MoMo - 16 năm một hành trình của kẻ dẫn đầu lĩnh vực Fintech tại Việt Nam
Đồng hành cùng Chính phủ, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh... trong hành trình số hóa đã là mục tiêu hàng đầu của siêu ứng dụng MoMo ngay từ khi ra đời cách đây hơn 15 năm. Suốt những năm tháng nỗ lực với tư cách của một kẻ dẫn đầu lĩnh vực fintech tại Việt Nam, từng nước đi của Momo còn được tính toán kỹ lưỡng thông qua những chiến lược marketing đỉnh cao trong kinh doanh.
Ví điện tử MoMo
1, Sự xuất hiện của một kẻ dẫn đầu Fintech tại Việt Nam
Tự gọi mình là “kẻ mở đường mộng mơ”, những người đứng đầu của ứng dụng MoMo cho rằng, những đắn đo, tranh luận thời điểm đó của đội ngũ M_Service là một cuộc chiến hết sức cân não. Thế nhưng thời gian chính là câu trả lời cho tất cả và đã chứng minh được rằng M_Service quyết định tự tạo nên sản phẩm của mình là hoàn toàn đúng đắn. Câu chuyện khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ tài chính của MoMo dường như là minh chứng rõ ràng cho kết hợp nhịp nhàng giữa các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và ngân hàng thương mại trong thời buổi ngân hàng số ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo.
MoMo - kẻ dẫn đầu lĩnh vực Fintech tại Việt Nam
Mở đầu câu chuyện về hành trình khởi nghiệp của thương hiệu ví điện tử MoMo, ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch điều hành CTCP Dịch vụ Di động trực tuyến – M_Service kể lại, ý tưởng “Ví điện tử trên di động” của công ty ban đầu chẳng có gì là rõ ràng và cụ thể.
16 năm về trước, bà Nguyễn Thị Minh Hiền - nhà sáng lập Momo, đã bị thu hút bởi cách người dân ở khu vực Bangladesh chuyển tiền bằng điện thoại trong một lần bà đi làm việc tại đất nước này. Khoảng thời gian đầu năm 2007, bà Hiền khi ấy còn kinh doanh ở mảng xuất khẩu lúa gạo và cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông. Trong quá trình đi lại nhiều nơi, bà cũng đã dần nhận thấy xu hướng dùng điện thoại di động của người dân tăng lên đáng kể. Đặt mình trong bối cảnh thuở ấy, bà Hiền đã đắn đo về một hướng đi mới cho việc thanh toán của người dân được dễ dàng hơn.
Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch điều hành CTCP Dịch vụ Di động trực tuyến – M_Service
“Nếu có thể cung cấp một sản phẩm, dịch vụ nào đó giúp cho người dân thanh toán các hóa đơn mua sắm thông qua điện thoại di động thì sẽ thu hút được một lượng khách hàng rất lớn” – ông Diệp kể.
Từ ý tưởng sơ giản đó, nhóm sáng lập M_Service hình thành sản phẩm thẻ nạp tiền di động (sim card đa năng) và bán sản phẩm này cho đại lý của các nhà mạng di động tại Việt Nam. Sau gần một năm triển khai bán hàng, hệ thống phân phối sim card đa năng của M_Service nhanh chóng tăng lên con số hàng trăm ngàn điểm bán lẻ. Tuy nhiên, trái ngọt không đến một cách thuận lợi khi công ty vấp phải khó khăn đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp, đó là việc thu tiền. Cụ thể là công ty không thể thu và nộp tiền qua điện thoại nên các điểm bán lẻ của M_Service buộc phải chuyển tiền bán sản phẩm về trụ sở theo cách truyền thống. Việc “cồng kềnh” thu tiền mặt của khách hàng rồi mang về công ty đã thôi thúc nhóm sáng tạo của M_Service suy nghĩ xa hơn về dịch vụ “Mobile Money” – một loại dịch vụ tài chính trên điện thoại di động mà thời điểm năm 2008, tại Việt Nam chưa từng có tiền lệ.
“Mobile Money” – một loại dịch vụ tài chính trên điện thoại di động mà thời điểm năm 2008, tại Việt Nam chưa từng có tiền lệ.
Cho tới năm 2012, M_Service quyết định đầu tư viết riêng một ứng dụng chuyên biệt dùng trên điện thoại di động với việc cung cấp các dịch vụ “Mobile Money”. Đó cũng chính là khởi đầu cho một ứng dụng Fintech tại Việt Nam với tên gọi cực kỳ đơn giản: Momo (viết tắt từ 2 ký tự đầu của “Mobile Money”). Người dùng chỉ cần tải ứng dụng này về điện thoại là có thể sử dụng tất cả các dịch vụ của ví điện tử MoMo một cách nhanh chóng, trực quan và tiện lợi. Song song đó, M_Service liên kết thêm với nhiều hãng bán lẻ, nhiều ngân hàng thương mại và các công ty tài chính để khai thác hàng loạt các dịch vụ trên ví điện tử.
Giai đoạn đầu, MoMo là một dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền qua số điện thoại di động được ứng dụng ngay trên thẻ SIM điện thoại, cực kỳ tiện lợi và nhanh chóng cho người dùng.
2, Hành trình bền bỉ “from Zero to Hero” của Momo
Bước vào những giai đoạn phát triển bùng nổ với cách thức mở rộng mạng lưới điểm giao dịch, ví điện tử MoMo nhanh chóng thu hút hàng triệu khách hàng đăng ký tài khoản và sử dụng. Đến thời điểm hiện nay, theo thống kê của M_Service số người sử dụng ví MoMo đã lên tới con số hơn 2 triệu. Hệ thống điểm giao dịch của MoMo hiện đã có mặt ở 45 tỉnh thành, cung cấp khoảng 200 dịch vụ tài chính tiện ích và nhanh gọn.
Giao dịch bằng QR Code cực kỳ thuận tiện của MoMo
Với những vấn đề tài chính, lòng tin luôn là một phạm trù khó nắm bắt và chạm đến tâm thức của người dùng. Sóng cả không ngã tay chèo, gần 20 năm qua MoMo đã dày công để chứng minh và thuyết phục khách hàng tin tưởng vào dịch vụ, thuyết phục các ngân hàng cùng đưa thanh toán online trở nên phổ biến tại Việt Nam. Lật lại về quá khứ trước đây, các ngân hàng thậm chí còn nhìn nhận MoMo như là đối thủ thay vì một đối tác bền vững và lâu dài. Tư tưởng này cũng khiến cho MoMo “lao đao” phải mất 2-3 năm mới có thể lần đầu kết nối với một ngân hàng. Bằng chất lượng dịch vụ uy tín của mình, MoMo của hiện tại trở thành đối tác của 27 ngân hàng, từ Vietcombank, VPBank, ACB, TPBank… tới các ngân hàng nước ngoài như Shinhan Bank, Woori Bank của Hàn Quốc hay UOB của Singapore. Hiện tại, người dùng ví MoMo có thể an tâm do MoMo đã đạt Chứng chỉ Bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard).
MoMo trở thành đối tác của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước
Có thể nói, đây chính là một cuộc cách mạng Fintech mà ví MoMo đã dám liều lĩnh, dám thử nghiệm và dám hy sinh để nhận về quả ngọt cho mình. Thanh toán phi tiền mặt đang trở nên phổ biến trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó khi smartphone ngày càng phát triển và thế hệ trẻ ngày càng tân tiến hiện đại. Nhìn nhận Việt Nam là một thị trường thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán online trước khi các công ty công nghệ nước ngoài kịp nhảy vào, MoMo đã triển khai hàng loạt ưu đãi như tặng nhiều coupon hấp dẫn cho người dùng mới, các chương trình ưu đãi chiết khấu khi thanh toán qua MoMo tại các cửa hàng… Với việc nhân rộng mạng lưới dịch vụ, người dùng MoMo nay đã có thể thực hiện thanh toán trong nhiều lĩnh vực như điện, nước, Internet, điện thoại…; thanh toán tiền viện phí, học phí… tại hàng trăm bệnh viện, trường học trên cả nước.
MoMo thanh toán chi phí dịch vụ công: điện, nước, internet…
MoMo thanh toán viện phí
MoMo thanh toán shopping
Với những nỗ lực bền bỉ không ngừng nghỉ của một kẻ tiên phong dẫn đầu, ví điện tử MoMo đã xây dựng nên một hệ sinh thái lớn với gần 20 triệu người sử dụng, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán, 12.000 đối tác cung cấp mọi dịch vụ trên khắp Việt Nam. Trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển với hàng loạt những dịch vụ cao cấp, ví MoMo vẫn luôn sẵn sàng đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của người dùng trong các lĩnh vực như mua sắm online, mua vé máy bay, thanh toán dịch vụ ăn uống, bảo hiểm, chuyển tiền…
Bên cạnh mang đến trải nghiệm hoàn hảo, điều MoMo giữ chân người dùng vì hệ sinh thái đa lĩnh vực của siêu ứng dụng bên cạnh chuyển tiền và thanh toán, gồm: các dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, giải trí, du lịch - đi lại - trải nghiệm, mua sắm, vận tải, dịch vụ ăn uống, quyên góp từ thiện... Có thể nói, hệ sinh thái của MoMo đã đáp ứng hầu hết nhu cầu cuộc sống người dùng Việt.
3, Khách hàng ngợi khen vì chiến lược Marketing đỉnh cao của ví MoMo
Sự thành công lớn nhất mà Momo đạt được là thay đổi thói quen thanh toán của người dùng, và trong đó chiến lược marketing của MoMo đã thực sự gây ấn tượng lớn với người tiêu dùng.
Referral Marketing đến người dùng
Để quảng bá cho những tiện ích của mình, MoMo đã lựa chọn hình thức Referral Marketing (Tiếp thị giới thiệu). Đây là một hình thức quảng bá dịch vụ thông qua hình thức giới thiệu người sử dụng. Điều này có nghĩa là cứ mỗi một người có thể giới thiệu thành công cho người khác sử dụng ví MoMo thì họ sẽ được hưởng một số ưu đãi khi thanh toán trên ví. Hình thức này vô hình chung đã kích thích người sử dụng mà không cần đến bất cứ hình thức truyền thông quảng bá rầm rộ đắt tiền nào khác.
MoMo sử dụng chiến lược tiếp thi giới thiệu đến người dùng
Thực tế các nhà nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh người tiêu dùng chính là những người có khả năng PR quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ. Bởi tâm lý người dùng rất ngại phải đọc rất nhiều thông tin về các điều khoản và hướng dẫn sử dụng. Vậy nên khi đã có 1 người sử dụng và trải nghiệm người đó sẽ tóm tắt toàn bộ thông tin một cách ngắn gọn nhất để truyền tải cho người khác. Lúc này người nghe sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn và kích thích nhu cầu muốn sử dụng của họ.
Hợp tác với nhiều đơn vị lớn
Hiện nay, MoMo là đối tác cung cấp dịch vụ thu hộ, chi hộ cho hơn 100 đối tác là doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Đối tác của MoMo trải rộng trên mọi lĩnh lực như điện lực, viễn thông, di động, truyền hình, tài chính cá nhân, ngân hàng, hàng không, giải trí, game…
MoMo x Gojek
MoMo x Baemin
Bên cạnh đó, MoMo còn bắt tay kết hợp với rất nhiều nhãn hàng như Gojek, Baemin... để cho ra đời những chiến dịch truyền thông hết sức thu hút công chúng. Việc kết hợp sức mạnh về công nghệ và hệ sinh thái đông đảo của các bên để cùng nhau nâng cao mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Việt Nam; đồng thời mang lại trải nghiệm an toàn, nhanh chóng, thuận tiện cho người dùng.
MoMo luôn ngập tràn những ưu đãi quà tặng cho người dùng
Quà tặng cũng là một bước đi quan trọng trong chiến lược marketing của MoMo. Hầu hết, những người đã sử dụng ví thanh toán online đều quan tâm tới quyền lợi của mình rằng họ sẽ nhận lại được gì sau khi giới thiệu thành công cho người khác. Mối quan hệ “có đi có lại” như vậy cũng khiến cho người tiêu dùng mới tích cực tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm cho doanh nghiệp.
Giảm giá ưu đãi của ví MoMo
Thẻ quà tặng của ví MoMo
MoMo liên tiếp đưa ra một loạt ưu đãi dành cho cả khách hàng mới sử dụng và người giới thiệu như tặng ngay tiền về ví, tặng mã thẻ cào hay hàng ngàn những ưu đãi khi mua hàng thông qua thanh toán bằng ví điện tử của MoMo… Việc nhận lại được nhiều những giá trị hấp dẫn như vậy sẽ kích thích hơn nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Phần thưởng của ví momo thường sẽ là mã giảm giá cho những lần thanh toán qua ví và điều này cũng đánh trúng vào tâm lý thích mua hàng giảm giá của đa số người tiêu dùng nói chung.
Cho đến thời điểm hiện tại, người dùng có thể nhận ra rằng, MoMo luôn là ứng dụng cực kỳ chủ động để thay đổi từ giao diện cho đến tính năng. “Ứng dụng do người Việt tạo ra, được đo ni đóng giày cho người Việt” cũng được coi là một yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công của ví điện tử MoMo trên sân nhà so với các “ông lớn” đến từ quốc tế.