10 ý tưởng Outdoor Activation triển khai ở phố đi bộ ứng dụng công nghệ tương tác (Phần 2)

10 ý tưởng Outdoor Activation triển khai ở phố đi bộ ứng dụng công nghệ tương tác (Phần 2)

Trong bài này, đại diện đến từ VTT Creative tiếp tục giới thiệu 5 ý tưởng kích hoạt thương hiệu ngoài trời (Outdoor Activation) phù hợp tổ chức tại các địa điểm không gian phố đi bộ. Các ý tưởng được đề cập vẫn được lựa chọn theo tiêu chí có sử dụng công nghệ tương tác và được đánh giá khả thi trong điều kiện triển khai tại thị trường Việt Nam.

Ý tưởng 6: Chơi game trên Super Billboard

Khi nhắc đến những chiến dịch quảng cáo tại phố đi bộ, không thể bỏ qua những billboard kích thước lớn nổi bật tại những “tọa độ vàng” đắc địa thu hút mọi ánh nhìn. Những Super Billboard này có thể là màn hình LED có sẵn của những tòa nhà hoặc trung tâm thương mại hiện đại, hoặc cũng có thể do chính nhãn hàng/ tổ chức dựng lên ngắn ngày phục vụ trong phạm vi khuôn khổ của một sự kiện.

Ngay từ những năm đầu hoạt động, Phố đi bộ Hồ Gươm đã chứng kiến những màn hình kích thước lớn phục vụ các chiến dịch truyền thông và kích hoạt thương hiệu.
Nguồn: aFamily

Trong chiến dịch “Pick n’ Play” nổi tiếng diễn ra tại đường phố Stockholm, thương hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s đã tạo ra game tương tác billboard dành cho những tín đồ burger. Người chơi có thể sử dụng điện thoại và truy cập vào đường link để tham gia trò chơi. Để vượt qua thử thách, người tham gia phải điều khiển chiếc “vợt” hình bánh hamburger để đánh bóng (chơi Ping Pong) với mục tiêu không để thua trong 30 giây. Sau khi hoàn thành thử thách, người chơi có thể ghé qua cửa hàng McDonald’s để thưởng thức một chiếc kem miễn phí.

Trải nghiệm độc đáo giữa quảng trường đông đúc này được bMedia đánh giá không chỉ thu hút sự tham gia của trẻ em mà còn giúp cả người lớn được giải phóng đứa trẻ bên trong mình (inner child), dù họ có thể đã ở độ tuổi ngại ngần với việc gọi một set ăn Happy Meal.

Nguồn: McDonald’s Sverige

Theo bMedia, việc người dùng chỉ việc sử dụng điện thoại cá nhân và tương tác qua nền tảng website thay vì phải download ứng dụng (app) là chìa khóa giúp giảm bớt rào cản tham gia, đóng góp vào thành công của chiến dịch “Pick n Play”.

Theo đại diện đến từ VTT Creative, so với bối cảnh triển khai ý tưởng của “Pick n’ Play”, bối cảnh tại Việt Nam hiện tại còn thuận lợi hơn, không chỉ do năng lực sản xuất ứng dụng chạy trên nền tảng web phát triển, mà còn bởi về phía người dùng. Việc scan QR code đã trở nên phổ biến khiến công chúng ngày nay truy cập vào landing page của chiến dịch sẽ “nhàn” hơn rất nhiều.

Ý tưởng 7: Location-based virtual gift

Trải nghiệm người dùng săn quà ảo (virtual gift) theo các vị trí xác định trong thế giới thực (location-based) có thể nghe lạ lẫm về mặt từ khóa nhưng thực ra mô tuýp này không quá mới mẻ. Điển hình là trải nghiệm ra phố bắt Pokemon đã mang đến thành công khắp toàn cầu của trò chơi ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) Pokemon Go ra mắt năm 2016. Trải nghiệm này là sự kết hợp giữa yếu tố công nghệ (sử dụng thiết bị di động) và những tương tác ngoài đời thật, không chỉ tạo cho người trải nghiệm sự phấn khích vì được đi khắp nơi để săn quà mà còn dễ dàng kích thích được sự hiếu kỳ của đám đông.

Trò chơi săn pokemon là sự kết hợp giữa location-based advertising và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR).
Nguồn: The New York Times

Một ví dụ ứng dụng location-based virtual gift tiêu biểu phải kể đến những cơn mưa tiền ảo được tạo ra để thu hút những “thợ săn tiền thưởng” qua trò chơi Bitcoin Rain (Cơn mưa tiền ảo) trong một chiến dịch của IBM vào năm 2015. Để tham gia, người chơi tải xuống ứng dụng và thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết ở trên ứng dụng. Đến một thời điểm nhất định, họ sẽ được thông báo rằng có một cơn mưa tiền ảo đang đến gần, tại một địa điểm xác định. Người chơi sau đó cần đến đúng nơi cơn mưa đổ xuống, giơ điện thoại và rinh tiền ảo về.

Nguồn: Ogilvy Brazil

Một sự kiện xảy ra tại vị trí và thời gian được định trước theo kế hoạch có thể thu hút nhiều người tham gia để săn quà. Sự kiện kết hợp với việc sử dụng video recap, tạo ra hiệu ứng lan toả, khiến chiến dịch “go viral” hơn nữa.

Tại một nơi như phố đi bộ, nơi mà mỗi cuối tuần có hàng ngàn bạn trẻ vốn đã đầy lí do để tụ tập, việc tận dụng một nguồn “traffic” có sẵn này để triển khai trải nghiệm săn quà tập thể vào những khung giờ vàng định trước hoàn toàn dễ dàng tạo ra một sự kiện điểm nhấn, khơi gợi sự tò mò và tạo hiệu ứng lan toả mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.

Ý tưởng 8: Sử dụng “thính diện” của người nổi tiếng

Xuất hiện nổi bật từ thành công của bom tấn hoạt hình Happy Feet vào năm 2006, xu hướng sử dụng lồng tiếng của các ngôi sao thượng thặng không còn xa lạ trong điện ảnh. Và trong lĩnh vực quảng cáo truyền thông cũng vậy.

Các loại hình booth tương tác khá hữu hiệu để tạo ra điểm chạm giữa khách hàng và nhãn hàng. Hơn thế, một chiếc booth tương tác có sự xuất hiện của người nổi tiếng, thông qua giọng nói và phong cách ứng tác đặc trưng được đặt vào một hình ảnh quen thuộc của nhãn hàng, từ đây việc tương tác/ trò chuyện với những người xung quanh có thể ghi dấu ấn đặc biệt. 

 

Booth tương tác cùng một diễn viên hài thông qua hình ảnh lọ mứt của Nutella tại một con phố đi bộ.
Nguồn: JCDecaux

Trong chiến dịch này, Nutella đã triển khai một booth tương tác có hình ảnh hũ mứt có giọng nói của diễn viên hài người Hà Lan Ruben van der Meer, nói ra những lời “có cánh” và đầy dí dỏm dành tặng những người đi bộ trên một con phố ở Amsterdam. Bằng sự khéo léo và duyên dáng của mình, “hũ mứt” trong chiến dịch của Nutella được nhớ đến như một đại sứ mang đến sự vui vẻ cho những người tham gia trải nghiệm.

Ý tưởng 9: Hét càng to, quà càng… lớn!

Việc sử dụng công nghệ cảm biến âm thanh để ứng dụng vào booth tương tác hoàn toàn có thể tạo ra những trải nghiệm mới lạ tại phố đi bộ.

Trong chiến dịch “Scream for Icecream” của McDonald’s Singapore, người trải nghiệm sẽ có cơ hội thể hiện bản thân, được giải toả bằng cách… hét thật to. Khi hét đến ngưỡng đạt yêu cầu của thang đo trên màn hình, người chơi thành công vượt qua thử thách và sẽ nhận được một cây kem miễn phí. Booth được đặt tại nơi công cộng có nhiều người qua lại đã thu hút vô số người tham gia và sau đó chia sẻ video “màn hét” của mình trên mạng xã hội.

Chiếc booth yêu cầu người chơi phải hét lên thật to để có cơ hội nhận một phần thưởng từ McDonald’s.
Nguồn: Media4Growth.

Ý tưởng 10: Trải nghiệm Projection Mapping theo trào lưu “immersive”

Trải nghiệm chìm đắm hay trải nghiệm nhập vai (Immersive Experience) được định nghĩa là những trải nghiệm nhằm kéo công chúng vào một thế giới kết hợp giữa thực và ảo, cho phép công chúng thao tác và tương tác với môi trường xung quanh. Trải nghiệm nhập vai sử dụng sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và công nghệ để mang đến những thế giới hấp dẫn và khó quên.

Trong khi xây dựng các trải nghiệm thực tế ảo VR vẫn đang có xu hướng có phần thoái trào do sự hồ nghi của thị trường với tương lai của Metaverse thì những trình diễn Projection Mapping mà công chúng có thể tương tác được vẫn là mảnh đất hấp dẫn mà chưa nhiều nhãn hàng Việt biết đến và khai thác. 

Trong sự kiện ra mắt smartphone màn hình gập Galaxy Fold tại thị trường Việt Nam năm 2019, “màn hình” Projection Mapping chính là bên ngoài Tòa nhà Công Thương, 91 Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực phố đi bộ Hồ Gươm. Cho đến nay, tại Việt Nam vẫn vắng bóng các ý tưởng Projection Mapping có kịch bản người dùng có thể tương tác với nội dung trình chiếu.

Nguồn: Samsung Vietnam

Theo ông Nguyễn Ngọc Huy, đại diện đến từ VTT Creative, công nghệ Projection Mapping hay 3D Mapping đang gây sốt và vẫn đang thuyết phục công chúng trên toàn cầu đang ngày càng được săn đón vì là vì là giải pháp công nghệ mà nhãn hàng có thể tận dụng mạnh mẽ những yếu tố về hình ảnh, âm thanh, ánh sáng. Projection Mapping đã không chỉ được sử dụng ở những không gian khép kín với điều kiện ánh sáng tối mà còn có thể ứng dụng tại không gian mở ngoài trời để tạo ra những màn trình diễn với đa dạng nội dung mãn nhãn cho người xem.

Khi mà nhà nhà có dấu hiệu đổ xô làm show Projection Mapping, các trình diễn có kịch bản người dùng tương tác được với nội dung trình chiếu (Immersive Projection Mapping) sẽ là chìa khóa làm nên những bất ngờ và khác biệt lớn.

“Ví dụ như tại phương Tây, Hàn Quốc và Nhật Bản, đã có một số ví dụ về kịch bản tương tác, người dùng lang thang tại phố đi bộ có thể tương tác với nội dung trình chiếu thông qua thiết bị di động của chính họ hoặc tương tác trước một booth đặt thiết bị nhận diện chuyển động được chuẩn bị bởi ban tổ chức. Sự khả thi về triển khai các công nghệ tương tác như vậy là gợi ý quan trọng cho các marketer sáng tạo ra các ý tưởng theo xu hướng Immersive Experience hoặc cá nhân hóa trải nghiệm (Personalized Experience)”, ông Huy chia sẻ.

Nguồn: raonsquare

Lễ hội “2022 Seoul Light Gwanghwa” được tổ chức tại Quảng trường Gwanghwamun bởi Chính quyền thành phố Seoul áp dụng giải pháp Immersive Projection Mapping. Khi người dùng nhảy múa trước booth được dựng sẵn, nhân vật ảo của sự kiện được trình chiếu trên bề mặt tòa nhà bên kia đường sẽ biểu diễn “bắt chước” các động tác hình thể của người chơi, tạo ra sự tò mò và ngạc nhiên của người dân có mặt trên đường phố lúc đó.

Nguồn: Nike

Đầy quyền năng và trở thành trung tâm của sự kiện ra mắt cửa hàng của Nike, những vị khách vãng lai trên đường phố Turin điều khiển một quả bóng dạ quang 20 mét và trở thành nhạc trưởng của một chương trình âm nhạc tương tác trên cơ sở công nghệ Projection Mapping kết hợp với cảm biến nhận diện chuyển động.

Xem lại phần 1 của bài viết tại đây.

VTT Creative (hay Việt Tương Tác) là creative house chuyên tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ tương tác ứng dụng trong lĩnh vực Marcom và sáng tạo trải nghiệm thương hiệu (BX) theo phong cách thực tế-ảo song hành (phygital). Chúng tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các agency, tổ chức và các nhãn hàng hàng đầu tại Việt Nam.

Khám phá thêm các bài viết về Phygital Marketing của VTT Creative trên Brands Vietnam tại đây.