Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Trước sự gia tăng không ngừng của những digital consumers tại các sàn thương mại điện tử mỗi năm, vai trò của E-commerce Executive ngày càng được doanh nghiệp chú trọng. Bạn là một sinh viên đam mê kinh doanh, và ngắm tới vị trí E-commerce Executive? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để xem CV của E-commerce Executive cần những yếu tố nào nhé!

I. E-commerce Executive làm gì?

E-commerce Executive hay nhân viên thương mại điện tử (TMĐT) là vị trí chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên các sàn TMĐT hoặc các nền tảng kinh doanh online

Cụ thể, E-commerce Executive sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng, thực hiện việc thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng và duy trì hoạt động bán hàng trên nền tảng kỹ thuật số thông qua các nhiệm vụ chính:

  • Lựa chọn các sản phẩm sẽ bày bán trên các sàn TMĐT
  • Xác định mức giá phù hợp theo đúng tệp khách hàng mục tiêu
  • Xây dựng nội dung từ hình ảnh, đến content SEO đê tăng lượt tìm kiếm sản phẩm
  • Triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút người mua
  • Nghiên cứu hành vi mua hàng từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ
  • Phân tích dữ liệu và theo dõi các báo cáo hoạt động kinh doanh, đọc số liệu chạy quảng cáo, đo lường tỷ lệ chốt đơn 
  • Quản lý hàng, đóng gói sản phẩm
  • Tìm kiếm và xây dựng quan hệ với các đối tác kinh doanh
  • Quan sát các hoạt động bán hàng, khuyến mãi, tiếp thị và truyền thông xã hội trên các nền tảng kỹ thuật số
  • Đảm bảo việc thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng thông qua dịch vụ giao hàng tận nơi
  • Phối hợp xử lý đơn đặt hàng, giao hàng và trả lại các đơn đặt hàng của khách hàng

Đừng nhìn danh sách đầu việc bên trên mà hoảng nhé! Tuỳ theo mô hình doanh nghiệp mà nhiệm vụ của một E-commerce Executive sẽ khác nhau. Nhưng tóm lại, mọi phạm vi kinh doanh trên nền tảng online đều thuộc nhiệm vụ của một E-commerce Executive. 

Vì thế, đôi khi bạn sẽ thấy một E-commerce Executive tay này thoăn thoắt viết content giới thiệu sản phẩm, tay kia liên tục gọi điện thoại cho các đối tác trên sàn TMĐT để chốt được “deal hot” ngày săn sale quốc dân, trong khi mắt chăm chăm nhìn màn hình đầy rẫy những con số báo cáo tỷ lệ mua hàng tháng trước. Đó chính là cuộc đời của một “con buôn online” chính hiệu!

Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Nhìn chung, mọi phạm vi kinh doanh trên nền tảng online đều thuộc nhiệm vụ của một E-commerce Executive. 

II. Lộ trình sự nghiệp của E-commerce Executive

Thông thường, lộ trình sự nghiệp của một nhân viên E-commerce sẽ bắt đầu từ: E-commerce Executive ⇒ Senior E-commerce Executive ⇒ E-commerce Manager.

1. E-commerce Executive: Kinh nghiệm từ 6 tháng đến 1 năm

Ở level này, bạn sẽ hỗ trợ xây dựng các chiến lược kết nối kỹ thuật số lâu dài với người tiêu dùng, thực thi hiệu quả dựa trên một chiến lược có sẵn. Ngoài ra, bạn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ chạy quảng cáo trên digital marketing, quản lý sàn, tối ưu SEO, chuẩn bị các bản tin trực tuyến và email quảng cáo và tổ chức phân phối sản phẩm thông qua các kênh TMĐT khác nhau. 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ phải tự học rất nhiều về social media và các kênh phân phối, đồng thời tìm hiểu về các business model trên E-commerce: market place, retail, D2C, B2C, C2C, B2B, social commercial. Mỗi model sẽ có một bộ khung kĩ năng riêng.

Tuy nhiên, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần nỗ lực hết mình học hỏi, sau khi chạy các chiến dịch mega sale mỗi tháng, bạn sẽ thông thạo tất cả công cụ trên sàn TMĐT, hiểu thêm về đặc trưng hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên từng sàn, từ đó trau dồi cho mình góc nhìn tổng quan về dữ liệu.

2. Senior E-commerce Executive: Kinh nghiệm 3-4 năm

Ở level này, bạn không còn đóng vai trò hỗ trợ nữa, mà sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc liên hệ và kết nối với các sàn TMĐT. Đồng thời, bạn cũng phải quản lý các hoạt động của các kênh và đảm bảo nội dung từ hình ảnh đến content phải được lên sàn với chất lượng tốt nhất. 

Đặc biệt, Senior E-commerce Executive phải nắm rõ các dự án, chiến dịch đang thực hiện, cũng như thông thạo công cụ, và có khả năng lên kế hoạch bài bản, thực thi hiệu quả và cải thiện kết quả qua từng dự án. Ngoài ra, để được thăng cấp lên Manager, các Senior E-commerce Executive phải bổ sung thêm các kiến thức sâu về Strategic, quản trị dự án để tự tin trình bày chiến dịch cho đối tác 

3. E-commerce Manager: Kinh nghiệm 5-6 năm

Lên đến cấp Manager chứng tỏ bạn đã là “cây đa cây đề” trong “làng nghề” TMĐT. Lúc này, E-commerce Manager sẽ đóng vai trò lên kế hoạch phát triển chiến lược TMĐT cho công ty, đồng thời giám sát và quản lý các hoạt động tiếp thị và bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp. 

Để lên được vị trí này, E-commerce Manager phải có khả năng quản lý nhân sự, quản trị nhiều chiến dịch cùng lúc trong môi trường có nhịp độ nhanh. Ngoài ra, bạn cần là một nhà chiến lược sáng tạo với khả năng định hướng khách hàng mạnh mẽ.

Vì bạn đã khá giỏi, nên lúc này doanh nghiệp rất cần bạn đưa ra những chiến lược mới, những cải tiến về mặt quy trình và thực thi chiến dịch từ nội bộ đến đối tác. 

Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương của một nhân viên E-commerce hiện nay giao động từ 15-30 triệu/tháng tuỳ vào chuyên môn. Chẳng hạn, một E-commerce Executive có chuyên môn về SEO hoặc quảng cáo trực tuyến có thể có mức lương cao hơn so với một nhân viên có kiến thức chung về E-commerce. Đồng thời quá trình thăng tiến của một E-commerce Executive phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và thành tích của họ trong công việc, cũng như sự phát triển của công ty.

Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Quá trình thăng tiến của một E-commerce Executive phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và thành tích của họ trong công việc, cũng như sự phát triển của công ty.
Nguồn: Envato

III. Job Description của E-commerce Executive

Dưới đây là một chiếc JD (Job Description – bản mô tả công việc) của một E-commerce Executive mà bạn có thể tham khảo:

Mô tả công việc:

  • Chịu trách nhiệm tìm kiếm, liên hệ hợp tác với các sàn bán hàng TMĐT Lazada, Tiki, Shoppe, và các khách hàng online khác
  • Lập chính sách kinh doanh, chương trình khuyến mãi
  • Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trên các sàn TMĐT
  • Giám sát và theo dõi chiến lược phát triển sản phẩm, chương trình khuyến mãi, hình ảnh, vị trí đặt trên các sàn TMĐT
  • Phụ trách duy trì sản phẩm và xử lý các tình huống trên sàn TMĐT
  • Theo dõi và phân tích tình hình kinh doanh hàng hóa, lượng truy cập trên trang điện tử mục đích nắm bắt và áp dụng cho công ty
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng mới

 Yêu cầu:

  • Trình độ: Tốt nghiệp ngành TMĐT, Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc những ngành nghề liên quan
  • Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT tối thiểu 01 năm trở lên, ưu tiên ứng viên có kiến thức hoặc kinh nghiệm quản lý chuỗi bán lẻ và bán hàng online
  • Kiến thức và kỹ năng:
    • Có kiến thức và thành thạo trong việc vận hành sàn trên trang TMĐT
    • Thành thạo tin học văn phòng
  • Yêu cầu khác: Năng động nhiệt tình, chịu khó, có khả năng chịu áp lực

IV. Kỹ năng cần có của E-commerce Executive?

So với những phương thức bán hàng offline truyền thống, nền tảng E-commerce thúc đẩy sự phát triển kỹ năng làm nghề thông qua thử nghiệm liên tục. Chính vì thế, để phát triển lâu dài, các E-commerce Executive cần những kiến thức tổng hợp với các kỹ năng nhỏ khác nhau: 

  • Quản lý vận hành

Do tính chất công việc, các E-commerce Executive thường xử lý đồng thời nhiều những chiến dịch khác nhau, vì thế kỹ năng quản lý vận hành là vô cùng cần thiết.

Các chiến dịch TMĐT thường sẽ vận hành theo mùa Giáng sinh, Tết, Black Friday, Valentine Day... cùng các ngày mega sale (1/1, 2/2...) và các ngày sale giữa tháng. Kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp bạn sắp xếp các chiến dịch theo từng mục tiêu, KPI và giữ cho tất cả chiến dịch đi đúng hướng và đúng thời gian đề ra. 

Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Các E-commerce Executive thường xử lý đồng thời nhiều những chiến dịch khác nhau, vì thế kỹ năng quản lý vận hành là vô cùng cần thiết.
Nguồn: Medium

  • Phân tích data

Ngày nay, các doanh nghiệp hoặc các sàn TMĐT nào nắm giữ được lượng big data “khủng” thì sẽ nắm được cán cân cuộc chơi TMĐT. Khai thác big data là cách để doanh nghiệp có thể tìm hiểu được insight khách hàng.

Những dữ liệu được thu thập này tạo thành cơ sở cho việc ra quyết định trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lượng dữ liệu khổng lồ này cần được xử lý trước khi có thể sử dụng để đưa ra các quyết định. Đó là lúc kỹ năng phân tích dữ liệu xuất hiện.

Là một nhân viên E-commerce, những kỹ năng về phân tích dữ liệu sẽ giúp bạn dự đoán doanh số bán hàng, nhu cầu người dùng từ đó điều chỉnh giá cả và phân bổ ngân sách phù hợp. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp bạn nhìn ra và giải quyết vấn đề trong suốt chiến dịch, từ đó xác định những con đường mới cho các doanh nghiệp.

Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Những kỹ năng về phân tích dữ liệu giúp E-commerce Executive dự đoán doanh số bán hàng, nhu cầu người dùng từ đó điều chỉnh giá cả và phân bổ ngân sách phù hợp.
Nguồn: Envato

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO

Dù sản phẩm của bạn có tuyệt vời đến bao nhiêu, nhưng nếu khách hàng không tìm thấy thì mọi thứ sẽ trở thành công cốc. Đó là lý do các nhân viên E-commerce cần có kỹ năng SEO. 

Đây là quá trình giúp kênh TMĐT của bạn hiển thị trong Top đầu trên các công cụ tìm kiếm bằng các kỹ thuật liên quan đến tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, các đường link liên kết nội bộ và liên kết điều hướng… Từ đó, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy kênh của bạn bằng Google Search, từ đó tăng lượt truy cập và lượng chuyển đổi cao hơn.

  • Khả năng viết và gu thẩm mỹ tốt

Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Kỹ năng viết và khả năng thẩm mỹ sẽ giúp E-commerce Executive đánh giá thiết kế và tạo ra những content mang lại lượt chuyển đổi cao.
Nguồn: Pexels

Vẫn là một câu nói quen thuộc: “Content is king”. Khi ghé thăm một kênh bán hàng, điều đầu tiêu thu hút ánh nhìn người dùng chính là hình ảnh và content giàu cảm xúc. Bạn chỉ có từ 3-5s để thực sự thu hút khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, các kênh TMĐT phải vừa hấp dẫn về mặt hình ảnh, vừa dễ điều hướng. Lúc này, kỹ năng viết và khả năng thẩm mỹ sẽ giúp bạn đánh giá thiết kế và tạo ra những content mang lại lượt chuyển đổi cao. Bạn phải làm nổi bật những hình ảnh, triết lý sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. 

Ngoài những kỹ năng chuyên môn, bạn cần phải có đam mê với công nghệ, sự đổi mới và sáng tạo. Đồng thời, bạn cũng cần có tư duy logic để lên kế hoạch, chiến lược TMĐT hiệu quả. Ngoài ra, trước sự thay đổi không ngừng của nền tảng kỹ thuật số.

Một E-commerce Executive cần phải bắt kịp xu hướng để chuyển mình cho doanh nghiệp theo sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, vì phải làm việc với những con số hằng ngày, hằng giờ, bạn cần phải tỉ mỉ, cẩn trọng hơn bao giờ hết. 

V. Kinh nghiệm của một E-commerce Executive

Trước sự dịch chuyển hành vi mua hàng của người dùng từ kênh offline sang online trên các sàn TMĐT, các công ty TMĐT đang thực sự “khát nhân sự”. Tuy nhiên, để trở E-commerce Executive, bạn cần phải vượt qua yêu cầu khắt khe từ phía doanh nghiệp, nhất là các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada...

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn ứng viên E-commerce Executive dựa trên kinh nghiệm làm việc tại các sàn TMĐT, hoặc kinh doanh online. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn sẽ được sắp xếp ở vị trí thực tập. 

Cách làm nổi bật CV của E-commerce Executive

Theo anh Nguyễn Chí Thọ, Giám đốc Kinh doanh Tiki: “Trong văn hoá kinh doanh tại Tiki, chúng tôi đánh giá nhân sự dựa trên hiệu quả làm việc, chứ không phải thâm niên công tác. Cơ hội thăng tiến luôn ở đó, hãy chứng minh bạn đủ khả năng!”.

Từ đây, có thể thấy rằng, nếu muốn trở thành E-commerce Executive, bạn phải thể hiện được thái độ, kỹ năng, đam mê kinh doanh từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nếu chưa có kinh nghiệm thì hãy bắt đầu tại vị trí thấp nhất. Dù là intern đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ học hỏi được rất nhiều.

Có thể nói, đây là thời điểm ngành E-commerce trở nên sôi động hơn bao giờ hết và là cơ hội lớn dành cho các bạn trẻ muốn thử sức với vị trí E-commerce Executive. Trong ngành TMĐT, doanh nghiệp không phải là đơn vị duy nhất tăng trưởng, mà chính trong quá trình làm việc, bạn cũng sẽ phát triển theo.

Nếu bạn là sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường mong muốn gia nhập ngành TMĐT ở vị trí E-commerce Executive, là nhân viên E-commerce khao khát được nâng cao kỹ năng để thăng cấp, hoặc đơn giản muốn tự kinh doanh online sau một thời gian “cày sâu cuốc bẫm” tại các doanh nghiệp, trước hết, hãy bổ sung kiến thức với những khóa học sau:

  • Digital Platform Management: Là khoá học dành riêng cho những người mới bắt đầu, có mong muốn gia nhập cuộc đua ngành E-commerce. Khóa học sẽ là bức tranh tổng quan về media và định vai trò của TMĐT trong giai đoạn mới.
  • Social Commerce & Ecommerce: Khoá học chi tiết hơn về các mô hình kinh doanh trên sàn TMĐT, công thức tạo doanh số, các công cụ và nền tảng giúp tối ưu hoạt động bán hàng, cùng những kỹ năng kinh doanh hiệu quả trên các sàn TMĐT thống lĩnh hiện nay.
  • Strategic Communication Planning: Khoá học tổng hợp những kiến thức sâu sắc về insight, kế hoạch truyền thông tích hợp IMC, mục tiêu kinh doanh, tiếp thị và truyền thông, bạn sẽ nâng tư duy của mình lên tầm cao mới 

Tham khảo các khoá học tại đây. Chúc các bạn thành công và vững vàng trên chặng đường sắp tới!