77 bài học rút ra từ 10 năm viết blog: Tiêu đề, kỹ năng viết, ý tưởng viết

Nội dung “77 bài học rút ra từ 10 năm viết blog” này mình biên dịch (lược) lại nguồn từ Quickprout. Bài viết gốc được xuất bản từ 10 năm trước, nhưng mình cho rằng giá trị của những chia sẻ này vẫn áp dụng được trong thời điểm hiện tại, rất phù hợp với newbie. 

VỀ TIÊU ĐỀ

1| Tiêu đề gắn với sự kiện và dữ liệu

2| Tiêu đề ngắn gọn

3| Tiêu đề là phần quan trọng nhất của một bài đăng blog

4| Tiêu đề quá dài sẽ bị ẩn bớt trong kết quả tìm kiếm Google (bạn tìm thêm về SEO)

5| Đừng cho rằng bạn hiểu điều độc giả của bạn muốn đọc. Hãy testing A/B với những tiêu đề khác nhau

6| Hãy thử nghĩ với chủ đề của blog, mọi người sẽ tìm kiếm cụm từ nào trên Google. Nếu có thể hãy kết hợp những cụm từ đó vào tiêu đề của bạn

7| Sử dụng các từ phủ định trong tiêu đề là cách tuyệt vời để tăng tỷ lệ click

 Nếu bạn sử dụng các số trong tiêu đề hãy sử dụng số lẻ – chúng có xu hướng nhận được nhiều lượt click hơn

9| Độc giả có xu hướng nhìn vào 3 từ đầu và 3 từ cuối trong tiêu đề

10| Cố gắng đưa thông điệp chính vào trong tiêu đề

11| Hãy chắc chắn tiêu đề rõ ràng, nếu không người đọc ngay lập tức có thể lướt qua nội dung

12| Nếu bạn không biết cách viết tiêu đề sao cho thu hút hãy bắt đầu bằng cách viết theo công thức (mình sẽ chia sẻ ở một bài khác)

13| Đừng cố đặt tiêu đề để “qua mắt” độc giả. Nếu bạn lừa dối họ, bạn sẽ vào danh sách đen của độc giả NGAY LẬP TỨC

14| Khơi gợi sự tò mò khi có thể

15| Đưa yếu tố cảm xúc vào trong tiêu đề

16| Học cách đặt tiêu đề qua báo chí

17| Sử dụng công cụ gợi ý các tiêu đề như portent

18| Tiêu đề ngắn để hiển thị bắt mắt khi chia sẻ link lên mạng xã hội

VỀ KỸ NĂNG VIẾT BLOG

19| Kiểm tra thật KỸ lỗi ngữ pháp và chính tả

20| Bắt đầu phần giới thiệu bằng câu hỏi

21| Tạo ra một cuộc trò chuyện trong phần mở đầu

22| Kết thúc bài với 1 thông điệp rõ ràng, quan trọng nhất

23| Sử dụng tiêu đề phụ trong bài viết

24| Cách điệu hóa bài viết bằng cách tô đậm và in nghiêng các từ và cụm từ

25| Sử dụng hình ảnh và số trong nội dung

26| Luôn phác thảo trước khi viết

27| Kể một câu chuyện là cách tuyệt vời để làm nổi bật nội dung của bạn

28| Mở lòng với độc giả qua ngôn từ cảm xúc là cách để bạn kết nối với họ

29| Chỉ viết về những chủ đề bạn thực sự am hiểu và đam mê. Đó sẽ là những bài viết tốt nhất

30| Thử nhiều phong cách viết khác nhau để tìm được phong cách phù hợp nhất

31| Có một thời gian nhất định cho việc viết. Điều này giúp bạn rèn luyện thói quen và sự tập trung khi viết

32| Đừng vội viết hãy suy nghĩ kỹ và thực hành (nếu có thể)

33| Đừng xuất bản mọi thứ bạn viết

34| Hãy viết thật nhiều, mỗi ngày

35| Nếu bạn đang vật lộn với việc viết, không biết bài viết của mình ổn chưa hãy thuê một biên tập viên giúp bạn đánh giá.

Ý TƯỞNG CHO CHỦ ĐỀ BLOG

36/ Những ý tưởng tốt thường không được tạo ra từ việc ngồi trước màn hình máy tính. Trải nghiệm, tương tác nhiều hơn với người khác là cách để bạn có ý tưởng mới.

37/ Sử dụng các công cụ như Buzzsumo để đưa ra ý tưởng.

38/ Theo dõi một số cuộc thi để tìm thêm ý tưởng

39/ Sử dụng Google Analytics để phân tích tính hiệu quả của bài đăng. Nếu chủ đề đã viết nhận được ít tương tác thì bạn nên đánh giá lại các chủ đề đó.

40/ Tạp chí và sách là nơi cung cấp những ý tưởng mới mẻ

41/ Đừng cố gắng thúc ép bản thân phải có ý tưởng, hãy để ý tưởng đến với bạn một cách tự nhiên.

42/ Nếu bạn đang quá bí bách, hãy nhờ đồng nghiệp, người trong ngành, hỏi những người xung quanh,… Họ có thể giúp bạn có ý tưởng độc đáo.

43/ Bạn có thể sử dụng các công cụ như Qualaroo để tìm kiếm ý tưởng từ khách truy cập của trang web

44/ Tìm kiếm ý tưởng trong các group, diễn đàn qua các câu hỏi

45/ Bạn có thể tìm kiếm chủ đề cho blog qua Google Trend

BÌNH LUẬN TRÊN TRANG BLOG

46/ Luôn luôn đặt câu hỏi cuối bài để thôi thúc độc giả trả lời, bình luận. Điều này không chỉ giúp tăng tương tác trên blog mà còn giúp bạn hiểu hơn về độc giả của mình

47/ Xóa trackbacks khỏi blog

48/ Thiết lập bình luận theo luồng để độc giả dễ theo dõi

49/ Nếu bạn không sẵn lòng trả lời bình luận thì bạn đừng mong độc giả của bạn bình luận

50/ Khi trả lời bình luận, hãy trả lời tận tâm, hãy cho độc giả thấy bạn thực sự quan tâm đến bình luận và vấn đề của họ

51/ Xem độc giả là khách hàng của bạn. Hãy cố gắng trả lời bình luận trên trang ngay khi có thể. Việc này sẽ tạo ấn tượng tốt với độc giả, tăng tương tác trên trang.

52/ Tham khảo cài plugin thông báo qua gmail tới độc giả khi có người trả lời bình luận của họ

53/ Kiểm duyệt bình luận, tránh bình luận spam

54/ Tránh việc tự quảng cáo. Xác định mục tiêu của website là cung cấp thông tin hữu ích tới người đọc chứ không phải thuyết phục họ trả tiền cho bạn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng độc giả trung thành, và lâu dài sẽ tạo ra nguồn thu cho website.

55/ Những câu chuyện và trải nghiệm cá nhân thu hút người đọc hơn các chủ đề khác

VIẾT BLOG CÓ CẦN EMAIL MARKETING?

56/ Email marketing là cách để thu hút mọi người quay lại blog của bạn

57/ Để thu thập email, bạn có thể tạo pop up khi người dùng vào trang web

58/ Cách tốt nhất để thu thập email là thúc đẩy độc giả để lại mail để nhận ebook miễn phí

59/ Bổ sung Call to action cho các Ebook trên trang

60/ Gửi mail thông báo tới người đăng ký trang về những bài viết mới được xuất bản. Tuy nhiên, cần lưu ý giới hạn gửi 2-3 mail/tuần hoặc ít hơn.

61/ Khi gửi mail cho độc giả, đừng cố chèn các liên kết. Điều này có thể làm email của bạn vào hộp thư Spam

62/ Dừng gửi email cho những độc giả không mở email. Nếu bạn tiếp tục gửi, tài khoản email của bạn có thể bị báo cáo thư rác.

63/ Khi gửi email thông tin ưu đãi, bạn nên đính kèm link 1 bài blog Chi tiết Ưu đãi. Điều này giúp tỷ lệ click tăng.

64/ Đảm bảo gửi Email các thông tin thực sự có giá trị.

65/ Tiêu đề Email nên ngắn gọn – giúp tăng tỉ lệ mở

66/ Không nên gửi toàn bộ nội dung bài viết trong email. Hãy khéo léo, trích dẫn, dẫn dắt nội dung trong email để thu hút độc giả truy cập website của bạn.

LÊN LỊCH CHO CÁC BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG

Đây là những kinh nghiệm về tần suất và thời gian đăng bài trên blog

67/ Lên kế hoạch và duy trì lịch đăng bài cho blog. Có thể là 1 tuần 1 bài hay 1 tháng 1 bài, tuy nhiên cần phải tuân thủ lịch đó, đăng bài viết mới một cách nhất quán.

68/ Từ thứ 2 đến thứ 5 là những ngày bạn nên xuất bản bài viết mới

69/ Lưu lượng truy cập website sẽ giảm vào những ngày cuối tuần.

70/ Phần lớn mọi người đọc blog vào buổi sáng và buổi chiều

KINH NGHIỆM VIẾT BLOG: SEO

Đây là những kinh nghiệm về tối ưu hóa blog cho công cụ tìm kiếm

71/ Nếu bạn đang sử dụng WordPress, hãy sử dụng plugin Yoast

SEO

72/ Tạo liên kết xuyên suốt giữa các bài đăng trên blog, điều này giúp website được thu thập thông tin là lập chỉ mục

73/ Viết nội dung hữu ích cho người đọc thay vì viết để đảm bảo chuẩn SEO

74/ Các bài đăng có độ dài từ 2000 có khả năng được xếp hạng cao hơn trên Google

75/ Nếu có thể hãy xuất bản thông tin dưới dạng đồ họa. Đây là cách tuyệt vời để thu hút người đọc

76/ Tránh nhồi nét từ khóa trong các bài đăng trên blog

77/ Viết blog là công việc, chiến lược dài hạn. Vì vậy bên cạnh tối ưu hóa nội dung cho từ khóa hãy cố gắng viết nội dung chất lượng cao

Hy vọng những check ngắn trên hữu ích phần nào với bạn trong quá trình học hỏi và cải thiện kỹ năng viết lách. 

Nguồn: Blogvietlach.com