Chiến lược Marketing tới tệp khách hàng ba mẹ của các thương hiệu lớn

thuong-hieu-me-va-beTrong những năm gần đây, thị trường ngành hàng mẹ và bé đang ngày càng nở rộ do nhu cầu tăng cao, đòi hỏi mỗi nhãn hàng phải có chiến lược Marketing bài bản để tiếp cận và giữ chân khách hàng của mình. 

Trong bài viết này, hãy cùng Ori tìm hiểu 6 chiến lược tiếp thị thu hút tệp khách hàng nhất và tham khảo cách Pampers - một trong những “ông lớn” về dòng sản phẩm mẹ và bé trên toàn thế giới - triển khai các hoạt động Marketing của mình trong suốt những năm vừa qua.

I. Đặc điểm của ngành hàng mẹ và bé tại thị trường Việt Nam 

Được định giá ở ngưỡng 7 tỷ USD, ngành hàng mẹ và bé tại thị trường Việt Nam đang ngày một khẳng định tiềm năng phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng trẻ cùng nhu cầu về sản phẩm mẹ và bé tăng mạnh, với sự trỗi dậy nhanh chóng của thương mại điện tử là động lực cho sự phát triển này.

Chiến lược Marketing tới tệp khách hàng ba mẹ của các thương hiệu lớn

Nghiên cứu của Euromonitor International về hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng cha mẹ Việt Nam cho thấy:

  • Các thương hiệu quốc tế từ Mỹ, Úc hay các nước Châu Âu được ưa chuộng hơn bởi khả năng làm sạch mà không gây kích ứng cho da bé;

  • Người dân thành thị quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm, trong khi người dân nông thôn chú trọng yếu tố giá cả hơn;

  • Cha mẹ dễ bị tác động bởi trải nghiệm của những người dùng khác, hoặc các đánh giá, bình luận trên mạng xã hội và các diễn đàn nuôi dạy con trẻ.

Độ tuổi và thế hệ là điều mà các nhãn hàng nên tập trung để dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng này trên mạng xã hội. Hầu hết các cha mẹ thuộc thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981 đến 1996) tận dụng social media để tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia và các bậc phụ huynh khác về cách chăm sóc, nuôi dạy con cái

II. Chiến lược tiếp thị chinh phục tệp khách hàng ba mẹ

Thấu hiểu những cơ hội phát triển và xu hướng tiêu dùng, tìm kiếm của nhóm khách hàng này, vậy đâu là chiến lược Marketing hiệu quả mà các thương hiệu có thể hướng tới?

1. Tìm kiếm và hiểu sự khác biệt giữa các thế hệ

Các cha mẹ thuộc thế hệ Millennials thường ưu tiên trải nghiệm hơn sản phẩm và đồng cảm hơn với các thương hiệu chia sẻ giá trị cốt lõi của mình. Được xem là thế hệ tiên phong sử dụng di động, họ có xu hướng sử dụng Facebook và Instagram hơn các mạng xã hội khác.

Chiến lược Marketing tới tệp khách hàng ba mẹ của các thương hiệu lớn

Khác với Millennials, cha mẹ thế hệ Z mới thường tập trung tiết kiệm tiền hơn bởi họ trưởng thành trong thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2008. Họ tương tác nhiều hơn với các thương hiệu mang lại cảm giác chân thực.

2. Tương tác, khơi gợi hứng thú thay vì cố chào hàng đến các bà mẹ  

Chẳng cần cầu kỳ xa hoa, thứ mà cha mẹ ngày nay quan tâm hơn cả là sự tương tác chân thực và đồng cảm từ các nhãn hàng. 

Hãy cho họ lời khuyên và lợi ích mà sản phẩm của bạn có thể mang lại cho các bà mẹ bận rộn và đánh mạnh vào tình mẫu tử thông qua câu chuyện đi sinh, hành trình nuôi con khôn lớn,...

Làm mẹ được xem là một công việc toàn thời gian. Do đó, cần sẵn sàng tiếp thị đến các bà mẹ dựa trên lịch trình của họ chứ không phải của thương hiệu bạn và tạo quảng cáo âm thanh trên radio hay các nền tảng kỹ thuật số khác.

3. Xây dựng, chia sẻ nội dung có giá trị cao 

Tệp khách hàng trong lĩnh vực mẹ và bé thường có xu hướng tìm kiếm những kiến thức và thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và trẻ nhỏ nên những bài viết hoặc buổi hội thảo về mẹ & bé luôn thu hút sự chú ý của họ.

Do đó, thương hiệu có thể kết hợp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế, dinh dưỡng tổ chức các buổi talkshow, tư vấn trực tuyến, qua đó củng cố niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu.

Chúng ta đều biết các video thú vị hoặc kỹ thuật storytelling cho thương hiệu có vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing tới các bà mẹ, nhưng nó không phải là tất cả. Thay vào đó, thương hiệu cần tập trung tạo nội dung giá trị cả trước và sau khi khách hàng mua sản phẩm.

Trước khi mua hàng: 

  • Tạo nội dung mô tả sản phẩm một cách khách quan để tạo sự khác biệt của thương hiệu so với đối thủ

  • Tạo biểu đồ, infographics hoặc câu hỏi thường gặp để cung cấp cho khách hàng mọi thông tin cần thiết giúp họ tự tin đưa ra quyết định mua hàng

Sau khi mua hàng:

  • Đừng bỏ mặc khách hàng sau khi họ mua sản phẩm của bạn

  • Để gia tăng niềm tin và tình cảm của các cha mẹ, hãy cung cấp video hướng dẫn cách tận dụng tối đa lợi ích từ sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu nhé!

4. Xây dựng hình ảnh cởi mở, thân thiện 

Đan xen một chút khiếu hài hước vào nội dung và sự hiện diện trên mạng xã hội không chỉ giúp các bà mẹ giải tỏa căng thẳng và còn bổ sung tính chân thực và cảm giác “đời” hơn cho thương hiệu của bạn.

Chiến lược Marketing tới tệp khách hàng ba mẹ của các thương hiệu lớn

5. Tận dụng các nền tảng mạng xã hội để tăng độ phủ thương hiệu 

Tính đến tháng 01/2023, Việt Nam cán mốc hơn 77 triệu người sử dụng Internet, mở ra cơ hội tiếp thị lớn cho các nhãn hàng mẹ và bé trên các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội.

Nếu nhãn hàng đang hướng đến việc tăng độ nhận diện trên mạng xã hội, hãy cân nhắc thêm những điều sau:

  • Tạo nội dung dưới dạng video hoặc reels trên Facebook và Instagram

  • Tận dụng UGC content (nội dung do các bà mẹ khác tạo ra): Dù ở dạng đánh giá trực tuyến hay ảnh người dùng tự chụp, loại nội dung này sẽ thu hút nhiều lượt tương tác và thúc đẩy chuyển đổi hơn so với một bài PR thông thường

  • Chia sẻ voucher giảm giá trên các nền tảng mạng xã hội của nhãn hàng

  • Khuyến khích cha mẹ trở thành đại sứ thương hiệu trên MXH: Họ sẽ có cơ hội nhận được phần thưởng, phiếu giảm giá hoặc tham gia bất kỳ cuộc thi bốc thăm trúng thưởng nào, giúp nhãn hàng tăng độ nhận diện trên mạng xã hội.

6. Đem đến sự tiện lợi trên hành trình khách hàng 

Sự tiện lợi luôn là điều mà cha mẹ có con nhỏ luôn đặt lên hàng đầu. 

Để đáp ứng nhu cầu này, các nhãn hàng cần đề cao chiến lược tối ưu trải nghiệm thuận tiện của khách hàng như tư vấn trực tuyến 24/7, đa dạng hình thức thanh toán hay triển khai nhiều kênh phân phối online,...

III. Học hỏi cách Pampers chinh phục tệp khách hàng cha mẹ 

Là một “ông lớn” trong dòng sản phẩm chăm sóc trẻ em và bỉm sử dụng một lần, Pampers đã triển khai nhiều chiến lược Marketing tối ưu tới tệp khách hàng, xứng đáng để các thương hiệu khác tham khảo và học hỏi.

1. Phân khúc khách hàng, Mục tiêu và Định vị

Đối tượng khách hàng mà Pampers nhắm đến chủ yếu là các bậc cha mẹ có con từ 0-3 tuổi. Sau đó đến lượt các phụ huynh đang sinh sống và làm việc tại khu vực thành thị có dân số cao vì nhu cầu nhiều hơn. 

Các dòng sản phẩm của Pampers có giá cả phải chăng nhưng chất lượng cao, dành cho nhiều phong cách sống như Premium Care, Active Baby và Dry Pants với đa dạng kích cỡ. Ngoài ra, các điểm USP như độ nhạy, chỉ báo độ ẩm, khả năng bảo vệ bổ sung,... khiến chúng càng trở nên hấp dẫn hơn. 

Chiến lược Marketing tới tệp khách hàng ba mẹ của các thương hiệu lớn

Định vị mình là một thương hiệu chất lượng cao luôn đặt sự an toàn của trẻ sơ sinh lên hàng đầu, Pampers luôn thấu hiểu mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ đến sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của con trẻ.

Trước khi phân phối ra thị trường, mọi sản phẩm của Pampers đều phải trải qua các công đoạn đánh giá nghiêm ngặt về an toàn và hiệu quả.

2. Chiến dịch quảng cáo

Các chiến dịch quảng cáo của Pampers này thường tập trung vào sợi dây cảm xúc giữa cha mẹ và bé, sử dụng hình ảnh và video cảm động để tạo sự đồng cảm với tệp khách hàng mục tiêu. 

Quảng cáo của Pampers cũng nêu bật những tính năng độc đáo của sản phẩm như khả năng thấm hút vượt trội, sự thoải mái và vừa vặn. Bên cạnh đó, Pampers sử dụng sự chứng thực của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo của mình, gồm các Influencers/KOLs làm cha mẹ và con cái của họ.

Ví dụ: Năm 2018, Pampers đã hợp tác với John Legend cho ra mắt chiến dịch “Love the Change” nhằm tôn vinh tình phụ tử.

3. Chiến lược tiếp thị mạng xã hội

Thông qua sự hiện diện tích cực trên Facebook, Twitter và Instagram, Pampers đã tương tác với phụ huynh và cung cấp cho họ thông tin hỗ trợ hữu ích. 

Các trang truyền thông xã hội của Pampers cũng đăng tải những hình ảnh và video cảm động về em bé và cha mẹ, kèm với lời khuyên hữu ích về cách chăm sóc, nuôi dạy con cái. Thương hiệu này cũng khuyến khích nội dung do người dùng tạo để các bậc cha mẹ chia sẻ trải nghiệm và hình ảnh của con mình.

Ví dụ: Năm 2020, Pampers đã phát động chiến dịch #ShareTheLove, khuyến khích các bậc cha mẹ chia sẻ ảnh và câu chuyện của con để lan tỏa tình yêu thương và sự tích cực trong đại dịch.

4. Chiến lược SEO

Với con số ấn tượng 30.139 từ khóa không phải trả tiền trên in.pampers, thương hiệu mẹ và bé này đang triển khai rất tốt các hoạt động Digital Marketing của mình.

Đồng thời, Pampers còn sở hữu lưu lượng truy cập vượt trội hàng tháng với hơn 353 nghìn lượt. Do đó, kỹ thuật SEO của Pampers không cần bất kỳ cải tiến nào vì nó hiện có xếp hạng cao hơn trong kết quả SERP của Google.

5. Influencer Marketing

Trong suốt thời gian qua, Pampers đã không ngừng làm việc với một số YouTuber, blogger và người có ảnh hưởng trên Instagram với hơn một triệu người theo dõi.

Ví dụ: Trong năm 2020, Pampers ra mắt chiến dịch “Pampers Positive” tại thị trường Việt Nam với thông điệp “Chỉ mẹ mới biết. Chỉ Pampers mới hiểu”. Chiến dịch tiếp thị càng được lan tỏa hơn thông qua bài viết của nhà báo Thu Hà về hành trình chăm sóc con cái trên Facebook, thu hút 4327 lượt thích và hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ. 

Chiến lược Marketing tới tệp khách hàng ba mẹ của các thương hiệu lớn

6. Chiến lược thương mại điện tử

Pampers có trang web tại hơn 50 quốc gia nơi họ phân phối các dòng sản phẩm của mình với các ưu đãi đặc biệt. Trang web này thậm chí còn cung cấp một số tính năng tuyệt vời hỗ trợ phụ huynh nuôi dạy con cái như: máy tính ngày dự sinh, danh sách kiểm tra của bệnh viện,...

Ngoài ra, sản phẩm của nhãn hàng mẹ và bé này còn có sẵn trên các trang thương mại điện tử như Amazon, Shopee, Lazada,...Chiến lược Marketing tới tệp khách hàng ba mẹ của các thương hiệu lớn

7. Chiến lược Content Marketing

Nhằm cung cấp thông tin có giá trị và hữu ích cho phụ huynh, trang web của Pampers có nhiều bài viết cung cấp thông tin, lời khuyên của chuyên gia và đánh giá sản phẩm. Một số chủ đề phổ biến là hăm tã, sự phát triển của trẻ và mẹo nuôi dạy con cái.

Chiến lược tiếp thị nội dung này đã giúp Pampers trở nên thân thiện và đáng tin cậy hơn cho phụ nữ mang thai và những người mới làm cha mẹ.

Tóm lại, mẫu chiến lược Marketing thành công của Pampers đã chứng minh rằng, bằng cách định vị thương hiệu chính xác và triển khai đa dạng các hoạt động Marketing, các nhãn hàng có thể quảng bá thương hiệu, tiếp cận với tệp khách hàng cha mẹ và gia tăng doanh số. Điều này không chỉ tạo dựng lòng tin, duy trì hình ảnh trong tâm trí khách hàng mà còn củng cố vị thế bền vững trong một thị trường ngày càng cạnh tranh như hiện nay.

Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên dành tặng Ori một lượt thích và theo dõi trên fanpage Ori Marketing Agency cũng như tiếp tục theo dõi chúng tôi tại đây để liên tục cập nhật những thông tin mới.

Nguồn: Ori Marketing Agency

Ori Marketing Agency định vị là một Performance Agency, chúng tôi đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp, triển khai các chiến dịch Marketing với nhiều loại ngành nghề khác nhau như Ô tô, Bất động sản, F&B, FMCG, Giáo dục - Khóa học, Sản phẩm sức khỏe....

Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện Marketing của bạn, tư vấn hỗ trợ bạn đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất: https://bit.ly/3OF2d3Y