Marketer Mibrand Vietnam
Mibrand Vietnam

Nghiên cứu thị trường và Tư vấn thương hiệu @ Mibrand Vietnam

Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?

Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?

 

Sự thành công của những thương hiệu lớn như VinGroup, Vinamilk, Uniqlo, Unilever hay thương hiệu vừa và nhỏ như Cocoon, Cỏ mềm đều có điểm chung mang tên định hướng "Phát triển Bền Vững". Lý do các thương hiệu này không ngần ngại chi mạnh tay với mục tiêu phát triển bền vững là bởi lợi ích lâu dài cũng như những giá trị to lớn mà nó đem lại, không chỉ với kinh tế mà còn với xã hội và môi trường.

Những doanh nghiệp đại diện cho sự thành công trong mục tiêu này có thể kể đến tập đoàn Vinamilk khi liên tục tăng trưởng trên 2,5% lợi nhuận hằng năm và nằm trong top 5 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu năm 2023. Một ví dụ điển hình của sự bứt phá tăng trưởng sau khi tuân thủ mục tiêu phát triển bền vững là Cocoon. Trong hàng ngàn hãng mỹ phẩm trong và ngoài nước, Cocoon là hãng đầu tiên dám sản xuất và tiên phong trong phân khúc mỹ phẩm thuần chay. Sau những nỗ lực tuân thủ các quy trình sản xuất xanh và quy trình không thử nghiệm trên động vật của tổ chức PETA, Cocoon đã nhận được những trái ngọt đầu tiên khi có đến hơn 300 điểm phân phối sản phẩm trên cả nước và phủ sóng tất cả các diễn đàn làm đẹp.

Phát triển bền vững đem lại thành công và ích lợi là thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách phát triển bền vững đúng hướng và được công nhận theo đúng những giá trị mà họ đem lại. Vậy các doanh nghiệp cần “phát triển bền vững” như thế nào để vừa phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, vừa được thị trường người tiêu dùng Việt Nam đón nhận hơn? 

1. Luôn tham gia và chịu trách nhiệm cho những hoạt động cộng đồng (CSR)

Theo Forbes, 91% người tiêu dùng trên toàn cầu tin rằng các doanh nghiệp nên tham gia vào hoạt động xã hội, họ sẽ có thiện cảm và muốn sử dụng sản phẩm của các công ty có tham gia vào các chiến dịch cồng đồng và giúp đỡ những người khuyết tật, yếu thế. Ví dụ của Unilever về chiến dịch "Trường học xanh - sạch - khỏe" là một minh chứng rõ ràng.

Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?

Chiến dịch CSR năm 2021 của Unilever kết hợp với bộ giáo dục (Nguồn: VnExpress)

Chiến dịch này là một sáng kiến quan trọng giữa Unilever Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến tầm nhìn kiến thiết và triển khai mô hình chuẩn đến 4,5 triệu em học sinh tiểu học trên toàn quốc trong giai đoạn 2021-2025. Sự phối hợp và nỗ lực của 6 nhãn hàng gồm Lifebuoy, P/S, VIM, OMO, PureIt và Knorr từ Unilever Việt Nam chính là nền tảng thúc đẩy chương trình được xây dựng và triển khai một cách toàn diện và đồng bộ. Cũng nhờ chiến dịch này mà các công ty trên đã tiếp cận và tăng thiện cảm của mình với đối tượng mục tiêu là các trẻ em và phụ huynh Việt Nam hơn. Từ đó giúp doanh số bán lẻ của Unilever luôn nằm trong top đầu của thị trường.

2. Tuân thủ quy trình sản xuất và tái tạo năng lượng sạch

Sản xuất bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp các doanh nghiệp cùng lúc "bắn trúng" được hai mục tiêu lớn là tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Một ví dụ thành công từ doanh nghiệp Việt đã tuân thủ đúng quy trình này là VinaCapital Group, một trong những công ty tiên phong trong việc đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam. 

Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?

Dự án điện gió của liên danh Tập đoàn VinaCapital và Công ty EDF 

Bằng việc xây dựng các trang trại điện gió và nhà máy điện mặt trời, VinaCapital không chỉ đóng góp vào việc cung cấp năng lượng sạch mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Điều này giúp họ xây dựng hình ảnh uy tín và thu hút các nhà đầu tư và đối tác quốc tế.

3. Giảm thiểu dấu chân carbon

Dấu chân carbon đề cập đến lượng khí nhà kính (như CO2) mà doanh nghiệp/cá nhân xả thải vào môi trường do hoạt động kinh doanh của họ. Giảm thiểu dấu chân carbon là việc giảm lượng khí nhà kính, giúp giảm tác động biến đổi khí hậu và thu hút người tiêu dùng quan tâm đến môi trường. Theo khảo sát từ McKinsey, 65% người tiêu dùng đặt ưu tiên việc mua sản phẩm thân thiện với môi trường và có chỉ số xả thải carbon thấp. 

Các tập đoàn tại Việt Nam cũng đang bắt kịp xu thế này với sự cam kết giảm thiểu dấu chân carbon bằng việc sản xuất xe ô tô điện và công nghệ tiết kiệm năng lượng từ Vinfast. Nhờ đầu tư đúng hướng với mục tiêu phát triển xanh mà doanh số và lợi nhuận của Vinfast đã gia tăng đáng kể, có thể đặt lên bàn cân với hãng xe điện nổi tiếng là Tesla.

4. Có trách nhiệm trong quy trình cung ứng và sản xuất

Một ví dụ điển hình mà các doanh nghiệp chuyên cung ứng và sản xuất sản phẩm nên học tập là Vinamilk. Họ đã đầu tư vào quy trình sản xuất xanh và bền vững, cung cấp sữa chất lượng cao mà không gây hại cho môi trường. Họ đã xây dựng hình ảnh của một doanh nghiệp có trách nhiệm và đạt được thành công trên thị trường nội địa và quốc tế. Công ty này cũng mới công bố lộ trình quan trọng về giảm phát thải khía nhà kính bằng 0 (Net Zero), qua đó trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc hướng tới việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhờ những nỗ lực trong việc tiên phong giảm thiểu rác thải, cái tên Vinamilk đã trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng và đối tác cả trong và ngoài nước. Hơn thế, với quy trình sản xuất khép kín vòng tròn, họ đã có thể tiết kiệm đáng kể tài nguyên và tiết kiệm quy trình sản xuất một cách tối ưu nhất.

5. Gắn kết với văn hóa Việt

Niềm tự hào dân tộc đã và đang chảy trong huyết quản của hàng triệu người dân Việt trong hàng thế kỷ. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể lồng ghép và thể hiện được sự tôn vinh đối với văn hóa Việt Nam trong sản phẩm của mình là một doanh nghiệp có chỗ đứng trong trái tim người tiêu dùng Việt Nam. 

Thời gian gần đây, chiến dịch đã để lại dấu ấn về sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa Việt Nam và tính năng sản phẩm chính là TVC Vietnam Airlines quảng bá văn hóa bản địa thông qua hướng dẫn an toàn bay.

Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?

Vietnam Airlines quảng bá văn hóa bản địa qua video an toàn bay (Nguồn: Vietnam Airlines)

Sau một ngày ra mắt, video hướng dẫn an toàn bay 2022 của Vietnam Airlines đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ trên các nền tảng truyền thông, nhận được phản hồi rất tích cực về sự sáng tạo trong quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam. Qua đó, thương hiệu Vietnam Airlines một lần nữa làm mới và khẳng định được tên tuổi của mình trong thị trường hàng không nội địa và quốc tế.

Vậy những nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?

Sự thật là có rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào phát triển bền vững ở từng ngành hàng đặc thù nhưng lại chưa được ghi nhận một cách đầy đủ. Các giải thưởng phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay chưa giúp doanh nghiệp nêu bật được nỗ lực trong từng khía cạnh Phát triển bền vững. Thấu hiểu được vấn đề đó của các thương hiệu, giải thưởng Brand Vietnam Awards năm nay đã có riêng 6 hạng mục chính trong "Giải thưởng Phát triển xanh - Phát triển bền vững" nhằm tôn vinh một cách chính xác những cống hiến và nỗ lực của các thương hiệu Việt Nam trên chặng đường phát triển theo mục tiêu bền vững. 

Giải thưởng "Phát triển xanh - Phát triển bền vững" sẽ bao gồm 6 hạng mục chính, tôn vinh cho 6 khía cạnh bền vững của các ngành hàng là: 

  • Giải thưởng về trách nhiệm đối với cộng đồng (CSR)

  • Giải thưởng sản xuất và tái tạo năng lượng sạch

  • Giải thưởng giảm thiểu dấu chân carbon

  • Giải thưởng có trách nhiệm trong quy trình cung ứng

  • Giải thưởng có trách nhiệm trong quy trình sản xuất, và Gắn kết với văn hóa Việt. 

Khi tham gia giải thưởng, thương hiệu sẽ được công ty chuyên tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam tư vấn, giúp các thương hiệu có thể phát triển đúng hướng nhằm đạt được giải thưởng xứng tầm. Bên cạnh đó, nếu đủ điều kiện đạt giải, thương hiệu cũng sẽ được quảng bá sau sự kiện qua các bên báo chí và truyền thông nhằm tiếp cận được tới khách hàng mục tiêu, giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh và uy tín hơn.

Phát triển bền vững là một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội và đảm bảo sự phát triển lâu dài. Giải thưởng "Phát triển xanh - Phát triển Bền Vững" của Brand Vietnam Awards 2023 được xem là một nền tảng quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh và xã hội có trách nhiệm, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam.

Nếu bạn mong muốn những nỗ lực phát triển bền vững của thương hiệu mình được tôn vinh và công nhận rộng rãi, đừng bỏ lỡ cơ hội đăng ký tham gia Hạng mục giải thưởng Phát triển xanh và phát triển bền vững - Sustainable Development Brand Vietnam Awards 2023!

Nhấn vào đây để để tìm hiểu thông tin và đăng ký tham gia giải thưởng: https://www.brandvietnamawards.com/danganh

Thời hạn đăng ký tham gia giải thưởng là ngày 20/10/2023. Hãy để Mibrand Việt Nam là người đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục những giải thưởng danh giá, nâng tầm thương hiệu của bạn!

Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam là công ty chuyên sâu về nghiên cứu thị trường & phát triển, định giá thương hiệu có trụ sở tại Hà Nội và 8 trạm nghiên cứu thực địa trên các thành phố lớn tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ: Công ty Cổ Phần Mibrand Việt Nam

  • Website: https://mibrand.vn/
  • Người liên hệ: Ms. Nguuyễn Thị Anh Phương
  • Điện thoại: 0868 139 694
  • Email: anhphuong.nguyen@mibrand.vn

Theo Thanh Tân / Mibrand Vietnam

 

Liệu nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt đã được ghi nhận đầy đủ?