Bí quyết tối ưu thẻ Meta Description cho website lên top

Trong quá trình thực hiện SEO Onpage thì chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với thuật ngữ thẻ Meta Description. Đây là dạng thẻ mô tả đóng vai trò cực kì quan trọng trong các chiến lược SEO từ khóa từ trước cho đến nay. Việc tối ưu thẻ Meta Description chuẩn SEO sẽ giúp con bot của google hiểu được nội dung cốt lõi của bài viết, danh mục, website mà bạn muốn truyền đạt đến người dùng, được google đánh giá rất cao. Đồng thời còn tăng tỷ lệ tương tác của người dùng, click chuột vào xem thông tin chi tiết, nâng cao lưu lượng truy cập và mức độ chuyển đổi.

Meta Description là gì?

Meta Description là đoạn mô tả ngắn gọn, súc tích nói về nội dung tổng quát của website, danh mục, bài viết, xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm, đây là một thẻ trong html. Truyền đạt nội dung cốt lõi đến cho người đọc và công cụ tìm kiếm biết nội dung mà họ chuẩn bị truy cập nói về vấn đề gì. Việc tối ưu Meta Description tốt sẽ thúc đẩy hành vi của người dùng click chuột vào để xem thông tin.

Có một thực tế rằng không phải tất cả các thẻ Meta description bạn viết và khai báo Google đều cho hiển thị giống y hệt. Theo thống kê cho thấy chỉ khoảng 40% thẻ Meta description ban đầu (nội dung mô tả gốc) được google lựa chọn để cho hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Việc Google tự lựa chọn một đoạn trong nội dung hay toàn bộ nội dung trong thẻ Meta description còn phụ thuộc vào những từ khóa người dùng truy vấn. Google sẽ cố gắng phân tích ngữ cảnh và insight người dùng để đem ra đoạn nội dung tóm tắt phù hợp nhất rồi cho hiển thị.

10 bí kíp tối ưu thẻ Meta Description chuẩn SEO

Như đã nói ở trên, đây là một đoạn mô tả nội dung đã được tóm tắt lại dựa trên tổng quan nội dung trang, bài viết mà bạn muốn SEO. Vì vậy cần có một nội dung ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc để họ click chuột vào trang đích. Trong quá trình tối ưu bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Độ dài kí tự đoạn mô tả

Google đã thông báo tiêu chuẩn về độ dài của nội dung trong thẻ Meta description chỉ nên trong khoảng 140 – 160 kí tự. Bởi khoảng hiển thị nội dung mô tả trong kết quả tìm kiếm có hạn, vì thế nếu bạn viết vượt quá số kí tự này rất dễ đoạn nội dung phía sau được hiển thị dạng “…”. Việc này vô tình khiến người đọc không hiểu hết được ý nghĩa và nội dung người viết muốn truyền đạt đến người đọc.

Trong trường hợp bạn viết quá ngắn gọn thì không thể nào truyền tải các nội dung cần thiết, ý nghĩa sơ sài, vì thế tốt nhất là nên tuân thủ theo quy định của google. Vừa cung cấp các thông tin thiết yếu, đầy đủ vừa được google đánh giá tốt.

Phải chứa từ khóa chính

Việc tối ưu thẻ tiêu đề và thẻ Meta description cũng tương tự nhau, để chuẩn SEO thì cần phải xuất hiện từ khóa chính trong đoạn mô tả. Đây sẽ chính là kim chỉ nam để con bot google và người dùng biết được nội dung chính mà trang đích sẽ truyền tải đến họ khi truy cập vào xem.

Khi người dùng gõ từ khóa truy vấn, nếu nội dung trong thẻ Meta description của bạn có xuất hiện từ khóa đó thì chúng sẽ được in đậm. Ngầm hiểu rằng trang đích này có nội dung liên quan đến từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm. Ngoài việc phải chứa từ khóa thì bạn cũng cần phải làm tốt mục đích chính đó là quảng cáo, thúc đẩy hành vi tương tác của người dùng bằng những từ ngữ lôi cuốn, hấp dẫn, để kéo họ về với trang web của bạn.

Lưu ý: Từ khóa không nên xuất hiện quá 2 lần, nên xuất hiện ở đầu tiên đoạn mô tả hoặc thuộc phạm vi dòng thứ nhất.

Tuyệt đối không dùng kí tự đặc biệt

Có rất nhiều kí tự đặc biệt mà Google không cho hiển thị và bị cắt bớt đi. Chính vì thế tuyệt đối không sử dụng các kí tự đặc biệt không có trong bảng chữ cái, chữ số và thuật toán của google. Tiêu đề và thẻ Meta description chuẩn SEO chiếm 15 – 20% thành công của chiến lược SEO, vì thế chúng luôn được đề cao trong SEO.

Một vài trường hợp nếu bạn muốn làm nổi bật hơn nội dung trong thẻ Meta description thì cũng có thể sử dụng một số kí tự như này:

Nội dung không trùng lặp

Nói đến chuẩn SEO thì không bao giờ được sử dụng các nội dung trùng lặp. Cần viết nội dung thẻ Meta description mỗi bài, mỗi trang có sự khác nhau, tạo được nét đặc trưng và nội dung riêng muốn truyền tải đến người đọc. Luôn luôn phải đề cao trải nghiệm người dùng rồi mới đến các con bot google.

Sử dụng ngôn ngữ tích cực, lôi cuốn

Tiêu đề và thẻ Meta description khách hàng sẽ nhìn thấy đầu tiên khi truy vấn, vì thế hãy tận dụng điểm này để biến chúng thành những lời kêu gọi hành động, từ ngữ rành mạch, sâu sắc, dễ hiểu và lôi cuốn. Các nội dung trong thẻ Meta description có tính thuyết phục cực kì cao và là điểm chạm đầu tiên cho các hành vi tương tác sau này.

Thêm thương hiệu vào mô tả

Đây là một cách cực kì hiệu quả trong việc phủ và nâng cao giá trị thương hiệu. Sử dụng những dạng câu khẳng định để nhấn mạnh giá trị, độ uy tín của doanh nghiệp đến với người dùng. Dễ dàng để lại dấu ấn trong mắt khách hàng, về lâu về dài mang lại hiệu quả rất cao về mọi khía cạnh, đây gọi là sức mạnh của thương hiệu.

Thêm lời kêu gọi hành động (CTA)

Kết hợp hài hòa giữa các từ ngữ tích cực, nên cho thêm các lời kêu gọi để kích thích sự tương tác, hành động bằng những lời mời hấp dẫn như nhận ngay, xem thêm, giảm giá, ưu đãi, dùng thử,… Đây chính là những mắt xích tuy nhỏ nhưng cực kì hữu hiệu trong việc lôi kéo khách hàng truy cập vào trang web.

Hiển thị thông số kỹ thuật

Với những dạng bài viết sản phẩm thì nên cho các thông số vào thẻ Meta description nếu hướng đến mục tiêu là những người am hiểu thực sự về công nghệ. Nên tập chung thông số hơn là những nội dung tóm tắt liền mạch như dạng các bài viết. Các thông số có thể lựa chọn như nhà sản xuất, giá thành, module,… với những số liệu cụ thể, chính xác người dùng sẽ đánh giá mức độ uy tín, chuyên nghiệp của trang web, kích thích hành vi click chuột vào trang đích nhiều hơn.

Lưu ý: Có thể những thông tin này sẽ vượt qua giới hạn 140 – 160 kí tự mà google đặt ra, vì thế cần khéo léo trong việc lựa chọn thông số nào cho lên trước.

Không dùng dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép không nên sử dụng trong các thẻ Meta description, vì rất dễ bị google lược bỏ dẫn đến nội dung truyền tải bị thiếu sót, hụt hẫng, không rõ ràng, lành mạch. Trong trường hợp cần phải sử dụng dấu ngoặc kép thì nên dùng trong HTML, tuy nhiên không khuyến khích.

Cân nhắc dùng Rich Snippets

Bạn hiểu đơn giản đây là đoạn thông tin được hiển thị dưới các hình dạng như ngôi sao, xếp hạng đánh giá, hình ảnh,… Hiện nay được khá nhiều các trang web sử dụng, vì nhìn rất đẹp và chuyên nghiệp, dễ gây được sự chú ý với người dùng. Để hiển thị được các định dạng này bạn cần phải cài schema pro, lưu ý schema có thể làm chậm tốc độ load của website, vì thế cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Để tối ưu thẻ Meta description chuẩn SEO cần đảm bảo yếu tố về mặt độ dài, không có kí tự đặc biệt, chứa từ khóa, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thêm thương hiệu, không trùng lặp, quan trọng nhất là  nội dung thu hút và kích thích được sự tương tác của người dùng với trang đích.

Nguồn: Minhduongads