So Sánh Inbound Và Outbound Marketing
Nếu trước kia các công ty sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đầu tư cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu mình trên banner hay biển quảng cáo dọc đường thì những năm gần đây, các khoản chi phí được đầu tư tập trung hơn vào tiếp thị trên hệ thống mạng xã hội cụ thể là website, blog, podcast,... Inbound Marketing được ví như “thỏi nam châm” thu hút khách hàng về phía mình còn Outbound là chiếc loa phát tán để nhiều người biết về thương hiệu công ty. Vậy làm sao để tạo một Inbound chất lượng? Bài viết sau đây, AIM sẽ cùng bạn phân tích nhé.
Nội dung chính bài viết:
-
INBOUND MARKETING LÀ GÌ?
-
OUTBOUND MARKETING LÀ GÌ?
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA INBOUND MARKETING VÀ OUTBOUND MARKETING
-
LỢI ÍCH CỦA INBOUND MARKETING
-
VÍ DỤ ÁP DỤNG INBOUND MARKETING
-
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA INBOUND MARKETING
-
KẾT HỢP INBOUND VÀ OUTBOUND MARKETING
I. INBOUND MARKETING LÀ GÌ?
Inbound Marketing là cách thu hút khách hàng về phía mình bằng cách chia sẻ những thông tin liên quan, tạo ra những nội dung hữu ích, thoả mãn nhu cầu của người đọc.
Theo nghiên cứu thì khách hàng sẽ cảm thấy yêu mến doanh nghiệp hơn thông qua các nội dung mà công ty truyền tải thông qua Google, blog, mạng xã hội. Chưa cần đến những quảng cáo đắt tiền, một bài viết đúng thời điểm, đúng nội dung đem đến sự hữu ích cho người đọc sẽ là thứ khiến khách hàng lưu tâm đến doanh nghiệp từ đó vô tình hay hữu ý mà họ sẽ nhớ đến ta ngay khi phát sinh những nhu cầu mong muốn.
Inbound Marketing được ví như “chiến thần tiếp thị” dựa trên tính nhân văn.
II. OUTBOUND MARKETING LÀ GÌ?
Khác với Inbound Marketing, Outbound Marketing được ví như chiếc loa lan tỏa thông tin đến khách hàng. Làm sao có càng nhiều người biết đến càng tốt. Outbound Marketing là cách tiếp thị truyền thống xuất hiện lâu đời thông qua hình thức là các cuộc gọi chào hàng, những quảng cáo làm gián đoạn bộ phim mà bạn đang xem dở dang, biển quảng cáo “siêu to khổng lồ” được gắn ở đại lộ đông tây,...
Cách thức truyền thông này đến nay khá phổ biến, tốn một khoản chi phí tương đối lớn. Nhưng đôi lúc lại khó tìm được khách hàng tiềm năng cho công ty, hoặc gây khó chịu, spam cho những khách hàng mới biết đến thương hiệu.
III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA INBOUND MARKETING VÀ OUTBOUND MARKETING
Vậy giữa Inbound và Outbound Marketing chúng ta làm sao phân biệt được? Cùng đi vào xem bảng so sánh này nhé:
Khi mạng xã hội ngày càng phát triển thì khi có một nhu cầu phát sinh, ví dụ như quán cà phê nào nhiều thú cưng, người dùng sẽ search trên Google để tìm giải pháp và nếu bạn đáp ứng được mong muốn của họ, 1 lần, 2 lần thậm chí chưa cần đến lần thứ 3, khách hàng đã tự tò mò và nhớ tên doanh nghiệp của bạn rồi.
Như vậy, thông qua những điều trên, thật không ngoa khi nói rằng: “Inbound Marketing thu hút khách hàng như thỏi nam châm chứ không đập vào đầu họ bằng búa tạ”.
IV. LỢI ÍCH CỦA INBOUND MARKETING
-
Inbound Marketing giúp tiết kiệm chi phí tiếp thị: nó phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) của bạn trên trang web, khoản chi phí phải chi nhiều đó là chạy Ads khi cần len vào nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Inbound đem đến cho bạn một tệp khách hàng thật và có chọn lọc hơn.
-
Tạo ra quan hệ tốt với khách hàng: thông qua các lượt chia sẻ, thông tin hữu ích người dùng sẽ nán lại lâu hơn và trở thành khách hàng tiềm năng của công ty.
-
Cải thiện chỉ số lợi nhuận (ROI): vì đặc trưng tốn ít chi phí hơn so với Outbound Marketing thêm vào đó nó còn cung cấp cho bạn những chỉ số đo lường hiệu suất của chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp giúp tỷ số lợi nhuận thay đổi tích cực hơn.
V. VÍ DỤ ÁP DỤNG INBOUND MARKETING
Inbound marketing là hinh thức tiếp thị mang nhiều lợi ích, do đó đa số doanh nghiệp đều có thể áp dụng phương pháp này. Đặc biệt, những lĩnh vực như Chăm sóc sức khỏe, Thương mại điện tử, Giáo dục, Kế toán & Tài chính là những ngành có thể tận dụng tối đa lợi ích từ hình thức Inbound marketing.
Một trong những thành phần quan trọng của chiến lược tiếp thị trong nước của Netflix là đăng tải nội dung (110 bài mỗi ngày) và tương tác trên mạng xã hội thường xuyên (thời gian phản hồi trung bình 2 giờ), điều này thúc đẩy lưu lượng truy cập và giúp Netflix kết nối với hơn 90 triệu người theo dõi trên các nền tảng (Sprinklr , 2017).
Ngoài ra, thương hiệu tập trung vào việc cung cấp dịch vụ phát trực tuyến được cá nhân hóa bằng cách điều chỉnh nội dung cung cấp cho từng người đăng ký và tiếp thị nội dung tương tự, phù hợp với họ (Young, C, 2019).
Netflix cũng đã nhận ra tầm quan trọng của việc tối ưu hóa thiết bị di động và cho phép subscriber truy cập vào danh mục đầy đủ trên điện thoại và máy tính bảng của họ thông qua ứng dụng.
VI. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA INBOUND MARKETING
Về cơ bản Inbound Marketing được chia làm 3 giai đoạn: Thu hút (attract) - Tương tác (engage) - Làm hài lòng (delight).
1. Chiến lược tiếp thị trong giai đoạn Attract
Thu hút đúng người với nội dung có giá trị và mức độ tương tác cao (qua các cuộc trò chuyện) giúp bạn trở thành cố vấn đáng tin cậy mà họ muốn follow.
-
Chiến dịch Content Marketing: Nội dung luôn là yếu tố nền tảng trong mọi chiến dịch tiếp thị và cần được đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Có nhiều dạng nội dung như chăm sóc khách hàng, mô tả sản phẩm, cung cấp thông tin,… Bạn nên đảm bảo mọi nội dung của mình đều độc đáo, không bị trùng lặp và có sức hút với khách hàng.
-
Quảng cáo Google Search: Để tạo ra khách hàng tiềm năng với chi phí tối ưu hơn, các Marketer cần kết hợp quảng cáo Google Search với các chiến lược tiếp thị khác. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng đang có nhu cầu đúng thời điểm.
-
Tối ưu hóa SEO: Đây là công việc không thể thiếu với bất cứ Website nào. Để khách hàng tìm thấy thông tin của doanh nghiệp, các nhà tiếp thị cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
-
Social Media: Đây là kênh tiếp thị tiềm năng bạn không nên bỏ qua khi thực hiện Inbound Marketing. Chúng không chỉ là kênh để khách hàng theo dõi thông tin của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, Social Media còn giúp tăng Traffic đến Website.
2. Chiến lược Marketing trong giai đoạn Engage
Trình bày những hiểu biết sâu sắc và giải pháp phù hợp với từng khó khăn và mục tiêu của họ để họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn.
Doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách sau để thu thập dữ liệu khách hàng:
-
Tận dụng các lời kêu gọi hành động (Call To Action - CTA): Bạn có thể đặt CTA ở nhiều vị trí, trường hợp khác nhau. Ví dụ như CTA dẫn về Landing Page, hoặc kêu gọi khách hàng đăng ký nhận thông tin, tham gia Event, nhận tài liệu Free,…
-
Doanh nghiệp có thể sử dụng biểu mẫu, Form đăng ký gắn trực tiếp trên Website để khách hàng để lại thông tin.
-
Dùng Landing Page bán hàng để tiếp cận khách hàng quan tâm và muốn tìm hiểu trước khi ra quyết định mua hàng.
3. Chiến lược tiếp thị trong giai đoạn Delight
Cung cấp sự giúp đỡ và hỗ trợ để khách hàng của bạn đạt được cảm giác ‘thành công’ khi mua hàng.
Khi khách hàng thành công và chia sẻ với những người khác, điều đó sẽ thu hút những khách hàng tiềm năng mới đến với tổ chức của bạn, tạo ra một vòng lặp tự duy trì.
-
Nuôi dưỡng khách hàng: Doanh nghiệp cần nuôi dưỡng các đối tượng để lại thông tin ngoài mục đích mua hàng, khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt Sale,… Bạn có thể thực hiện nhiệm vụ này thông qua Marketing Automation, Email Marketing, Social Media,…
-
Chiến lược chốt Sale: Bạn có thể thực hiện chiến lược này với những khách hàng đã để lại thông tin liên hệ đầy đủ tại Form đăng ký tư vấn, các kênh Social,… Doanh nghiệp tiến hành liên hệ trực tiếp cho những khách hàng này. Sau đó, bạn có thể tung chương trình khuyến mãi đúng thời điểm để tăng cơ hội chốt đơn thành công.
-
Chiến lược chăm sóc khách hàng: Đây là chiến lược nên có của mọi doanh nghiệp. Nó giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp cần có chính sách rõ ràng cho dịch vụ/sản phẩm của mình, cam kết bảo hành, hỗ trợ khách hàng 24/7, ưu đãi vào các dịp đặc biệt,…
VII. KẾT HỢP INBOUND VÀ OUTBOUND MARKETING
Đôi khi chiến lược Inbound Marketing cũng không mang lại hiệu quả vì doanh nghiệp chỉ tập trung vào inbound mà bỏ quên outbound. Sự tích hợp của các chiến thuật “trong” và “ngoài” được sử dụng trong suốt chu kỳ mua hàng để tạo thành một chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Ảnh. LinkedIn
Doanh nghiệp có thể kết hợp phân tích thị trường mục tiêu bằng cách sử dụng chân dung khách hàng làm công cụ Inbound marketing. Điều này có thể cho phép bạn xác định dạng outbound media đúng và dạng cửa hàng phù hợp để thu hút phân khúc thị trường mục tiêu. Sau đó, điều này sẽ cho phép bạn xây dựng một chiến dịch được tích hợp đầy đủ và hoàn chỉnh phù hợp với doanh nghiệp.
Kết hợp các kỹ thuật Inbound và Outbound marketing sẽ cho phép các hoạt động tiếp thị của công ty hiệu quả hơn nhiều trong việc tăng nhu cầu, đồng thời dẫn đến việc giành được nhiều khách hàng hơn.
Có 4 lĩnh vực mà sự kết hợp giữa Inbound và Outbound hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả ngoài mong đợi: pay-per-click (PPC), chiến dịch email, outbound marketing dựa trên nội dung và triển lãm thương mại / sự kiện đặc biệt.
1. Tiếp thị kết hợp trong các chiến dịch PPC
Hầu hết các nền tảng quảng cáo hiện đại (Google AdWords, Facebook Ads Manager) đều cho phép nhắm mục tiêu nâng cao. Chúng lấy mọi thứ từ thông tin nhân khẩu học cơ bản như độ tuổi, vị trí, thu nhập, trình độ học vấn, sở thích,...
goài ra, họ thêm vào khả năng lọc theo hoạt động trên trang web (ví dụ: tư cách thành viên nhóm Facebook). Tính năng lọc từ khóa nâng cao sẽ cho bạn thấy sức mạnh của các kỹ thuật nhắm mục tiêu hiện đại so với quảng cáo truyền thống của mình.
Sâu hơn, bạn có thể liên kết trực tiếp quảng cáo PPC của mình với trang đích để tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách thúc đẩy các nhấp chuột đến thẳng form để thu thập dữ liệu.
2. Email Campaigns: Inbound hỗ trợ Outbound
Thông thường, email marketing sử dụng những khách hàng tiềm năng đã tự nguyện cung cấp thông tin liên hệ qua forms, trang đăng ký,... Những email này có tỷ lệ thành công cao vì đối tượng chủ động lựa chọn và chỉ bao gồm những người thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn.
Việc kết hợp sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi bạn tận dụng inbound và áp dụng chúng với các chiến dịch outbound của mình. Vì đối tượng mục tiêu không giống nhau và bạn không biết email của mình liệu có thể thu hút họ hay không, nên điều quan trọng là sử dụng một số kỹ thuật inbound để tạo sự thoải mái cho khách hàng khi nhận được email:
-
Cung cấp thông tin hữu ích trong email đầu tiên
-
Cá nhân hóa thông điệp được gửi đến cho khách hàng
-
Đánh thẳng vào painpoint của họ
Việc tuân theo các nguyên tắc này sẽ giúp khách hàng mới có cảm tình với doanh nghiệp của bạn bằng cách tạo ra giọng điệu thân thiện, không tự đề cao và sẵn sàng cung cấp nội dung thông tin hữu ích liên quan để hỗ trợ các hoạt động sales.
3. Outbound góp phần làm bùng nổ nội dung Inbound
Doanh nghiệp thường sử dụng mạng xã hội để đăng tải nội dung mới và thu hút khán giả bằng ‘tiếng nói thương hiệu’ của bạn trên một số nền tảng phổ biến hàng đầu. Tuy nhiên, liệu nội dung inbound marketing có thể làm được nhiều hơn thế hay không?
Hoàn toàn có thể. Doanh nghiệp có thể tích hợp một số bài đăng có tương tác tốt trên blog của mình vào một cuốn ebook và đưa vào danh sách inbound email marketing của mình. Hoặc cũng có thể phát triển một bản newsletter cho các subscribers của mình, sau đó gửi một phiên bản dùng thử đến họ.
Các kỹ thuật push được áp dụng đúng cách có thể đem lại hiệu quả tuyệt vời trong việc truyền bá nội dung của bạn ngày càng rộng hơn và trong quá trình này, bạn sẽ có được những người đăng ký và người theo dõi mới.
4. Tradeshows cung cấp cơ hội tương tác trực tiếp có một không hai
Mặc dù công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc liên quan đến các cuộc gọi điện video, hội thảo trực tuyến và các hình thức giao tiếp online khác, nhưng sẽ không bao giờ có sự thay thế cho sự tương tác trực tiếp.
Tradeshows sẽ cung cấp một sân chơi tuyệt vời để kết hợp các kỹ thuật inbound và outbound marketing.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng bảng đăng ký giấy để thu thập các đối tượng quan tâm, sau đó thêm họ vào danh sách inbound subscriber của bạn và làm họ ngạc nhiên bằng một email chỉ dành cho những người tham dự trong vòng 24 giờ sau khi sự kiện kết thúc.
Hoặc, đặt mã QR trong tài liệu quảng cáo của bạn để đưa mọi người đến trang đích để xem một nội dung video đặc biệt theo chủ đề của sự kiện.
Cả hai ví dụ này đều sử dụng các phương pháp outbound thực tế để thu thập thông tin liên hệ để thêm vào danh sách liên hệ inbound của bạn.
Bất kể bạn sử dụng phương thức nào thì đều cần một kế hoạch rõ ràng và dài hạn. Đừng làm phiền khách hàng, thay vào đó hãy cung cấp cho họ những thông tin có giá trị thì tự khắc họ sẽ nhớ đến bạn. Cho đi bạn sẽ nhận lại, hãy yên tâm về điều này.
Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn thông tin tổng quan nhất về Inbound Marketing và các giai đoạn tạo và duy trì Inbound.
Để theo dõi hiệu quả từng bước trong hành trình chuyển đổi trên môi trường digital, hãy tham gia khóa học PERFORMANCE DIGITAL MARKETING tại AIM Academy.
✅ Khóa học dành cho chuyên viên digital marketing và cấp quản lý cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động digital.
✅ Được thiết kế bởi những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing và performance marketing.
✅ Phân loại rõ ràng mục đích, mục tiêu, kết quả cho từng kênh quảng cáo khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điền form thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn phù hợp cho bạn ngay!