Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

Treemap chart là một dạng biểu đồ biểu diễn dữ liệu thành các hình chữ nhật, kích thước của mỗi hình chữ nhật thể hiện độ lớn của đối tượng. Trong khi các loại biểu đồ như Pie/ Donut/ Bar Chart chỉ hiệu quả khi biểu diễn cho dữ liệu nhỏ (10 thành phần trở lại), thì Treemap là loại biểu đồ thay thế hiệu quả. Nếu có rất nhiều đối tượng dữ liệu, marketer có thể dùng Treemap để so sánh tỷ trọng giữa các đối tượng này.

Định nghĩa biểu đồ cây (Treemap chart)

Biểu đồ dạng cây là hình ảnh hóa cho dữ liệu phân cấp. Biểu đồ này bao gồm một loạt các hình chữ nhật lồng nhau có kích thước tỷ lệ với giá trị dữ liệu tương ứng. Một hình chữ nhật lớn đại diện cho một nhánh của cây dữ liệu và nó được chia thành các hình chữ nhật nhỏ hơn đại diện cho kích thước của mỗi thành phần trong nhánh đó.

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

Mẫu biểu đồ Treemap.

Biểu đồ dạng cây được thường xuyên sử dụng để hiển thị dữ liệu phân cấp. Thông tin sẽ được hiển thị dưới dạng một cụm hình chữ nhật khác nhau về kích thước và màu sắc, tùy thuộc vào giá trị dữ liệu của chúng và kích thước của hình chữ nhật mà màu sắc cũng khác nhau. Thông thường, kích thước của mỗi hình chữ nhật sẽ đại diện cho số lượng, tỷ trọng (%) trong khi màu sắc có thể đại diện cho một giá trị số hoặc một danh mục.

Biểu đồ dạng cây có thể được sử dụng trong một không gian hạn chế mà vẫn hiển thị đồng thời một số lượng lớn các mục thông tin. Bạn có thể chọn hiển thị toàn bộ nhánh dữ liệu ngang hàng hoặc chọn hiển thị theo nhóm. Biểu đồ dạng cây cũng có thể cho phép bạn xem nhanh các xu hướng và đưa ra so sánh một cách dễ dàng.

5 đặc tính quan trọng của Biểu đồ cây Treemap chart

Biểu đồ Treemap được ứng dụng rộng rãi nhờ các đặc tính: Responsiveness, Color Palette, Legend, Drilldown, Selection & Popover.

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

1. Responsiveness – Tùy chỉnh tự động

Tính tùy chỉnh khi biểu diễn dữ liệu là một đặc điểm được người dùng đánh giá cao khi sử dụng biểu đồ Treemap. Biểu đồ dạng cây có thể đáp ứng không giới hạn các nhánh dữ liệu. Khi kích thước của màn hình nhỏ hơn, các nhãn nhỏ nhất sẽ bắt đầu bị cắt bớt và ẩn đi nếu không có đủ chỗ để hiển thị cho tất cả (nếu tỷ trọng % quá nhỏ). 

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

2. Color Palette – Dải màu phân cấp

Treemap là sự kết hợp giữa biểu đồ thanh và biểu đồ nhiệt. Những ai đã làm quen với 2 dạng biểu đồ này sẽ thấy những lợi ích kép khi sử dụng Treemap để biểu diễn dữ liệu. 

Biểu đồ nhiệt dùng màu sắc từ đậm tới nhạt để thể hiện giá trị từ cao tới thấp của dữ liệu. Các loại dữ liệu áp dụng biểu đồ này có thể là các phân khúc của thị trường mục tiêu, mức độ sử dụng sản phẩm của người dùng tại nhiều khu vực. Với biểu đồ nhiệt, người làm cần phải thống nhất kích thước của các hình vuông/ hình chữ nhật. Đặc biệt chỉ nên sử dụng một tone màu và chuyển màu sắc đậm – nhạt để thể hiện mức độ mạnh – yếu của dữ liệu. 

Tương tự, biểu đồ dạng cây hỗ trợ 2 bảng màu tuần tự và ngữ nghĩa để giải thích và biểu diễn dữ liệu.

  • Sử dụng bảng tuần tự để biểu diễn các giá trị từ cao đến thấp bằng cách sử dụng cùng 1 màu sắc nhưng với sắc thái, cấp độ đậm nhạt khác nhau. Thông thường, màu đậm để diễn đạt các giá trị lớn, màu càng nhạt thì giá trị càng nhỏ
  • Sử dụng bảng ngữ nghĩa để hiển thị các giá trị tốt, xấu và quan trọng. Trong trường hợp này, màu sắc không được sử dụng để biểu diễn giá trị của số liệu mà thường minh họa cho một xu hướng tăng/ giảm, đánh giá mức độ tốt/ xấu… của số liệu đó.

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

3. Legend – Chú giải

Biểu đồ dạng cây hỗ trợ cả chú giải giá trị và chú giải trên từng dữ liệu:

  • Sử dụng chú giải dữ liệu để thể hiện tên và giá trị của dữ liệu/ nhãn  
  • Sử dụng chú giải dựa trên giá trị nếu bạn đang sử dụng bảng màu tuần tự và muốn giải thích hệ màu được sử dụng có ý nghĩa như thế nào

4. Drilldown – Phân cấp sâu 

Trên biểu đồ cây Treemap, bạn có thể tùy chọn xem tất cả danh mục hoặc xem danh mục theo nhóm bằng cách chọn một hình chữ nhật (1 nhóm) và nhấn nút Drill Down trên thanh công cụ biểu đồ... Khi có quá nhiều data, bạn có thể chọn cách hiển thị gộp nhóm, hoặc click vào từng nhóm để xem chi tiết các thành phần trong nhóm đó thay vì hiển thị toàn bộ dữ liệu trên cùng một màn hình. 

5. Thao tác chọn nhanh 

Khi người dùng nhấp vào một hình chữ nhật đại diện cho 1 dữ liệu, tất cả các giá trị liên quan cũng sẽ được hiển thị. Bạn cũng có thể tùy chỉnh cửa sổ bật lên để hiển thị các thông tin và hành động khác.

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

Khi nào nên và không nên sử dụng Treemap?

Biểu đồ dạng cây là một trong những tùy chọn nhỏ gọn và tiết kiệm không gian nhất để hiển thị phân cấp và so sánh tỷ lệ giữa các danh mục thông qua kích thước của chúng. Khi có sự tương quan giữa màu sắc và kích thước trong cấu trúc cây, người dùng có thể đọc được rất nhiều ý nghĩa khác nhau của dữ liệu so với các biểu đồ khác.

Biểu đồ dạng cây có thể hoạt động tốt nếu dữ liệu của bạn rơi vào trường hợp sau:

  • Bạn muốn hình dung mối quan hệ một phần đến toàn bộ giữa một số lượng lớn các danh mục → Hàng trăm nhân viên kinh doanh không thể biểu diễn bằng pie chart.
  • So sánh chính xác giữa các danh mục là không quan trọng → Giúp so sánh nhanh dữ liệu chứ không phải so sánh chính xác hơn kém bao nhiêu.
  • Dữ liệu được phân cấp → Biểu diễn được số liệu giữa các đội nhóm kinh doanh lẫn số liệu giữa các cá nhân.

Biểu đồ cây – Treemap chart: Ứng dụng trong biểu diễn data và quản lý số liệu bán hàng

Mẫu biểu đồ Treemap quản lý Sale.

Bạn cũng có thể sử dụng biểu đồ dạng cây nếu:

  • Không gian có hạn và bạn muốn cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quan về một lượng lớn dữ liệu phân cấp.
  • Bạn không thể sử dụng đồ thị thông thường, chẳng hạn như biểu đồ thanh, vì có quá nhiều mục để biểu diễn dưới dạng thanh trong một biểu đồ đơn lẻ hoặc trong một loạt biểu đồ trên một màn hình.
  • Bạn muốn cung cấp một bản tóm tắt nhanh, cấp cao về những điểm tương đồng và bất thường trong một danh mục, cũng như giữa nhiều danh mục.
  • Bạn muốn bật so sánh từng phần với toàn bộ.
  • Bạn muốn bật so sánh sơ bộ giữa các danh mục cấp cao nhất, cũng như so sánh trong các danh mục ở cấp thấp hơn.

Không sử dụng treemap nếu:

  • Bạn muốn so sánh định lượng chính xác (trong trường hợp này, hãy sử dụng biểu đồ thanh để thay thế).
  • Tập dữ liệu chỉ chứa một số lượng nhỏ các danh mục (trong trường hợp này, hãy sử dụng biểu đồ thanh để thay thế).
  • Có sự khác biệt lớn về độ lớn của các giá trị đo.
  • Bạn muốn hiển thị các giá trị âm (giá trị âm không thể hiển thị trong treemap).

Treemap chart ứng dụng trong quản lý kinh doanh, doanh số 

Nhờ khả năng biểu diễn đồng thời nhiều dữ liệu, biểu đồ Treemap thường xuyên được ứng dụng trong báo cáo kinh doanh thay cho các loại biểu đồ khác. Biểu đồ Treemap có thể đồng thời diễn đạt được rất nhiều vấn đề như:

  • Hiển thị doanh số bán hàng của từng team. 
  • Hiển thị doanh số bán hàng của từng nhân viên.
  • Xếp loại các team/ các nhân viên có doanh số từ cao tới thấp 
  • Cho biết nhân viên nào /team nào đang có tỉ lệ bán hàng tốt nhất với tỷ trọng bao nhiêu %.
  • Tỷ trọng đóng góp vào doanh số bán hàng của từng team/nhân viên cũng được thể hiện thông qua kích thước hình vuông. Hình vuông càng lớn, tỷ trọng càng cao và ngược lại.
  • So sánh nhanh mức độ chênh lệch doanh số giữa các nhân viên, giữa các team nhờ từ khác nhau về tỷ lệ của các hình vuông.
  • Màu sắc đậm – nhạt cũng được hiển thị để biểu diễn dữ liệu từ cao tới thấp.
  • Màu sắc khác nhau có thể được dùng để phản ánh chiều hướng tốt – xấu của dữ liệu như: nhân viên nào đạt KPI cùng màu, nhân viên không đạt KPI có màu hiển thị khác… 

Thông thường biểu đồ Treemap sẽ được ứng dụng để quản lý tình hình kinh doanh bán hàng trên toàn công ty hoặc phân cấp theo khu vực. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng để theo dõi tình hình kinh doanh của đội nhóm/ nhân viên, hoặc theo dõi tình hình bán hàng của các dòng sản phẩm trong trường hợp công ty có kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau.

Khi kết hợp với các phần mềm quản lý bán hàng, số liệu về doanh số sẽ được cập nhật tự động vào dữ liệu của báo cáo để kết xuất ra biểu đồ cây. Bạn cũng có thể sử dụng Excel để quản lý bán hàng nhưng việc lập báo cáo sẽ vất vả hơn rất nhiều vì còn phải tổng hợp tay và chuyển thành biểu đồ bằng thao tác thủ công. 

* Nguồn: FastWork.vn