YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

Thẩm mỹ, làm đẹp không còn là nhu cầu độc quyền của phái nữ. Việc sử dụng hình ảnh trong giao tiếp bằng mạng xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu làm đẹp, thẩm mỹ của phái nam theo đó cũng cao hơn. Thị trường ngày càng cạnh tranh, các “ông lớn” đầu ngành vẫn đang dốc hết sức trong cuộc chiến giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Vậy trên social media, thương hiệu Thẩm mỹ – Làm đẹp nào được thảo luận nhiều nhất và thảo luận thay đổi ra sao qua các năm 2022 và 2023?

Cùng YouNet Media nhìn lại bức tranh thị trường Thẩm mỹ – Làm đẹp năm 2023 dưới góc nhìn Social Listening qua bài viết dưới đây.

A. Thị trường Thẩm mỹ – Làm đẹp Việt Nam: “Miếng bánh” vẫn còn “béo bở”

Theo khảo sát về ngành Chăm sóc Sức khỏe và Làm đẹp toàn cầu của Viện Nghiên Cứu Global Wellness Institute, thị trường Làm đẹp thế giới trị giá 4.500 tỷ USD. Trong đó tính riêng mảng Chăm sóc Sắc đẹp, Chống lão hóa và Chăm sóc Cơ thể đã chiếm hơn 1.083 tỷ USD. Khi chất lượng sống ngày càng tăng, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp xâm lấn và không xâm lấn đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu và đang có xu hướng “trẻ hoá”. Theo nghiên cứu từ CBNData năm 2022, có hơn 80% người tiêu dùng Gen Z tại Châu Á bày tỏ mức độ lo lắng rất cao về ngoại hình và sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho thẩm mỹ và xem đây là khoản đầu tư xứng đáng trên con đường “cải thiện ngoại hình”.

Tại Việt Nam, các thành phố lớn và các khu vực lân cận đang dần trở thành “thánh địa” của ngành dịch vụ làm đẹp. Chỉ tính tại TP.HCM, đã có hơn 7.000 cơ sở cung ứng dịch vụ liên quan đến làm đẹp (theo Sở Y Tế TP.HCM).

Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường này còn khá nhập nhằng trong định nghĩa hình thức hoạt động và dịch vụ, gây nhiều hiểu nhầm cho khách hàng. Chính vì vậy, cách thức truyền thông và đặc trưng thảo luận của ngành hàng này cũng vô cùng khác biệt so với các ngành hàng khác, YouNet Media đã có bài phân tích chi tiết về đặc trưng thảo luận trên MXH của ngành hàng này tại đây. 

Theo đó, dựa trên hình thức hoạt động và đặc trưng thảo luận trên Social Media, trong bài viết này, YouNet Media sẽ phân tích những điểm nổi bật của Top 10 thương hiệu ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp 2023 trong 2 nhóm: (1) Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ và (2) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ. Từ góc nhìn social listening, thảo luận về thị trường này thay đổi ra sao trong giai đoạn cao điểm hè tháng 5-7/2023 và thương hiệu nào đang thu hút thảo luận sôi nổi nhất?

Tăng 2,33 lần so với 3 tháng trước đó (tháng 2-4/2023), ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tiến dần vào mùa cạnh tranh cao điểm trên MXH

Trong 7 tháng đầu năm 2023, trung bình mỗi tháng thảo luận về Top 10 thương hiệu Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%. Trong đó, sự tăng trưởng ấn tượng nhất là ở giai đoạn tháng 5-7/2023, tổng thảo luận của Top 10 tăng 233,36% so với trước đó, đạt 323.787 thảo luận. Cụ thể, 2 tháng có lượng thảo luận tăng đáng kể nhất là tháng 5 (tăng 64,89%) và tháng 7/2023 (tăng 92,7%).

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

Cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2023 có thể xem là “thời điểm vàng” với ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp khi chuẩn bị bước vào cao điểm hè – mùa của đợt nghỉ lễ dài 30/4-1/5, chuẩn bị bước vào cột mốc giữa năm, cũng là thời điểm khách hàng sẵn sàng chi tiêu cho công cuộc “tút tát”, làm đẹp. Hầu hết các thương hiệu đồng loạt dồn sức cho các hoạt động ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn, đẩy cuộc đua truyền thông trên MXH càng trở nên khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, việc Shynh Premium tiếp tục trở thành thương hiệu tài trợ cho cuộc thi sắc đẹp lớn Miss World Vietnam 2023 đã góp phần gia tăng tổng lượng thảo luận toàn ngành.

B. TMV Mailisa, VTM Shynh Premium, BVTM JW Hàn Quốc là 3 thương hiệu thẩm mỹ sôi nổi nhất trên social media năm 2023

Từ tháng 5-7/2023, Top 10 thương hiệu thẩm mỹ sôi nổi nhất trên social media lần lượt thuộc về Thẩm mỹ viện (TMV) Mailisa, viện thẩm mỹ (VTM) Shynh Premium, và bệnh viện thẩm mỹ (BVTM) JW Hàn Quốc, BVTM Kangnam, BVTM Thu Cúc, TMV Lavender by Chang, phòng khám chuyên khoa Mega Gangnam, BVTM Gangwhoo, TMV Seoul Center, BVTM Đông Á. Trong đó, hai thương hiệu sôi nổi nhất là Mailisa và Shynh Premium.

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

TMV Mailisa dẫn đầu ở vị trí #1 với 131.431 thảo luận, chiếm gần 41% tổng thảo luận của Top 10, hạng #2 gọi tên VTM Shynh Premium với 109.804 thảo luận, chiếm gần 34% thị phần và xếp ở #3 là BVTM JW Hàn Quốc với 36.370 thảo luận, chiếm hơn 11% thị phần. Theo đó Top 3 thương hiệu – Mailisa, Shynh Premium, JW Hàn Quốc – chiếm gần 86% thị phần thảo luận của Top 10. 

Đây cũng là Top 3 thương hiệu nhận được sự quan tâm nổi bật nhất trên MXH cùng kỳ năm 2022 (tháng 5-7/2022). Tuy nhiên, so sánh với cùng giai đoạn cao điểm 2022, dữ liệu ghi nhận từ nền tảng SocialHeat của YouNet Media cho thấy sự vươn lên đầy cạnh tranh của VTM Shynh Premium, với lượng tổng thảo luận của thương hiệu này đã tăng hơn 437%. Trong khi đó, hai thương hiệu còn lại là TMV Mailisa, và BVTM JW Hàn Quốc ghi nhận sự giảm nhẹ về thảo luận, lần lượt giảm 9,93% và giảm 13,63%. Phần lớn “thành công” của Shynh Premium này đến từ hoạt động tài trợ cho cuộc thi nhan sắc được đông đảo cộng đồng sắc đẹp quan tâm nhưng cũng vướng nhiều “tai tiếng” vừa qua – Miss World Vietnam 2023. 

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

Tuy nhiên, không thể phủ nhận các hoạt động truyền thông đáng chú ý, tạo được sức ảnh hưởng trên truyền thông của Top 3 thương hiệu này. Trong đó, có thể kể đến: Sự kiện kỷ niệm sinh nhật 25 năm của TMV Mailisa với Minigame quà tặng khủng; Đêm nhạc kỷ niệm có sự tham dự của dàn sao hạng A như Isaac, ERIK, Đức Phúc, Tuấn Hưng, cùng các Hoa – Á hậu nổi tiếng như Bảo Ngọc, Mai Phương, Ngọc Diễm… và Roadshow dàn siêu xe nghìn tỷ. Với BVTM JW Hàn Quốc, thương hiệu này cùng với gương mặt đại điện TS.BS Tú Dung thu hút nhiều quan tâm, bình luận trên cả Fanpage, TikTok thương hiệu và cả kênh TikTok của bác sĩ khi liên tục chia sẻ những ca can thiệp điều trị cho các bệnh nhân cùng các bài viết, video tư vấn dịch vụ làm đẹp đang được ưa chuộng. Nhờ vậy, JW Hàn Quốc nhanh chóng trở thành thương hiệu được thảo luận nhiều nhất trong nhóm Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. 

Bên cạnh Top 3, các thương hiệu khác trong Top 10 thương hiệu Thẩm mỹ – Làm đẹp đã có những hoạt động truyền thông nào đem lại hiệu quả, thu hút thảo luận và tương tác lớn từ phía người dùng? Trong phần tiếp theo, cùng YouNet Media tìm hiểu các các hoạt động Marketing nổi bật của 2 nhóm cơ sở cung ứng dịch vụ thẩm mỹ: (1) Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ và (2) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ. 

C. Những hoạt động Marketing nào đang giúp Top 10 thương hiệu Thẩm mỹ – Làm đẹp thu hút thảo luận trên MXH? 

1. Những hoạt động Marketing đáng chú ý của các Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ

Tập trung truyền thông hình ảnh chuyên môn trong lĩnh vực thẩm mỹ, các thương hiệu Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ luôn ưu tiên khai thác khía cạnh chuyên môn với Gương mặt đại diện (Professional Influencer Marketing) là các Bác sĩ chuyên môn: TS.BS Tú Dung (BVTM JW Hàn Quốc), BS CK II Lê Trung Kiên (BVTM Thu Cúc), Dr. Richard Huy (BVTM Kangnam).

Trong đó, TS.BS Tú Dung (BVTM JW Hàn Quốc) là gương mặt bác sĩ thường xuyên chia sẻ và nhận về nhiều tương tác trên truyền thông với các ca can thiệp như khối u, biến dạng, biến chứng phẫu thuật cũng như các video tư vấn phương pháp thẩm mỹ, làm đẹp mới. Ở góc độ khác, BS CK II Lê Trung Kiên (BVTM Thu Cúc), Dr. Richard Huy (BVTM Kangnam) lại chọn hoạt động tham gia phát biểu tại hội nghị chuyên đề như “Hội nghị khoa học quốc tế thường niên VSAPS” do Hội Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ Việt Nam tổ chức để giúp cả 2 thương hiệu BVTM “ghi điểm” với khách hàng về độ uy tín trong chuyên môn.

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

“Lột xác”, “nhan sắc mới”, “cuộc đời mới” là nội dung (Content Angle) không hề mới nhưng lại đặc biệt lôi kéo sự quan tâm, chú ý lớn từ cộng đồng mạng với nhóm Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Bởi câu chuyện can thiệp biến những vết sẹo, dị tật bẩm sinh, khối u, biến chứng hậu phẫu trở thành lớp da lành lặn, xinh đẹp, giúp những bệnh nhân kém may mắn có cơ hội “thay gương mặt, đổi cuộc đời” luôn là đề tài dễ chạm đến cảm xúc người dùng.

Khai thác tốt đề tài này có thể kể đến chương trình thường niên “Hành trình lột xác mùa 6” của BTVM Kangnam; hay “Nhan sắc mới – Khởi đầu mới 2023” và những video chia sẻ câu chuyện cảm động của BVTM JW Hàn Quốc. Tuy vậy, “Hành trình lột xác mùa 6” dù đã thành công chọn được bệnh nhân may mắn, nhưng vẫn vướng phải không ít bình luận trái chiều về thể lệ cuộc thi thiên vị, thiếu công bằng.

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

Bên cạnh các hoạt động truyền thông thể hiện tính chuyên môn cao, các thương hiệu nhóm Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ còn thu hút sự chú ý từ người dùng với các hoạt động promotion quen thuộc như: giảm giá giờ vàng, livestream tư vấn cùng bác sĩ, chuyên gia hay các sự kiện sinh nhật hoành tráng quy tụ nhiều Sao hạng A, Influencers, Hoa Hậu. Trong đó, có thể kể đến sự kiện siêu sinh nhật 27 tuổi của Thu Cúc với sự tham gia của dàn  Hoa Á hậu đang nổi rần rần trên MXH. Key hook của sự kiện sinh nhật này của BVTM Thu Cúc chính là câu chuyện truyền cảm hứng khi các người đẹp trong giới giải trí lên tiếng thừa nhận mình đã can thiệp để có được vẻ ngoài tự tin. Sự kiện đã thu hút hơn 4,1 nghìn thảo luận (1/1-31/7/2023) trên Social Media và thu hút nhiều khách hàng đến thăm khám, tư vấn, nhận ưu đãi trong ngày diễn ra sự kiện. 

2. Hoạt động Marketing đáng chú ý của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ

Không quá tập trung vào khía cạnh chuyên môn như nhóm Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thương hiệu nhóm cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chủ yếu khai thác hình ảnh từ các Influencer (CEO, Celebrity, KOLs) như Việt Hương đại diện Seoul Center hay Lý Thùy Chang (CEO của Lavender by Chang) cũng là người đại diện thương hiệu. 

Việc đồng hành, tài trợ cho các cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc gia như Shynh Premium tài trợ cho Miss World 2023, cuộc thi đã giúp thương hiệu này gia tăng thảo luận siêu khủng, tăng 437,31% (1/5-31/7/2023) so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, sự kiện tài trợ này cũng giúp gia tăng thảo luận cho toàn ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp. Song song đó, tổ chức các sự kiện siêu sinh nhật cùng với nhiều ưu đãi phủ đầy các trang truyền thông từ gần 1 tháng trước ngày diễn ra sự kiện cũng được các thương hiệu nhóm cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thường xuyên áp dụng.

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

Ngoài ra, hoạt động livestream giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc livestream tung ưu đãi, khuyến mãi, Q&A vẫn thể hiện sức hút với khách hàng. Không khó để bắt gặp hàng dài các bình luận quan tâm giá cả, đặt hàng, tư vấn rôm rả trong các bài livestream đều đặn của hầu hết thương hiệu được quan tâm nhất MXH nhóm cơ sở dịch vụ thẩm mỹ: Mailisa, Shynh Premium, Lavender by Chang…

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

Ngoài ra, các thương hiệu gia tăng tương tác với người dùng thông qua các nội dung, hoạt động bắt trend như Seoul Center với minigame bắt trend tặng lightstick BlackPink thu hút hơn 2,1 nghìn tương tác và hơn 100 thảo luận

D. Tạm kết – Đề xuất nào cho các thương hiệu Thẩm mỹ – Làm đẹp?

Mạng xã hội là kênh mà người dùng tìm kiếm, trao đổi và chia sẻ kiến thức & kinh nghiệm. Do đó, bên cạnh việc triển khai các hoạt động marketing để xây dựng hình ảnh thương hiệu, cũng như thiết kế các chương trình promotion phù hợp Marketer cần phải chuẩn bị thêm những gì trước khi bước vào thời điểm vàng – “Làm đẹp đón Tết” của ngành?

1. Lắng nghe, phát hiện sớm tin tiêu cực hoặc nguy cơ gây ra khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng tới thương hiệu

Việc can thiệp đặc biệt là các can thiệp có xâm lấn là quyết định lớn trong đời, có khả năng để lại hậu quả khôn lường, nhưng lại đang được “phủ hồng” bởi truyền thông, thế nên hầu hết người dùng đều có tâm lý dễ lo âu, phải tự mình  tìm hiểu khá kỹ trước khi thực hiện. Bên cạnh việc tham khảo thông tin từ bạn bè, người thân, các hội nhóm Facebook cũng là kênh được tín nhiệm để hỏi và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về thẩm mỹ. Có thể kể đến một vài cái tên nổi bật được hội chị em tin tưởng: Hội chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, THẾ GIỚI DAO KÉO, Hội những người bị mụn, Hội Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thẩm Mỹ, Tiêm Filler-Botox Tận Tâm…

Nơi đây không chỉ có kinh nghiệm từ những cuộc “trùng tu nhan sắc” thành công mỹ mãn, mà còn có những kinh nghiệm đau thương vì “tin nhầm hoa hậu quảng cáo”, “nương nhầm bác sĩ không có tâm” mà phải nhận về mình hàng loạt tổn thương, biến chứng. Do đó, bất kì tin tiêu cực nào xuất hiện, đặc biệt trong các hội nhóm, cộng đồng này đề sẽ dễ dàng gây  ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Bệnh viện/ Cơ sở Thẩm mỹ – Làm đẹp, như: “Nói chung là hên xui nha.minh tìm hiểu lâu lắm mới chọn K**** thế mà cắt hỏng 6 tháng không dám ra khỏi nhà luôn đây”, “Mình làm ở KM rồi, mình không muốn nói nhiều nhưng khuyên chân thành bạn nên không nên làm ở đó nhé”. 

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%

Theo báo cáo từ YouNet Media, Thẩm mỹ là 1 trong Top 10 ngành thường xuyên xuất hiện tin tiêu cực. Do đó, việc theo dõi và giám sát các nguồn lan truyền thông tin, phát hiện tin tiêu cực từ mọi nơi, phát hiện khủng hoảng sớm nhất có thể là việc cần làm đối với bất kỳ thương hiệu thẩm mỹ nào. Việc lắng nghe, phát hiện tin tiêu cực cho phép thương hiệu kịp thời đưa ra hướng xử lý phù hợp, giảm rủi ro khủng hoảng lan rộng, bảo vệ danh tiếng thương hiệu.

2. Theo dõi sức khỏe thương hiệu và giám sát hoạt động của đối thủ trên Social Media

Các khách hàng tiềm năng thảo luận thế nào về thương hiệu và đối thủ? Khách hàng đang có những feedback gì về sản phẩm/ dịch vụ, liệu đâu là những điểm mà thương hiệu cần cải thiện? Đối thủ đang có những chương trình khuyến mãi, tài trợ chương trình đang “hot” hay các hoạt động Marketing nào khác mà tác động mạnh mẽ đến nhóm khách hàng tiềm năng của thương hiệu? 

Để các hoạt động truyền thông hiệu quả hơn với cùng một mức ngân sách, marketer cần theo dõi sức khoẻ, danh tiếng của thương hiệu, đối thủ. Từ đó, thương hiệu có đầy đủ cơ sở dữ liệu để chủ động cải thiện chất lượng, dịch vụ và các hoạt động truyền thông nhằm tăng tính thuyết phục, lựa chọn của nhóm khách hàng tiềm năng đến trung tâm thẩm mỹ làm đẹp. 

3. Theo dõi người đại diện thương hiệu (Brand Ambassador) & phát hiện các Influencer mới xuất hiện trong ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp

Việc theo dõi thường xuyên gương mặt đại diện của thương hiệu thẩm mỹ (CEO, Bác sĩ, Celebrity) và cảnh báo khi xảy ra các nghi vấn/tin tiêu cực/ tin đồn về sự vụ lừa đảo hoặc quảng bá sai sự thật giúp thương hiệu chủ động ứng phó  khi có các sự thay đổi ngoài ý muốn. Ngoài ra, phát hiện thêm các Influencer mới phù hợp với tính chất & hình ảnh, có cùng tệp khách hàng với nhóm khách hàng tiềm năng của thương hiệu thẩm mỹ giúp marketer lên kế hoạch để cộng tác, khai thác tiềm năng mà các Influencer có thể đem đến.

4. Cập nhật các trend đang “hot” trên đa nền tảng MXH

Sáng tạo các nội dung theo trend là một trong những cách giúp thương hiệu Thẩm mỹ – Làm đẹp gia tăng tương tác với khách hàng mà không cần tốn nhiều chi phí quảng cáo. Marketer có thể tham khảo SocialTrend để được cập nhật liên tục các trend đang “hot” nhất trên mạng xã hội, và chọn lựa những câu nói viral hoặc những chủ đề nóng trên MXH phù hợp với đối tượng Khách hàng trẻ của mình để khai thác làm nội dung tương tác, tăng được sức hút tự nhiên với khách hàng.

Bên cạnh đó, marketer có thể theo dõi chuyển động trên Social Media của Top 10 thương hiệu ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp với Online Dashboard được cập nhật dữ liệu real-time về thị trường Thẩm mỹ tại đây.

YouNet Media: Trung bình mỗi tháng thảo luận ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp tăng 49%