EPC chúng ta sẽ tiếp tục phân tích với ví dụ trên.

EPC của ví dụ 1 mang về cho bạn mỗi lượt click tương ứng với 4000 VNĐ. Như vậy khi chạy quảng cáo, hoặc thực hiện các chiến dịch phân phối nội dung. Nền tảng sẽ cung cấp cho bạn các thông số như PPC hoặc CPC để biết được mỗi lượt click bạn đang tốn bao nhiêu tiền.

Nếu CPC, PPC có giá nhỏ hơn 4000 VNĐ, tức là mọi người đang có lãi. Như vậy bạn có thể nhận định được độ hiệu quả của chiến dịch.

Lưu Ý Khi Đánh Giá EPC

Với những giả định ở trên chúng ta thấy EPC giúp bạn hiểu được chiến dịch đang triển khai có tốt hay không. Tuy nhiên, nó chỉ nằm ở việc xác định được hiệu suất của chiến dịch. Khi chúng ta kiếm tiền lợi nhuận vẫn là con số cuối cùng mà mọi người muốn quyết toán. Khi đó EPC lại không phải là yếu tố để nhận định thắng bại của một chiến dịch nữa.

Ví dụ:

Bạn có thể kiểm soát CPC < nhỏ hơn EPC để biết được hoa hồng đang nhận về lớn hơn chi phí phải bỏ ra. Tuy nhiên, vẫn còn có các yếu tố khác phía sau hoa hồng như là Lost đơn. Lúc đó số tiền thực nhận của bạn không như con số đã được lấy ra để tính toán như ban đầu là 2.000.000 VNĐ.

Kết Luận

Dựa vào những thông tin và cách phân tích về EPC là gì trong bài viết, có lẽ mọi người đã hiểu rõ hơn về chỉ số này. Chúc mọi người thành công và có được kế hoạch tốt nhất cho mình nhé. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên tại: https://dinos.vn/ để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.

Nguồn: Dinos Việt Nam