Gái hư – Tính cách làm nên thành công cho thương hiệu

Gái hư – Tính cách làm nên thành công cho thương hiệuĐàn ông thường mơ ước lấy được một trinh nữ nhưng cư xử như gái làng chơi”. Quả thật, “gái hư” luôn có một sức hút đặc biệt. Không chỉ trong cuộc sống mà cả trong quá trình xây dựng thương hiệu cũng vậy, để tiến những bước xa hơn, các thương hiệu hãy làm “gái hư”.

1. Đơn giản và phức tạp như “gái hư”:

Để làm một “gái hư” không hề đơn giản. Những cô gái mới hôm nay còn lịch thiệp trong các bộ đồ công sở nhưng hôm sau đã cháy hết mình trong các cuộc bar.

Nếu gái ngoan gợi chúng ta nhớ về kiểu triết lý sản phẩm hay triết lý bán hàng thì “gái hư” đích thị là triết lý marketing xã hội. Một thương hiệu là phải luôn giữ được bản sắc của mình nhưng không phải lúc nào thương hiệu cũng chỉ khư cái form sống trên “đỉnh cao” của bản sắc đó, mà lãng quên đi những giá trị khác của cuộc sống.

Trung Nguyên được xem như là một trong những ông lớn trong ngành cà phê Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp một “lady” hòa tan G7 được chọn tham gia các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu APEC, ASEM… và có mặt trên các chuyến bay của các hãng hàng không. Hay cũng chính là Trung Nguyên đó nhưng lại khoác lên mình quần jeans, áo phông trẻ trung trong các chiến dịch thanh niên sáng tạo, đầy trăn trở trong những lời kêu gọi tinh thần Tổ quốc. Và chắc hẳn mọi người cũng không ai còn xa lạ gì với hình ảnh một vị tổng chỉ huy không đao kiếm nhưng sẵn sàng đối đầu với người khổng lồ Starbucks với những tuyên ngôn như “Ai sợ người khổng lồ không còn bản sắc, không còn tư tưởng chủ đạo?”. Linh hoạt làm mới chính bản thân mình, chủ động trong mọi tình thế, con tàu Trung Nguyên dưới sự chèo lái của thuyền trưởng Đặng Lê Nguyên Vũ có lẽ là một trong những “gái hư” ồn ào nhất. Với bản lĩnh đó đã giúp hãng cà phê vượt qua Nestcafe để chạm tới linh hồn Việt, nhưng giá trị của bản sắc “Duy nhất Trung Nguyên” liệu có chiến thắng nàng tiên cá xanh? Chúng ta hãy cứ chờ xem.

Vì vậy các doanh nghiệp hãy tích cực “đa dạng hóa” hình ảnh của mình đến với công chúng, đừng đặt trạm dừng chân tại điểm bán hàng hoặc dịch vụ bảo hành.

“Gái hư” thường có rất nhiều mối quan hệ, họ thường chơi được với cả người ngoan hiền và kẻ nổi loạn. Biết mùi bia rượu, biết mùi bar và biết yêu, đặc biệt “gái hư” thường hiểu đàn ông, biết cách chiều chuộng đàn ông nhưng vẫn làm nổi bật được giá trị của chính bản thân mình. Không thương hiệu nào thành công mà lại đứng một mình cả. Thương hiệu càng lớn thì “mối quan hệ” lại càng rộng: mối quan hệ với khách hàng, với đối tác, với đối thủ cạnh tranh… Nhưng cũng là những thương hiệu đó lại biết là người cầm lái trong các mối quan hệ, luôn là lovemark trong mắt các khách hàng mục tiêu, biến họ thành những kẻ tình si của riêng mình và là nhà đàm phán tài ba với các đối tác.

Lịch sử chưa bao giờ ngừng công nhận Walmart là một trong những thương hiệu thành công nhất mọi thời đại. Nếu Walmart là một quốc gia, đế chế bán lẻ này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 26 trên thế giới, với 2,2 triệu người và GDP là 444 tỷ USD trong năm 2012. Cuốn sách của Sam Walton xuất bản năm 1992 với tiêu đề Made In America (Sản xuất tại Mỹ) đã miêu tả rất chi tiết về những thăng trầm trong lịch sử của Wal-mart và những bài học quý giá về Đánh giá giá trị của một đồng Đôla, nhưng cũng rất tổng quát rằng: Wal-Mart biết rõ và vận hành có hiệu quả nghệ thuật Tiếp thị quan hệ (Relationship marketing). Và để có những sản phẩm chất lượng với cheapest thì chắc hẳn khả năng đàm phán với nhà cung cấp của Walmart xứng đáng là những bậc thầy.

Nếu coi thương hiệu là một con người thì hãy coi trọng kĩ năng giao tiếp, đặc biệt đối với “đối tượng mục tiêu” của mình.

“Gái hư” không dễ để bắt nạt. Tùy từng trường hợp và loại người gặp phải mà họ có cách xử trí riêng, thậm chí cả “luật rừng” họ cũng có thể chơi được. Một cô gái có thể đánh nhau để bảo vệ em gái nhưng cũng cô gái đó lại rất khéo chiều bà mẹ chồng khó tính. Đây lại là một bài học cho việc xử lý khủng hoảng truyền thông hay những vụ tranh chấp, động thái quá khích từ các đối thủ cạnh tranh.

Còn nhớ vụ tranh chấp về thương hiệu IPAD giữa công ty Proview (Trung Quốc) và công ty Apple. Đại diện bên Proview đưa ra mức giá bồi thường lên đến 400 triệu USD để kết thúc vụ kiện. Để đáp lại, Apple đã lên kế hoạch kiện ngược lại đối thủ với tội danh “nói xấu” Ipad. Cứng đầu cứng cổ, lại quá quen với những đợt kiện tụng, trái táo cắn dở chắc chẳng bao giờ dễ dàng bị các đối thủ “dắt mũi”. Nhưng nghe đâu cuối cùng Apple đã chịu ngồi vào bàn đàm phán để tìm một cái giá thích hợp cho cả hai bên. Apple quả là một “gái hư” chính cống. Ban đầu ông lớn này cũng “đỏng đảnh” quyết không để thua thiệt, và sự nhân nhượng cho một hồi kết lại đến vô cùng khéo léo khi đối thủ đã quá mệt mỏi với các khoản nợ nần.

Quản trị truyền thông hay ứng phó với các “hiểm họa” từ đối thủ cạnh tranh không bao giờ là việc dễ nhằn. Các thương hiệu ngoài trang bị tốt phần cứng như kiến thức, am hiểu luật pháp… còn cần những “kĩ năng” mềm như sự khéo léo, giác quan thứ sáu…

2. Nhưng xin đừng dễ dãi:

Là một cô “gái hư”, bạn có thể đi bar, biết mùi bia rượu nhưng không sa đọa vào các tệ nạn như ma túy, thuốc lắc. Hay bạn có thể không coi trọng chuyện trinh tiết, sẵn sàng làm bà mẹ đơn thân nhưng không dễ dãi lên giường với bất kì ai, đặc biệt bán rẻ bản thân vì tiền, mà chỉ trao yêu thương với ai mình thực sự rung động.

Những thương hiệu do dễ dãi với bản thân hoặc bị lợi nhuận làm mờ mắt đều phải trả những cái giáGái hư – Tính cách làm nên thành công cho thương hiệu rất đắt, có khi là sự quay lưng của khách hàng hay thậm chí là dẫn đến phá sản. Còn nhớ vụ Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải làm xôn xao dư luận những năm 2008, khiến người tiêu dùng sau đó đã quyết định quay lưng hoàn toàn với sản phẩm này suốt một thời gian rất dài, và cho đến bây giờ Vedan vẫn chưa lấy lại được “phong độ” thời kì đỉnh cao. Hay những doanh nghiệp muốn vừa lòng tất cả các khách hàng, không có khách hàng mục tiêu cho riêng mình thì cuối cùng sẽ không có bất kì khách hàng nào cả.

Thế nên các thương hiệu hãy cứ là các “gái hư”, nhưng xin chỉ “liếc mắt đưa tình” với những tín đồ của riêng mình.

Có câu “Gái hư không chọn thiên đường để tới mà biến những nơi mình tới thành thiên đường, biến chính bản thân thành thiên đường với ai đó mình yêu!”, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, muốn vươn mình ra biển lớn, hãy tự tạo sức hấp dẫn cho mình, biến mình thành “thiên đường” để khách hàng khao khát và luôn hài lòng khi được sở hữu, như trái táo khuyết, mỗi lần ra một sản phẩm mới là lại làm nức lòng người hâm mộ, và dòng người chờ đợi chưa bao giờ ngừng dài hơn nữa…