Tất tần tật về Financial Model trong doanh nghiệp

Financial Model đóng vai trò như một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một tổ chức, là công cụ giúp định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Nhằm giúp học viên PSO MBA hiểu thêm về Financial Model, Viện ISB và Đại học Western Sydney tổ chức hội thảo MBA Talk #58 với chủ đề “Deriving business strategy using Financial model”.

Tại hội thảo, học viên PSO MBA có cơ hội lắng nghe những bài học kinh nghiệm và đặt câu hỏi với PGS TS Đoàn Anh Tuấn – Giảng viên ISB cùng 2 chuyên gia tài chính: Anh Lộc Ngô – Director Of Finance And Accounting, CJ Vietnam; Chị Dương Nguyễn – Assistant Portfolio Manager, VinaCapital.

Các diễn giả cùng thảo luận về các vấn đề xoay quanh Financial Model tại hội thảo MBA Talk #58.

Tầm quan trọng của Financial Model trong doanh nghiệp

Tại hội thảo, thầy Đoàn Anh Tuấn nhấn mạnh tầm quan trọng của Financial Model trong doanh nghiệp. Theo thầy, mô hình tài chính là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi đánh giá tính khả thi của chiến lược. Nếu không có mô hình tài chính, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều rắc rối: chi phí vượt quá mức cho phép, doanh thu giảm, không có khả năng quản trị dòng tiền, v.v..

Thầy Tuấn cho rằng Financial Model là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi đánh giá tính khả thi của chiến lược.

Quan trọng là vậy, tuy nhiên nhiều tổ chức vẫn đang hoạch định tài chính một cách sơ sài, có thể vì chưa có phương pháp rõ ràng, hoặc chưa hiểu rõ tầm quan trọng của Financial Modelling nên chỉ làm theo hình thức, chưa có action plan cụ thể, thiếu hệ thống và công cụ để quản trị chi phí, v.v..

Anh Lộc bổ sung thêm, việc các doanh nghiệp không thực hiện tốt việc hoạch định tài chính có thể đến từ việc có quá nhiều biến số mà đôi khi chúng ta không thể kiểm soát được.

Bản chất của Financial Model – Có phải chỉ là file Excel?

Financial Model về cơ bản là một file Excel về Tài chính” – Anh Lộc Ngô khẳng định. Tuy nhiên, để hoàn chỉnh được “file Excel” này cần sự có mặt và đóng góp của hầu hết các phòng ban trong doanh nghiệp, bắt đầu với bộ phận Sales, Marketing và Finance. Trong khi Sales và Marketing cùng nhau bàn bạc về KPI doanh số bán cho năm tiếp theo, điều khoản thanh toán, giá, hoạt động Marketing, v.v. thì Finance ghi nhận thông tin và tư vấn thêm từ góc nhìn của Tài chính.


Anh Lộc nhấn mạnh việc xây dựng Financial Model cần sự phối hợp của nhiều phòng ban, khởi đầu bằng Sales, Marketing và Finance.

Như vậy, để hoàn thiện Financial Model cần có sự hợp tác từ 4 phía: cấp lãnh đạo, bộ phận Sales, bộ phận Marketing và bộ phận Finance. Từ đó, các bộ phận khác lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua hàng, công nợ, chi phí, v.v.. Thông qua các kế hoạch, bộ phận Nhân sự cũng tính toán headcount và cách trả lương cho từng nhân sự.

Sau bước thảo luận, doanh nghiệp có thể tính toán được Capex Funding (gồm asset, factory, new office, v.v..). Cuối cùng, doanh nghiệp xây dựng Financial Model với balance sheet, packing list và cash flow. Sau khi hoàn tất, Financial Model được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các khía cạnh của doanh nghiệp như: lập budget, xác định business plan, pricing, valuation, tax planning, M&A, raising fund, v.v..

Anh Lộc Ngô giới thiệu quy trình xây dựng Financial Model tại hội thảo MBA Talk #58.

Financial Model được xem như công cụ cao nhất trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, tuy nhiên đừng nghĩ rằng Financial Model quá vĩ đại, hãy nhìn mô hình này như một kết quả của chuỗi các thảo luận về định hướng chiến lược của công ty.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Financial Model: Định giá doanh nghiệp

Đồng tình với anh Lộc, chị Dương Nguyễn cho rằng Financial Model là kết quả của sự tranh luận nhiệt huyết của nhiều phòng ban như Sales, Marketing, Finance, v.v. nhằm triển khai business planning thành thực thể có hình dáng như file Excel.

Cuộc tranh luận chưa dừng lại ở phạm vi nội bộ, doanh nghiệp cần gặp gỡ và bàn bạc với investor trong trường hợp huy động vốn. Với Financial Model, ngân hàng hay các quỹ đầu tư sẽ tranh luận về toàn bộ chiến lược được thể hiện trong mô hình này. Đứng dưới góc độ của investor, chị Dương cho rằng với cùng một phương pháp định giá cho Financial Model, chỉ cần đổi một vài key assumption sẽ có khả năng mang lại Financial Model hoàn toàn khác biệt.

Khi xây dựng business plan cần có nhiều phương án dự phòng, hoặc ứng dụng những kinh nghiệm tích góp từ nhiều năm để dự đoán những assumption khi đưa vào hoạt động sẽ như thế nào.” – Chị Dương đưa ra lời khuyên cho người làm Business Strategy.

Dưới góc độ một investor, chị Dương cho rằng khi xây dựng Financial Model cần xác định nhiều phương án dự phòng.

Với bộ phận chuyên làm Financial Model của doanh nghiệp, chắc hẳn họ rất am hiểu về doanh nghiệp mình: tình hình doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, v.v.. Tuy nhiên investor lại là những người am hiểu ngành và những doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành. Họ sẽ dùng những kiến thức có được để so sánh mức định giá của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để đàm phán mức giá phù hợp hơn.

Trong môi trường kinh tế nhiều biến động, việc phản ánh những yếu tố mới vào Financial Model là cực kỳ quan trọng. Financial Model không phải chỉ được thực hiện mỗi năm một lần, mà cần luôn luôn cập nhật dựa theo sự biến động của thị trường: Ví dụ, lãi suất cho vay của ngân hàng đang tăng, vậy chi phí trong Financial Model sẽ biến động tăng như thế nào?

Việc cập nhật liên tục Financial Model sẽ giúp doanh nghiệp hình dung tiến độ thực hiện của kế hoạch, nên thay đổi kế hoạch như thế nào để kịp thời đưa ra action plan phù hợp. Điều này đúng cho cả góc độ của một doanh nghiệp và góc độ của một investor.

Hội thảo MBA Talk #58 diễn ra thành công nhờ sự dẫn dắt của thầy Tuấn, những chia sẻ thú vị từ anh Lộc và chị Dương, cùng sự tham gia của các bạn học viên PSO MBA.

Kết

Với tình hình thị trường không ngừng biến động, việc xây dựng Financial Model cho doanh nghiệp sao cho hoàn chỉnh luôn là bài toán khó. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần sự phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban, liên tục cập nhật tình hình thị trường để kịp thời phản ánh vào Financial Model. Hy vọng rằng sau buổi trao đổi tại MBA Talk #58, học viên PSO MBA có thể thu thập nhiều kiến thức bổ ích về mô hình này.

MBA Talk là chuỗi hội thảo với sự tham dự của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, các lãnh đạo, quản lý cấp cao từ các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn trong và ngoài nước cùng các Giáo sư – Tiến sĩ từ các trường đại học lớn tại Việt Nam & nước ngoài. Các khách mời sẽ cùng thảo luận, chia sẻ nhiều vấn đề, tình huống thực tiễn trong kinh doanh nhằm cung cấp kiến thức theo hướng chuyên sâu, đúng triết lý đào tạo PSO (Problem Solving in Organization).

Xem thêm các bài viết từ PSO MBA tại đây.