4 lỗi UI/UX cần tránh khi phát triển Website E-commerce
Thiết kế UI/UX hiệu quả sẽ tương đương với lợi nhuận tăng cao. Bạn đã bao giờ mua sắm trực tuyến – một sản phẩm, dịch vụ hay bất cứ thứ gì – và cuối cùng phải nhấn nút quay lại vì không thể tìm thấy thứ mình đang tìm kiếm hoặc quy trình thanh toán quá phức tạp chưa?
Quyết định mua hàng của người dùng sẽ ảnh hưởng đến doanh số của người bán. Trên thực tế, tỷ lệ những người từ bỏ giỏ hàng trực tuyến ở mức gần 70%, theo một nghiên cứu của Baymard.
Trong bài viết này, hãy cùng xem xét 4 lỗi UI/UX cần tránh khi thiết kế landing page, trang thanh toán, trang dịch vụ, chung quy là mọi thứ xuất hiện trên trang web E-commerce để tăng doanh số hiệu quả.
Giới thiệu
Các nhà bán lẻ trực tuyến thường mắc một số lỗi thiết kế web khiến người dùng rời đi mà chưa hoàn tất hành động mua hàng. Khi thuê một designer để thiết kế web UX/UI cho trang web thương mại điện tử, hãy cảnh giác với một số lỗi phổ biến mà họ có thể mắc phải. Bằng cách này, bạn có thể đi trước một bước và giúp khách hàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.
4 lỗi UX/UI hàng đầu cần tránh khi phát triển trang web thương mại điện tử
Không có chính sách vận chuyển, hoàn trả hoặc thông tin liên lạc
Vấn đề không chỉ liên quan đến đặc tính dễ sử dụng, mà còn có thể gây ra những rủi ro cho quá trình mua hàng. Người dùng sẽ không muốn chi tiền cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ có thể sẽ không thích - Đó là một rủi ro! Bằng cách đưa ra chính sách hoàn trả dễ dàng, bạn có thể loại bỏ rủi ro khỏi người mua, xây dựng lòng trung thành.
Việc hiển thị nổi bật chính sách giao hàng và trả lại hàng trên trang web sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Nếu thông tin liên hệ bị thiếu, khách hàng sẽ hoài nghi về việc công ty của bạn có hợp pháp hay không.
Ngoài ra, đừng quên bổ sung chi tiết thông tin liên hệ một cách sống động để mọi người có thể tìm thấy dễ dàng trên trang web. Trên thực tế, hãy cung cấp nhiều tùy chọn liên hệ, bao gồm biểu mẫu liên hệ, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ gửi thư…
Chi tiết sản phẩm không đầy đủ
"Mua sản phẩm này đi!"
"Kích thước là bao nhiêu?"
"Tôi cũng không biết."
Đây là tình huống chắc hẳn không ai mong muốn. Trên thực tế, khách hàng cần biết kích thước chính xác của sản phẩm và tất cả các chi tiết của dịch vụ. Nếu bạn không cung cấp những thông tin này, họ sẽ cảm thấy bị lừa dối. Mặt khác, điều quan trọng là trang web phải cung cấp mô tả đầy đủ về sản phẩm với nhiều hình ảnh và đánh giá chi tiết từ những người dùng khác.
Vì mục đích chính của mọi trang web thương mại điện tử là bán sản phẩm và dịch vụ, nếu trải nghiệm người dùng không tập trung vào việc giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm, thì trang web của bạn đang cần chỉnh sửa lại UI/UX.
Giao diện điều hướng phức tạp
Bị “lạc lối” trong quá trình mua hàng chắc chắn là điều không ai mong muốn. Thậm chí còn kém thú vị hơn khi chúng ta đang cố gắng tìm kiếm thứ mình muốn. Do vậy, giao diện điều hướng của bất kỳ trang web thương mại điện tử nào cũng cần đảm bảo tính đơn giản và trực quan.
Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy và xác định sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tìm kiếm. Thiết kế giao diện người dùng sẽ giúp người dùng dễ dàng điều hướng qua các trang. Nếu kiến trúc của trang web không đạt tiêu chuẩn và điều hướng phức tạp, điều đó chắc chắn sẽ gây ra trải nghiệm người dùng không tốt.
Quá trình thanh toán tốn nhiều thời gian
Nếu quy trình thanh toán bao gồm hơn 3 bước, có khả năng khách hàng sẽ bỏ mua hàng. Đây là sai lầm tồi tệ nhất mà một trang web thương mại điện tử có thể phạm phải!
Quy trình thanh toán cho một trang web thương mại điện tử phải được sắp xếp hợp lý và đơn giản. Người dùng sẽ có thể thấy rõ giỏ hàng trên mỗi trang. Giỏ hàng phải bao gồm tất cả các chi phí bổ sung, bao gồm cả phí vận chuyển một cách minh bạch.
Kết luận
Thực tế, các nghiên cứu hiện nay đều không thống nhất về số lượng trang web thương mại điện tử không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, con số trung bình lại cao đến mức đáng buồn, khoảng 80%.
Bất kể số tiền chi cho SEO, SMO và các sáng kiến marketing khác là bao nhiêu đi chăng nữa, nếu các trang web thương mại điện tử không đáp ứng các yêu cầu trên, doanh nghiệp của bạn có thể rơi vào con số 80% phía trên.
Nguồn: Bluent
Về Upsell
Upsell D2C Enabler là một giải pháp toàn diện giúp các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến hiệu quả. Chúng tôi cung cấp dịch vụ E-commerce, TikTok Shop và KOCs Network để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh đa dạng của khách hàng.
Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các chiến dịch bán hàng trực tuyến. Với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực E-commerce, Upsell D2C Enabler là đối tác hàng đầu của các doanh nghiệp mong muốn phát triển kinh doanh trực tuyến và tối ưu hóa hoạt động bán hàng của mình trên nền tảng thương mại điện tử.
- Website: https://www.upsell.vn/
- Email: [email protected]
- Hotline: 0789.99.66.88