Những ứng dụng AI trên di động hưởng lợi sau khi OpenAI “phá sán”
Ngày 10/08 vừa qua, một trang tin Analytics India Manazine của Ấn Độ đã công bố một “dự đoán” gây sốc: OpenAI có thể bị phá sản cuối năm 2024.
Trong khi đó, theo thống kê từ SimilarWeb, lưu lượng truy cập vào trang web ChatGPT trên toàn cầu trong tháng 6/2023 đã giảm 9.7% so với tháng trước và thời lượng trung bình mà một người dùng dành cho trang web cũng đã giảm 8.5%. Đến tháng 7, xu hướng giảm số người dùng hàng ngày trên tiếp tục diễn ra, với số lượng người dùng trên trang web giảm 12% từ 1.7 tỷ người dùng xuống còn 1.5 tỷ người dùng.
Theo thông tin từ AD Intelligence của SocialPeta, mặc dù ChatGPT đã ra mắt trên App Store vào tháng 5 năm 2023, nhưng nó vẫn áp dụng chiến lược quảng cáo tương đối thận trọng và có phần bảo thủ. Dữ liệu thu thập được đã cho thấy rằng ChatGPT chỉ phát hành 98 quảng có trên iOS trong 90 ngày gần đây.
Không khó để nhận ra rằng các mô hình trí tuệ nhân tạo trả phí trên thị trường hiện nay đang phải đối diện vơi xu hướng suy giảm về tương tác với người dùng, sự chú ý của người dùng và doanh thu trên hầu hết các phương diện. Ngược lại, thị trường ứng dụng lại chứng kiến sự bùng nổ về các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự cạnh tranh rõ rệt giữa sự trì trệ của mô hình B2B và sự nhanh nhạy của B2C.
Chính vì lý do này, Viện nghiên cứu SocialPeta sẽ tiến hành các nghiên cứu về các ứng dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên các tính năng được cung cấp, cách sử dụng, thách thức về việc kiếm doanh thu và chiến lược quảng cáo để thu hút người dùng.
Tổng quan về các ứng dụng thực tế của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên di động
Dựa trên các loại đầu ra của các AI model, chúng ta có thể phân loại thành 4 danh mục: văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Điều này tương ứng với các công cụ cụ thể như sau:
-
[ChatGPT], chuyên về văn bản
-
[WOMBO Dream], chuyên về hình ảnh
-
[Otter] chuyên về âm thanh
-
[Typpo] chuyên về video
Dựa các trên các nền tảng ứng dụng di động của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chúng ta có thể chia làm 3 loại: cộng đồng Discord, phiên bản web và phiên bản ứng dụng.
Cộng đồng Discord tích hợp AI vẽ tranh
Dựa trên các trường hợp sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chúng tôi có thể phân loại thành 8 danh mục: tìm kiếm, xử lý hình ảnh/video, mạng xã hội/trao đổi tin tức, giáo dục, văn phòng, âm thanh, sức khỏe và tổng quan chung.
1. AI + công cụ tìm kiếm và truy xuất thông tin: [Microsoft Edge], [Bing: Chat với AI]
-
Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để cải thiện trải nghiệm của công cụ tìm kiếm và truy xuất thông tin, cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và cá nhân hóa hơn.
Microsoft Tìm kiếm AI Thông minh
2. AI + Xử lý hình ảnh và video: [WOMBO Dream], [RunwayML]
-
Bao gồm AI chỉnh sửa hình ảnh, AI chỉnh sửa video và AI sáng tạo hình ảnh, bao gồm các chức năng xử lý, chỉnh sửa và tạo ra hình ảnh và video.
Sử dụng AI để tạo hình ảnh nhân vật trong [Genshin] Impact Raide Shogun
3. AI + Mạng xã hội/trò chuyện Chat: [Chat với Ask AI], [AI chatbot]
-
Bao gồm các chatbot AI, AI + viết văn bản và AI + chuyển đổi âm thanh thành văn bản, sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để tạo các cuộc hội thoại tự động và sáng tạo văn bản.
Sử dụng AI để tạo ra một tin nhắn trong Genshin Impact
4. AI + Giáo Dục: [Carneige Learning], [Blackboard]
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm cá nhân hóa quá trình học tập, hướng dẫn thông minh và sáng tạo giáo trình nội dung giáo dục.
5.AI + Văn Phòng và Kinh Doanh: [Notion], [Taskade]
-
Bao gồm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tự động hóa công việc văn phòng, phân tích kinh doanh và hỗ trợ đưa ra quyết định.
6. AI + Âm Nhạc và Xử Lý Âm Thanh: [Spotify], [Podcastle]
-
Bao gồm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo liên quan đến âm nhạc như việc đề xuất và sáng tạo âm nhạc, cũng như chuyển đổi âm thanh thành văn bản.
7. AI + Sức Khỏe và Y Tế: [CareGPT], [0xmd]
-
Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc chẩn đoán y tế, theo dõi sức khỏe và phân tích dữ liệu y tế.
8. AI + Tổng Quan: [Josh.Al], [Artifact]
-
Bao gồm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo khác như nhà thông minh, quản lý giao thông, và theo dõi chỉ số môi trường.
8 khó khăn khi tìm kiếm doanh thu mà các ứng dụng di động AI phải đối mặt
Đối diện với một thị trường ứng dụng AI trên di động đầy tiềm năng nhưng cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt, các công ty khởi nghiệp và những công ty nhỏ đã gặp phải vô vàn khó khăn trong việc kiếm tiền từ sản phẩm. Xét trên cở sở dữ liệu người dùng, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tập trung vào các tình huống ứng dụng đều có một số lượng người dùng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi từ tài khoản miễn phí sang trả phí không được như kỳ vọng.
Một số chuyên gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã đặt ra các câu hỏi “thẳng thắn” cho tôi:
-
Công ty A: Chúng tôi tạo ra AI chatbot hướng tới nam giới. Chúng tôi có nhiều người dùng nhưng rất ít người đăng ký tài khoản trả phí.
-
Công ty B: Chúng tôi tạo ra các AI chatbot hướng tới nữ giới. Người dùng luôn phàn nàn rằng thiết kế hình ảnh quá “phổ thông” cùng với cảm giác hơi nhân tạo, không tự nhiên và có quá ít lựa chọn về nhân vật nam giới.
-
Công ty C: Chúng tôi sử dụng các AI model giống như đối thủ cạnh tranh, giá đăng ký tài khoản trả phí thậm chí chỉ bằng một nửa của họ. Nhưng thị thần của chúng tôi vẫn rất kém...
-
Nhân viên D: Công ty chúng tôi đã mua một số AI model sáng tạo nội bộ. Nhưng thực lòng mà nói, chúng dường như không có sự khác biệt nhiều trong thực tế và gặp khá nhiều khó khăn trong việc duy trì sự đồng nhất giữa các nhân vật.
Một số ứng dụng đã trình diễn những tính năng đột phá trong các chiến dịch quảng cáo, nhưng lại gặp nhiều vấn đề khi ứng dụng ra mắt. Dựa trên những phản hồi từ người dùng, Viện nghiên cứu SocialPeta đã tổng hợp 8 khó khăn phổ biến nhất trong việc kiếm tiền từ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo:
1. Đổi Mới và Lựa Chọn về Công Nghệ:
-
Làm thế nào để tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của người dùng mà vẫn đảm bảo độ tin cậy và hiệu suất.
-
Có nên sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo đang hiện có hay phát triển mới một mô hình riêng, xem xét độ phức tạp, chi phí và tính cạnh tranh.
2. Thứ hạng trên thị trường và cơ sở người dùng:
-
Xác định thị trường mục tiêu, là B2B hay B2C, trong nước hay nước ngoài.
-
Hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi của người dùng để điều chỉnh thiết kế ứng dụng cho phù hợp.
3. Mô hình kinh doanh và cách kiếm tiền:
-
Xây dựng một mô hình tạo doanh thu bền vững, cách tạo ra doanh thu từ ứng dụng như đăng ký, quảng cáo, mua sắm trong ứng dụng.
-
Cân nhắc giữa lợi nhuận và trải nghiệm người dùng để đảm bảo tính bền vững trong dài hạn.
4. Tính khả thi về Kỹ Thuật và Trải Nghiệm Người Dùng (UX):
-
Đánh giá khả năng triển khai và đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo đáp ứng được kỳ vọng của người dùng.
-
Cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà, trực quan và có sức hút để thu hút và duy trì người dùng.
5. Cạnh Tranh và Sự khác biệt:
-
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ, xác định cách tạo ra sự khác biệt cạnh tranh.
-
Cung cấp các tính năng, trải nghiệm người dùng hoặc vị thế khác biệt so với các đối thủ.
6. Bảo mật dữ liệu và tuân thủ chính sách :
-
Đảm bảo vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng, tuân thủ nghiêm các quy định và tiêu chuẩn, ngăn chặn việc rò rỉ và lạm dụng dữ liệu người dùng.
-
Thiết lập chính sách bảo mật minh bạch nhằm tăng cường sự tin tưởng và sự hài lòng của người dùng.
7. Sự thích ứng trên thị trường và khả năng mở rộng:
-
Xem xét các xu hướng thị trường và phát triển công nghệ, đảm bảo tính linh hoạt để thích nghi với điều kiện thay đổi.
-
Mô hình kinh doanh cần phải đủ linh hoạt để đối mặt với các thách thức và cơ hội trong tương lai.
8. Quy định pháp luật và trách nhiệm pháp lý:
-
Dự đoán trước các thách thức liên quan đến quy định pháp luật, xây dựng quy trình tuân thủ, đảm bảo hoạt động pháp lý của ứng dụng.
-
Điều hành các vấn đề pháp lý như nội dung do người dùng tạo ra, quyền riêng tư và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, các nhà phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo mới đang ở giai đoạn “đại dương đỏ” trong việc thu hút người dùng. Sự phát triển bền vững hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thị bên cạnh việc tập trung vào phát triển các chức năng cốt lõi. Ngoài việc phát triển ứng dụng, các nhà phát triển cũng cần phải tập trung vào tiếp thị, vì sự khác biệt giữa các mô hình AI khó có thể thuyết phục được người dùng có thanh toán trả phí hay không. Trong khi đó, sự quyết đoán, khác biệt của chiến dịch tiếp thị và tìm kiếm người dùng có thể là “cây cỏ cuối cùng” trong việc hướng dẫn người dùng tải về và quyết định trả tiền.
Để nâng cao hiệu quả tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm và tạo nội dung quảng cáo sáng tạo, SocialPeta đã sử dụng một thư viện dữ liệu chứa 13 tỷ tác phẩm quảng cáo di động và 100 triệu dữ liệu quảng cáo được cập nhật hàng ngày để theo dõi xu hướng thị trường theo thời gian thực. Với phương pháp dựa trên dữ liệu và xác định mục tiêu rõ ràng, các chỉ số Creative Index, Delivery Index, Reservation Index và App Index của chúng tôi chia nhỏ chính xác các sản phẩm, giúp nhà phát triển ứng dụng tiếp cận gần hơn tới các ứng dụng đang thịnh hành để đánh gia và hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình.
Hướng dẫn cách mua sắm cho ứng dụng AI: sự chính xác mang lại lợi nhuận
Ứng dụng Viết Trí Tuệ Nhân Tạo thế hệ mới [TypeA]
Là một ứng dụng viết văn bản sử dụng trí tuệ nhân tạo mới được ra mắt ngày 30/05/2023 (cùng ngày ra mắt ChatGPT), [TypeAI – tiện ích bàn phím AI] thể hiện đầy đủ các chức năng của nó thông qua tiêu đề ứng dụng, mô tả và 5 hình ảnh minh họa trên cửa hàng ứng dụng. Cụ thể, đây là một tiện ích mở rộng cho bàn phím cho phép viết văn bản bằng trí tuệ nhân tạo một cách trơn tru, không cần sao chép hoặc chuyển đổi giữa các trang.
[TypeAI] đoạn giới thiệu về quảng cáo store
SocialPeta thu thập nội dung quảng cáo, chạy trong 26 ngày
Bản quảng cáo: Ứng dụng này sẽ sửa chữa mọi lỗi sai của bạn
Khung nội dung: Tiêu đề thu thập thông tin liên hệ + Thiết lập ngữ cảnh + Demo ứng dụng
Các quảng cáo đầu tiên sẽ thiết lập một tình huống nhập liệu thông thường với nhiều lỗi chính tả để nhấn mạnh tính hữu ích của ứng dụng. Sau đó, tính dễ sử dụng được đề cập thông qua các video ghi lại màn hình về cách hoạt động của [TypeAI]. Đặc biệt, việc nhanh chóng tạo các đoạn văn dài từ một từ khoá duy nhất, với sự tương phản rõ rệt giữa trước và sau khi sử dụng ứng dụng đã kích thích sự quan tâm của người dùng để tải về và trải nghiệm ứng dụng. Chất lượng, tốc độ và độ dài của văn bản do AI tạo ra đã trở thành những yếu tố quan trọng trong việc nội dung quảng cáo ứng dụng tạo văn bản bằng AI. Việc ngữ cạnh đồng cảm với người dùng tiềm năng quyết định xem quảng cáo có thể kết nối với nhiều người dùng tiềm năng hơn không.
Chuyên gia xóa phông nền [PhotoRoom AI Photo Editor]
Là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh kỳ cựu ra mắt vào tháng 3 năm 2019, [PhotoRoom AI Photo Editor] đã thành công trong việc tham gia vào cuộc đua về công nghệ trí tuệ nhân tạo thông qua một thao tác đổi tên ứng dụng đơn giản. (Theo thông tin từ SocialPeta App Intelligence, [PhotoRoom: Studio Photo Editor] đã thêm từ “AI” vào tên ứng dụng vào ngày 27 tháng 3 năm 2023.
SocialPeta thu thập quảng cáo, lượt hiển thị: 43.2 triệu
Bản quảng cáo: Ứng dụng chỉnh sửa ảnh tốt nhất
Khung nội dung: Câu chuyện tương tác của cặp đôi + Demo loại bỏ phông nền bằng AI
Quảng cáo này đã được phát hành trên Tiktok, sử dụng tính năng xoá phông và tương tác của cặp đôi để thu hút sự chú ý của người dùng. Nó thể hiện việc nhanh chóng tạo một ảnh png với phông nền trong suốt nhờ AI, sau đó ảnh phông nền trong suốt đó có thể tự do kết hợp với các loại phông nền khác được cung cấp sẵn bởi ứng dụng. Điều này làm nổi bật hai tính năng đặc trưng của ứng dụng.
Tương tự như ứng dụng viết văn bản sử dụng AI, thời gian tính toán xử lý của AI cũng nhanh đánh kinh ngạc, mang lại một trải nghiệm đột phá về tốc độ của AI (một số hình ảnh được lấy từ nguồn internet)
Nhìn chung, các ứng dụng AI giống như những cơn gió, ồn ào nhưng không thể chạm vào được. Như người tiêu dùng, chúng ta không quan tâm bạn đã phát triển mô hình AI bao nhiêu lần, nó tiêu thụ bao nhiêu dữ liệu, tỷ lệ bằng trí tuệ con người là bao nhiêu, hay nó đòi hỏi sức mạnh tính toán như thế nào.
Họ chỉ quan tâm đến chất lượng và tốc độ tạo nội dung, việc mua một lần hay đăng ký thuê bao, có phải là sản phẩm đắt tiền hay phù hợp với ngân sách, và đa dạng về tình huống sử dụng hay không.
Nếu mô hình AI là nguyên liệu, thì các công ty là các đầu bếp tài ba, trong khi khách hàng chỉ quan tâm tới màu sắc, hương thơm và hương vị món ăn, chứ không quan tâm tới cơn bão đằng sau nó.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.socialpeta.com
* Nguồn: Marketing SocialPeta