Phễu Marketing Là Gì? 5 Bước Tạo Phễu Marketing Hiệu Quả
Nếu như bạn đang có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt những không biết làm sao để đưa sản phẩm dịch vụ đó tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu từ đó thúc đẩy kinh doanh? Vậy thì phễu Marketing sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn, giúp bạn có thể giải quyết được những vấn đề trên. Trong bài viết dưới đây, Dinos sẽ phân tích chi tiết cho bạn hiểu phễu marketing là gì? Các bước để xây dựng mô hình phễu marketing thành công? Hãy cùng theo dõi nhé!
Phễu Marketing Là Gì?
Không phải ai cũng đều có thể hiểu rõ được định nghĩa phễu marketing là gì? Phễu Marketing (tiếng anh là Marketing Funnel) là quá trình chuyển hóa khách hàng của một doanh nghiệp, từ giai đoạn tìm hiểu đến giai đoạn mua hàng. mô hình phễu marketing sẽ lấy người tiêu dùng làm trung tâm, trong quá trình sàng lọc từ những đối tượng khách hàng tiềm năng, quan tâm đến sản phẩm, và dần chuyển đổi thành việc mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
Trong mô hình phễu càng nằm ở giai đoạn cuối sẽ càng thu nhỏ lại, thông thường khách hàng sẽ ghé thăm cửa hàng của bạn một vài lần trước khi thực trở thành khách hàng thực sự. Công việc của doanh nghiệp là phải theo dõi những khách hàng tiềm năng này và dẫn họ đến gần cuối phễu hơn, đem những giá trị khác ngoài việc mua hàng.
Xây dựng phễu marketing hiệu quả giúp cho doanh nghiệp theo dõi được khách hàng tiềm năng, triển khai những chiến lược marketing Online hiệu quả hơn. Từ khâu tìm kiếm sản phẩm > tiếp xúc với quy trình bán hàng> thông điệp truyền thông>trở thành khách hàng>khách hàng trung thành quảng bá sản phẩm đến với những người tiêu dùng khác.
Các Giai Đoạn Của Phễu Marketing
Thông thường các nhà tiếp thị sẽ phân loại phễu theo mô hình AIDA qua 4 giai đoạn phổ biến. Mô hình này sẽ theo dõi hành trình khách hàng từ điểm tương tác đầu tiên đến khi chuyển đổi thành khách hàng. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh mô hình sao cho phù hợp với từng đặc điểm kinh doanh, kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp mình, Hoặc có thể chia nhỏ từng giai đoạn nếu cần.
Có một số nhà tiếp thị sẽ sử dụng 3 giai đoạn để tạo khách hàng tiềm năng sau đó nuôi dưỡng và chuyển đổi. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị thường sử dụng 4 giai đoạn để tiếp cận khách hàng và chuyển đổi, theo chuẩn mô hình phễu marketing AIDA, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn 4 giai đoạn của kênh tiếp thị AIDA nhé.
Nhận Thức – Awareness
Đây là bước đầu tiên đem thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của bạn đến với khách hàng mục tiêu. Trong giai đoạn này phễu sẽ tập trung hết nguồn lực để có thể thu hút được sự chú ý và tiếp cận đến nhiều người nhất có thể.
Cho khách hàng biết đến thương hiệu của doanh nghiệp, nhận thức được về thương hiệu và sản phẩm, xác định được những đối tượng cho giai đoạn tiếp theo. Thành công của giai đoạn này chính là số lườn mà bạn có được cho giai đoạn tiếp theo.
Quan Tâm – Interest
Đây là giai đoạn quan trọng, vì mọi người trong giai đoạn này đều quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Họ sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thương hiệu, sản phẩm và muốn biết những tính năng và lợi ích của chúng.
Những khách hàng sẽ xem xét và so sánh sản phẩm của bạn với những thương hiệu khác. Chính vì thế trong bước này bạn cần cho khách hàng biết những tính năng, lợi ích vượt trội của sản phẩm. Cũng như lý do vì sao họ nên lựa chọn sản phẩm thương hiệu của bạn mà không phải sản phẩm thương hiệu nào khác.
Điều này sẽ giúp cho sản phẩm của bạn hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp của bạn làm về dịch vụ, việc truyền đạt đến khách hàng những tiềm năng, cho họ thấy những điểm khác biệt chính là mục tiêu cốt lõi.
Mong Muốn – Desire
Đây là giai đoạn người dùng thực sự muốn mua sản phẩm của bạn. Nó là một tín hiệu tích cực để bạn có thể thúc đẩy người dùng mua hàng.
Từ góc độ tiếp thị, giai đoạn này quyết định lớn đến việc có bán được sản phẩm hay không. Bạn cần phải cung cấp những cái có giá trị lớn để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự. Việc thường xuyên tương tác với khách hàng sẽ giúp tăng khả năng yêu thích sản phẩm của khách hàng.
Action – Hành Động Mua
Những khách hàng ở lại trong giai đoạn này thực sự là những khách hàng tiềm năng. Tuyệt đối không được lơ là trong giai đoạn này bởi vì chỉ cần thêm chút nữa thôi là bạn có thể bán được hàng rồi.
Trong giai đonạ này, kêu gọi hành động khá là quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chuyển đổi. Vậy nên, bạn cần phải tối ưu thật tốt cho CTA của mình và có thể kết hợp với một số ưu đãi hay khuyến mãi để thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh hơn.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Phễu Marketing Trong Kinh Doanh
Như đã nói ở trên, phễu marketing là mô hình hành trình mua hàng của khách hàng, giúp cho doanh nghiệp theo dõi và có kế hoạch tiếp thị trong từng giai đoạn để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất. Do đó, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng phễu marketing là vì:
Cải Thiện Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Khi biết được những giai đoạn của phễu marketing bạn sẽ có những chiến lược nhất định thu hút họ biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Phễu marketing sẽ giúp khách hàng từ bước đầu đến bước cuối cùng, từ bước tiếp cận, nuôi dưỡng đến bước thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nắm được những giai đoạn doanh nghiệp sẽ có những cách tiếp thị phù hợp cũng như tạo dựng lòng tin, thuyết phục, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Xác Định Và Cải Thiện Những Điểm Chưa Tốt
Bạn sẽ không thể đảm bảo được 100% khách hàng ở giai đoạn này sẽ hoàn toàn hài lòng về quy trình bán hàng của bạn. Phễu marketing sẽ giúp bạn cải thiện điều đó, giảm tỷ lệ rớt khách hàng tiềm năng ở mức thấp nhất
Trong mỗi giai đoạn, nhóm đối tượng mà có điểm tương đồng thì khi đưa ra chiến lược tiếp thị sẽ chuyên sâu và đạt hiệu quả tốt nhất. Qua từng giai đoạn bạn cũng có thể đánh giá được những điểm nào tốt, điểm nào chưa tốt làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. từ đó đưa ra những phương án cải thiện đúng đắn nhất.
Tăng Khả Năng Đo Lường
Từ những giai đoạn đầu cho đến giai đoạn kết thúc, mỗi một giai đoạn bạn sẽ biết được mình có bao nhiêu khách hàng lọt vào giai đoạn tiếp theo. Thông qua những con số này, bạn sẽ biết mình nên đầu tư và cải thiện ở giai đoạn nào để có được những kết quả tốt nhất
Một Số Phễu Marketing Thường Gặp
Inbound Marketing ( Phễu Giá Trị)
Đối với loại phễu này sẽ bao gồm 4 quy trình: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng > Kết nối khách hàng > Lọc khách hàng > Chuyển đổi.
Mô hình này có điểm mạnh đó là thay vì tập trung vào một khách hàng và cố gắng cho ra chuyển đổi thì sẽ lọc mọi người vào thành từng nhóm riêng biệt. Nhà tiếp thị sẽ tập trung vào nhóm có nhiều đặc điểm chung rồi trao cho họ thật nhiều giá trị để chuyển đổi thành những nhóm khách hàng tiềm năng.
Webinar ( Phễu Marketing)
Mô hình này khá phổ biến với nhiều nhà tiếp thị, nó giúp thu hút những khách hàng qua các kênh quảng cáo. Những kênh quảng cáo sẽ dẫn khách hàng đến những khóa học, hội thảo. Trong đó chương trình đã được lồng ghép tính chuyển đổi trong đó.
Điểm mấu chốt của Phễu marketing này là tạo cho khách hàng điểm chạm. Nội dung bạn đưa đến họ cần phải nói được lên tâm tư khách hàng. Một công thức đạt yêu cầu giúp cho nhà tiếp thị tiếp cận khách hàng gồm: “ Nội dung hấp dẫn + chủ đề lôi cuốn + điểm nhấn chuyển đổi ấn tượng”.
Ads Marketing (Phễu Video)
Đối với loại này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ. Nó hoạt động dựa trên việc chạy quảng cáo video ở trên facebook. Bước tiếp theo là thực hiện target các đối tượng đã xem video để tiến hành chốt đơn.
Ưu điểm mà loại này đem lại thấy rõ nhất đó là giúp tăng nhanh số lượng khách hàng, có thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới và mở rộng thị trường đối với những khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, mô hình này có một nhược điểm lớn đó là tiêu tốn ngân sách chạy quảng cáo của doanh nghiệp khá nhiều. Chính vì thế trước khi tiền hàng dịch dịch marketing thì doanh nghiệp cần phải tiến hành test quảng cáo trước.
Phễu OPT – In
Tương tự như phễu Webinar thì phễu OPT – IN dùng để điền from nhằm thu thập thông tin khách hàng. Thông tin khách hàng được lấy dựa vào những giá trị nhỏ như: voucher, blog, tài liệu trên website,… Đây được coi là mô hình hiệu quả nhất trong tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Phễu Sale
Tốc độ bán hàng sẽ được phễu sale đẩy nhanh bằng cách tung ra những mã giảm giá nhằm khuyến khích khách hàng. Đối tượng tiềm năng là những khách hàng cũ và mới. Hầu hết mọi người đều bị những mã giảm giá thu hút, càng giảm giá sâu càng kích thích khách hàng mua nhiều hơn. Bên cạnh đó, mô hình này cũng tập trung cải thiện sản phẩm với mức giá tốt nhất.
5 Bước Xây Dựng Phễu Marketing Thành Công
Xác Định Nhu Cầu Của Khách Hàng
Để đưa khách vào giai đoạn đầu của phễu, bạn cần phải xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và giải quyết nó. Như vậy tỉ lệ người bước vào giai đoạn tiếp theo mới cao và trở thành khách hàng trung thành được.
Nghiên Cứu Thông Tin
Khi bạn nhìn ra được vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, bạn cần phải nghiên cứu dựa trên những thông tin đó và đưa ra những giải pháp phù hợp. tại bước này, khách hàng sẽ tập trung vào nội dung của bạn.
Đưa Ra Những Phương Án Triển Khai
Khi thiết kế chiến lược trong kế hoạch của bạn, bạn cần thực hiện những bước kiểm tra và so sánh tính hiệu quả của phương án. Để lựa chọn được những phương án triển khai tốt nhất, việc so sánh và kiểm tra là một việc làm cần thiết nhằm giúp xây dựng phễu marketing một cách hiệu quả hơn.
Khách Hàng Mua Sắm
sang đến giai đoạn này sau khi khách hàng đã bắt đầu tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn, tất cả ở việc bạn xây dựng content marketing thuyết phục.
Hành Vi Sau Khi Mua Hàng
Ngay cả sau khi khách hàng đã mua hàng thì bạn cũng không được bỏ qua quá trình chăm sóc để làm hài lòng khách hàng. Có như thế khách hàng mới muốn quay lại và mua sản phẩm của bạn nhiều lần nữa. Bên cạnh đó, có thể họ cũng giới thiệu thêm đến bạn bè và người thân của họ.
Một Số Sai Lầm Thường Gặp Khi Xây Dựng Phễu Marketing
Nếu như số lượng khách hàng rơi ra khỏi phễu marketing qua các giai đoạn tăng lên thì chứng tỏ quá trình chuyển đổi đang gặp vấn đề như:
Không cung cấp đủ thông tin doanh nghiệp: Khách hàng rất quan tâm đến thương hiệu, uy tín của thương hiệu, những sản phẩm và dịch vụ họ sử dụng do ai cung cấp và đem lại lợi ích gì?… Chính vì thế doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ thông tin.
Không có Call to Action – CTA: Những ngôn từ đặc biệt, có sức mạnh kêu gọi hành động khách hàng đặt hàng, mua sản phẩm. Đây là một điều cực kỳ quan trọng và thực sự hiệu quả.
Khách hàng tiềm năng: Tạo phễu nhằm thực hiện tốt chiến lược tiếp thị với từng nhóm để chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Việc khai thác đúng đối tượng khách hàng cực kỳ quan trọng, nếu không doanh nghiệp sẽ bị tổn thất chi phí không hề nhỏ.
Quá trình chuyển đổi phức tạp: Tất cả những công việc trong từng giai đoạn cần phải thực hiện một cách chỉnh chu, từ nội dung, CTA, nếu không tối ưu sẽ khiến khách hàng xao nhãng. Từ đó tỷ lệ chuyển đổi giảm và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Bán hàng là điểm kết trong mô hình tạo phễu: Một chuyên gia về marketing sẽ không bao giờ dừng ở việc bán sản phẩm 1 lần duy nhất mà sẽ thuyết phục khách hàng quay lại mua nhiều lần nữa. Xây dựng vòng lặp cho quá trình sẽ tạo phễu chứ không phải kết thúc ở việc bán hàng là xong.
Thiếu kiên nhẫn: Chuyển đổi khách hàng là một trong những quá trình cần nhiều thời gian, nếu như không duy trì được sẽ làm chững lại quá trình tạo phễu. Quá trình bị gãy khúc sẽ không thu lại được kết quả gì mà khách hàng sẽ rời đi giữa chứng và khách sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là những thông tin về phễu marketing. Nếu như những dự án trước đây bạn chưa có phễu marketing thì sau bài viết này bạn có thể bắt tay vào thực hiện được rồi. Việc khách hàng hoàn thành quá trình mua hàng không đồng nghĩa với việc marketing đã xong. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ phễu marketing là gì và cần có một chiến lược dài hạn để nuôi dưỡng và giữ chân khách hàng ở lại lâu dài. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên tại: https://dinos.vn/ để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.